Chất béo ở đâu

Chất béo: Lợi và hại

Cần có những hiểu biết về các loại chất béo chứa trong đồ ăn, thức uống để có sự lựa chọn thích hợp nhằm bảo vệ sức khỏe.

  • Chất béo chuyển hóa làm giảm trí nhớ

  • Táo mèo “tẩy” chất béo thừa

  • Đừng “bêu xấu” chất béo!

Bên cạnh hàng loạt công trạng như: điều hòa nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, vận chuyển các vitamin tan trong dầu, cung cấp các axít béo cần thiết để tạo năng lượng…, chất béo cũng là nguyên nhân chủ yếu đưa đến bệnh béo phì, các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ, kể cả ung thư...

Chất béo được cung cấp từ thực phẩm gồm 2 loại: mỡ động vật và dầu thực vật. Ta thường nghe nói dầu thực vật tốt cho sức khỏe hay tim mạch hơn mỡ động vật là do axít béo chứa trong nó là axít béo không no (có chứa nhiều nối đôi trong cấu trúc). Thật ra, không chỉ dầu thực vật mà cả mỡ động vật, nếu thành phần có chứa axít béo không no, cũng đều là loại tốt. Tùy theo chuỗi carbon của axít béo có chứa nối đôi hay không mà ta có 4 loại:

Axít béo no

Còn gọi là axít bão hòa với cấu trúc trong chuỗi carbon không có nối đôi nào cả. Chất béo chứa axít béo loại này gọi là chất béo bão hòa, được tìm thấy trong mỡ động vật, bơ, sữa, phô mai, kể cả dầu thực vật là dầu dừa, dầu cọ. (Lưu ý: Không phải tất cả dầu thực vật đều tốt cho tim mạch và dầu dừa, dầu cọ là loại không tốt).

Trong cơ thể ta, gan sẽ dùng chất béo bão hòa để tạo ra cholesterol. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ có nguy cơ tăng cholesterol trong máu, đặc biệt là loại cholesterol xấu được ghi là LDL-c (trong khi cholesterol tốt, được ghi là HDL-c, nên tăng trong máu). Đã có khuyến cáo rằng người bình thường mỗi ngày chỉ nên dùng chất béo bão hòa không quá 10% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến (con số này lại là quá cao đối với người dư mỡ trong máu).

Cá hồi được xem là tốt cho tim mạch. Ảnh: Tấn Thạnh

Axít béo không no chứa nhiều nối đôi

Với cấu trúc trong chuỗi carbon chứa 2 nối đôi trở lên, chất béo chứa axít béo loại này được tìm thấy ở dầu mè, dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt bắp.

Chất béo không no chứa nhiều nối đôi tốt hơn chất béo bão hòa do nó làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu nhưng đồng thời cũng có nhược điểm là làm giảm luôn lượng cholesterol tốt trong máu! Chính vì vậy, hiện nay, người bình thường được khuyên mỗi ngày chỉ nên dùng chất béo không no chứa nhiều nối đôi không quá 10% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến.

Axít béo không no chứa 1 nối đôi

Với cấu trúc trong chuỗi carbon chứa nối đôi duy nhất, chất béo chứa axít béo loại này được tìm thấy trong các dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu hạt hạnh nhân... Đặc biệt, axít béo không no chứa 1 nối đôi có tên là axít omega-3 (do khoảng cách từ carbon omega đến nối đôi có 3 carbon, còn có tên thông dụng là axít oleic), có nhiều trong mỡ một số loại cá ở vùng biển lạnh và sâu như cá ngừ (tuna), cá hồi (salmon).

Chất béo chứa 1 nối đôi được xem là tốt cho tim mạch do dùng nó sẽ làm giảm cholesterol xấu trong máu mà không ảnh hưởng đến cholesterol tốt (trong khi chất béo không no chứa nhiều nối đôi lại làm giảm lượng cholesterol tốt trong máu). Vì vậy, có khuyến cáo người bình thường mỗi ngày nên dùng chất béo không no chứa 1 nối đôi lên đến 15% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến. Thậm chí, để có lợi cho sức khỏe, có thể thay thế chất béo bão hòa và chất béo không no chứa nhiều nối đôi bằng chất béo không no chứa 1 nối đôi. Cũng do những lợi ích đã được chứng thực, Hội Tim mạch Mỹ khuyên nên ăn cá ít nhất 2 lần trong tuần (loại cá trong mỡ có chứa axít omega-3).

Axít béo dạng trans

Chứa trong chất béo trans (hoặc theo tiếng nước ngoài là trans fat), chủ yếu là axít béo nhân tạo. Ta biết rằng dầu thực vật chứa axít béo không no ở dạng lỏng. Từ dầu lỏng tự nhiên như dầu bắp, hạt hướng dương, đậu nành, người ta có thể chế biến thành dạng đặc giống như bơ động vật gọi là margarin bằng phản ứng hóa học “hydrogen hóa”... Tóm lại, để chế biến dầu lỏng thành dạng đặc (giống như bơ, trông hấp dẫn hơn), người ta đã biến chất béo không no thành chất béo bão hòa và chất béo dạng trans.

Chất béo dạng trans được tìm thấy trong margarin, shortening (vì vậy, đừng nghĩ đây là sản phẩm tốt do chế biến từ dầu thực vật), kể cả thức ăn nhanh được chiên với dầu ăn như: khoai tây chiên, gà rán…, thậm chí là mì ăn liền (gần đây, một số mẫu mì gói được Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP HCM xét nghiệm cho thấy 38% chứa chất béo trans). Nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ dùng nhiều chất béo trans sẽ làm tăng lượng cholesterol toàn phần, làm tăng cholesterol xấu và làm giảm cholesterol tốt trong máu. Như vậy, chất béo trans không có lợi, khẩu phần ăn không có nó là tốt.

Nhìn chung, với 4 chất béo được phân loại nêu trên, loại tốt nhất cho sức khỏe là chất béo không no chứa 1 nối đôi, kế tiếp là chất béo không no chứa nhiều nối đôi. Loại xấu nhất không phải là chất béo bão hòa mà chính là chất béo dạng trans.

Những điều lưu ý

- Người cao tuổi nên hạn chế tối đa việc dùng chất béo nguồn động vật như mỡ heo, bò, gà...

- Hạn chế dùng các thực phẩm chế biến sẵn có sử dụng các loại bơ thực vật (margarin). Cần đọc thành phần dinh dưỡng trên bao bì đóng gói loại thực phẩm này.

- Tránh dùng nhiều các loại dầu thực vật chứa chất béo không tốt như dầu dừa, dầu cọ. Thay vào đó, dùng các dầu có lợi như dầu ô liu, dầu mè, dầu đậu nành...

- Hoàn toàn không dùng thực phẩm chứa chất béo dạng trans trên mức cho phép.

PGS-TS Nguyễn Hữu Đức

[seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”ib8u5nj7wz”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”0wslv215x”][seasidetms_text shortcode_id=”zxjnjmf51e” animation_delay=”0″]

Chất béo không tốt sẽ gây béo phì và bệnh tim mạch nhưng chất béo tốt thì lại rất có lợi ích cho sức khỏe.

Chất béo có thể chia làm 3 loại là chất béo không bão hòa, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

  • Chất béo không bão hòa có dạng lỏng khi ở nhiệt độ phòng, thường có trong thực vật.
  • Chất béo bão hòa có dạng rắn khi ở nhiệt độ phòng, có trong các thực phẩm động vật, thường bị xem là không tốt cho tim mạch, nhưng chúng cũng có lợi ích riêng.
  • Chất béo chuyển hóa thì thường gặp trong các thực phẩm chiên dầu, nướng và thực phẩm chế biến sẵn, “tác dụng hydro hóa” khi chất béo chuyển từ dạng lỏng sang dạng rắn dễ gây hại cho tim.

Có một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu dinh dưỡng được xem là nguồn cung cấp chất béo tốt nhất. Dưới đây là 11 loại thực phẩm chứa chất béo tự nhiên có lợi cho sức khỏe:

1. Dầu ô liu

Dầu ô liu nguyên chất có chứa chất béo không bão hòa đơn, là loại chất béo lành mạnh, giàu vitamin K, E và chất chống oxy hóa. Có nghiên cứu nhận thấy, dầu ô liu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung như và tiểu đường. Các chuyên gia cũng khuyên nên lựa chọn dầu ô liu nguyên chất không chất phụ gia để đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

2. Cá

Cá là thực phẩm bổ não, là loại thịt rất tốt cho sức khỏe, trong cá có chứa nhiều protein chất lượng cao, trong đó axit béo omega-3 rất cần thiết cho chức năng não, có ích cho sức khỏe tim mạch và là chất dinh dưỡng quan trọng. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người ăn cá sẽ khỏe mạnh hơn, ăn nhiều chất béo không bão hòa và axit béo omega-3 có thể bổ não, ngăn ngừa viêm và tránh mắc bệnh trầm cảm, tim mạch, sa sút trí tuệ và các bệnh mãn tính khác.

3Quả bơ

Có rất nhiều nghiên cứu về sức khỏe nhận thấy rằng chất béo tốt có trong quả cơ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường một cách hữu hiệu. Bơ là nguồn cung cấp lutein phong phú, đây là một chất chống oxy hóa tốt cho thị lực và có thể ngăn ngừa cũng như chữa trị lão hóa tế bào bên trong cơ thể.

4Trứng gà

Trứng gà là nguồn protein giá rẻ và quen thuộc với mọi người, vào bữa sáng ăn trứng gà có thể giúp bạn cảm thấy no và dễ tránh được những món ăn vặt trong văn phòng. Trứng gà cũng là nguồn cung cấp collagen rất tốt, collagen là một loại vitamin nhóm B quan trọng, có thể thúc đẩy não bộ, tim mạch và thần kinh. Trên thực tế, nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn trứng gà với lượng vừa đủ cũng có thể tăng cường sức khỏe tim mạch.

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”78p1ysmvfs”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”0h50r7yhd”]

[seasidetms_slider shortcode_id=”ve33chzbib” slider_plugin=”layer” slider_layer=”19″]

[/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”vcp4442yy6″][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”ylbuakjrqo”][seasidetms_text shortcode_id=”huyintq3l6″ animation_delay=”0″]

5. Các loại hạt cứng

Mỗi ngày ăn một ít hạt cứng có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, 50% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 50% nguy cơ đột quỵ. Nhưng trước khi ăn các loại hạt cứng, cần nhớ phải chắc chắn hạt cứng không có thêm chất gì như đường hoặc dầu thực vật.

6. Dầu dừa

Trong dầu dừa chứa chất béo bão hòa, nhưng chất béo bão hòa này lại có hiệu quả kháng nghiêm và sát khuẩn.

7. Socola đen

Một ngày ăn một miếng sô cô la đen giúp tạo khuẩn tốt trong đường ruột và có thể bảo vệ tim mạch, hỗ trợ ức chế viêm mạch máu.

8. Sữa chua

Axit linoleic liên hợp (CLA) có trong sữa chua giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch và ung thư, nhưng cần phải lựa chọn loại sữa chua nguyên vị.

9. Các loại hạt giống

Hạt bí ngô, hạt lanh, hạt hướng dương v.v… đều có chứa chất béo không bão hòa, có thể ức chế viêm. Đồng thời chúng cũng là nguồn cung cấp protein, chất cơ và vitamin cũng như khoáng chất rất tốt.

10. Đậu nành

Đậu nành không chỉ giàu protein, mà còn là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa và chất béo không bão hòa đơn rất quan trọng, vì vậy có rất nhiều người dùng đậu nành để thay thế thịt. Bên cạnh đó, đậu nành còn có chứa isoflavone, chất xơ, khoáng chất v.v…, có thể hấp thụ những chất này khi uống sữa đậu nành, ăn tương đậu và đậu hũ…

11. Phô mai

Một số nghiên cứu nhận thấy, những người thường xuyên ăn phô mai sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh cholesterol cao và tim mạch. Phô mai có chứa photpho, protein, canxi… đã được chứng minh là có thể giảm nguy cơ béo phì và tăng sự trao đổi chất.

Nguồn Trí thức Việt

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]

Video liên quan

Chủ đề