Chất rắn truyền nhiệt tốt nhất bằng hình thức truyền nhiệt nào

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

Câu 36: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không là gì?

A/ Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân không: đối lưu.

B/ Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; Chân không: bức xạ nhiệt.

C/ Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.

D/ Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.

Câu 37: Khi một người cưa lâu tấm gỗ, lưỡi cưa nóng lên, đó là vì:

A/ Lưỡi cưa nhận một nhiệt lượng từ gỗ.

B/ Lưỡi cưa nhận một công từ gỗ.

C/ Công của người cưa làm tăng nhiệt năng của lưỡi cưa

D/ Nhiệt lượng truyền từ người cưa sang lưỡi cưa

Câu 38: Thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào một cốc nước lạnh thì:

A/ Nhiệt năng thỏi kim loại và nước tăng.

B/ Nhiệt năng thỏi kim loại và nước giảm.

C/ Nhiệt năng thỏi kim loại giảm, nước tăng.

D/ Nhiệt năng thỏi kim loại tăng, nước giảm.

Câu 39: Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào?

A/ Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

B/ Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

C/ Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

D/ Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.

Câu 40: Để nhiệt năng của một vật tăng lên trong quá trình truyền nhiệt thì:

A/ Vật phải nhận thêm nhiệt độ.

B/ Vật phải nhận thêm nhiệt năng.

C/ Vật phải nhận thêm nhiệt lượng

D/ Vật phải thực hiện công lên một vật khác

Câu 41: Vì lí do gì mà khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? Chọn phương án trả lời đúng.

A/ Vì nhôm mỏng hơn.

B/ Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.

C/ Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

D/ Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

Câu 42: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở:

A/ Chỉ ở chất rắn.

B/ Chỉ ở chất lỏng và chất rắn.

C/ Chỉ ở chất khí

D/ Ở cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Câu 43:Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào là đúng?

A/ Đồng, nước, thủy ngân, không khí.

B/ Thủy ngân, đồng, nước, không khí.

C/ Đồng, thủy ngân, nước, không khí.

D/ Không khí, nước, thủy ngân, đồng.

Câu 44: Một bàn gỗ và một bàn nhôm cùng một nhiệt độ. Khi ta sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Giải thích tại sao?

A/ Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta bị mất nhiệt năng nhiều hơn khi ta sờ bàn gỗ.

B/ Tay ta làm nhiệt độ mặt bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ mặt bàn gỗ tăng lên.

C/ Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.

D/ Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn, nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.

Câu 45: Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra đối với môi trường là:

A/ Chân không

B/ Chất rắn

C/ Chất lỏng

D/ Chất khí

Câu 46: Để giữa các thức ăn được tươi, người ta để vào một thùng xốp nhựa mà không dùng thùng kim loại và có lẫn các cục nước đá là vì:

A/ Thùng làm bằng xốp nhựa có khả năng dẫn nhiệt kém.

B/ Thùng làm bằng xốp nhựa có khả năng hút nhiệt.

C/ Thùng làm bằng xốp nhựa sẽ làm lạnh thức ăn.

D/ Thùng làm bằng xốp nhựa sẽ toả nhiệt ra bên ngoài nhanh hơn.

Câu 47: Chọn câu sai:

A/ Người ta thường dùng kim loại làm vật liệu cách nhiệt.

B/ Mặc dù thủy ngân ta thấy nó ở dạng lỏng nhưng dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.

C/ Thông thường, chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất khí.

D/ Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất

Câu 48: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cốc sẽ bị nứt?

A/ Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dày.

B/ Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh trong đó đã để sẵn một thìa bằng bạc (hoặc nhôm).

C/ Rót nước sôi đột ngột vào một cốc bằng nhôm.

D/ Rót nước sôi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng.

Câu 49: Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm.

A/ Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.

B/ Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.

C/ Khi ta vận động, các sợi bông cọ sát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.

D/ Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.

a) Có 3 cách truyền nhiệt : dẫn nhiệt , đối lưu , bức xạ nhiệt . - Dẫn nhiệt : là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn. -Đối lưu : là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở chất lỏng và khí.

-Bức xạ nhiệt: là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chân không.

Câu hỏi: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

A. chất rắn

B. chất khí và chất lỏng

C. chất khí

D. chất lỏng

Lời giải:

Đáp án đúng: A. chất rắn

Giải thích:

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác, là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn còn chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về sự truyền nhiệt qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Sự dẫn nhiệt

Dẫn nhiệt (hay còn có nhiều tên gọi khác như: Tán xạ nhiệt hay khuếch tán nhiệt). Đây là quá trình truyền nhiệt năng giữa các phân tử liền kề trong một chất do sự chênh lệch nhiệt độ. Nó luôn tuân theo định luật thứ hai của nhiệt động lực học từ nhiệt độ cao hơn đến nhiệt độ thấp hơn, và giúp cân bằng sự chênh lệch nhiệt độ. Theo quy luật cơ năng giữ lại, nếu trong quá trình này nhiệt lượng không chuyển sang dạng khác thì nhiệt lượng sẽ không bị mất đi.

Nói một cách khác dẫn nhiệt là hiện tượng nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

Ví dụ:

- Cho các đinh được gắn bằng sáp vào các thanh đồng. Dùng đèn cồn nung nóng đầu A của thanh đồng⇒ Các đinh rơi xuống⇒ Nhiệt truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.

- Đưa một đầu của thanh kim loại (chẳng hạn thanh sắt) vào bếp củi, nếu dùng tay chạm vào đầu còn lại của thanh kim loại ta sẽ thấy tay bị nóng lên. Thanh kim loại đã dẫn nhiệt từ bếp củi đến tay ta.

2. Khả năng dẫn nhiệt của các chất

+ Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

Ví dụ:

- Nồi xoong, chảo thường làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi nấu thức ăn sẽ nhanh chín.

- Ống xả xe máy làm bằng kim loại (thép, titan…) dẫn nhiệt tốt, nên khi xe máy hoạt động ống xả nóng rất nhanh.

+ Chất lỏng dẫn nhiệt kém (trừ dầu và thủy ngân).

Dùng đèn cồn nung nóng miệng một ống nghiệm trong đó có đựng nước, dưới đáy có một cục sáp ⇒ Miếng sáp không bị chảy ra ⇒ nước dẫn nhiệt kém

+ Chất khí dẫn nhiệt kém nhất.

Ví dụ:Chim thường đứng xù lông vào mùa đông vì để tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp lông, các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên hạn chế nhiệt truyền từ cơ thể ramôi trường⇒ chim giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.

Chú ý:

  • Các vật thường nở ra (thể tích tăng) khi nhiệt độ tăng.
  • Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn.
  • Môi trường chân không không dẫn nhiệt.

+ Nếu coi khả năng dẫn nhiệt của không khí là 1 thì khả năng dẫn nhiệt của một số chất có giá trị như sau:

Chất

Khả năng dẫn nhiệt

Chất

Khả năng dẫn nhiệt

Len

2

Nước đá

88

Gỗ

7

Thép

2860

Nước

25

Nhôm

8770

Thủy tinh

44

Đồng

17370

Đất

65

Bạc

17720

3. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong một vật

+ Bản chất của sự dẫn nhiệt trong một vật là sự truyền động năng của các hạt tạo nên vật đó khi chúng va chạm vào nhau. Cứ như vậy nhiệt năng được truyền từ hạt này sang hạt khác, tổng thể ta có sự dẫn nhiệt từ phần này sang phần khác của vật hoặc từ vật này sang vật khác.