Giấy kiểm dịch động vật tiếng anh là gì năm 2024

Hiện nay, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, hàng hóa có nguồn gốc thực vật từ Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Mỹ, EU... ngày càng gia tăng. Trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, kiểm dịch thực vật giúp đảm bảo không cho các mầm bệnh theo hàng hóa xuất khẩu lây lan sang quốc gia khác. Việc xin Giấy kiểm dịch thực vật ở đâu và như thế nào chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những vấn đề liên quan đến Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và trình tự, thủ tục để xin cấp phép.

I. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là gì?

Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Kiểm dịch thực vật xuất khẩu cũng tương tự như kiểm dịch thực vật nhập khẩu là để đảm bảo không có mầm bệnh nào theo đường xuất nhập khẩu lây lan hay lan truyền.

Giấy kiểm dịch động vật tiếng anh là gì năm 2024

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là văn bản chính thức do tổ chức bảo vệ thực vật của nước xuất khẩu cấp cho tổ chức bảo vệ thực vật của nước nhập khẩu.

II. Tại sao phải xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật?

Trong trường hợp, lô hàng trong danh sách bắt buộc kiểm dịch thực vật mà chưa có giấy tờ chứng minh thì hàng hóa này sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dừng lại khi làm thủ tục tại hải quan. Do đó, các cá nhân, tổ chức phải xin cấp giấy phép kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu hàng hóa.

Ngoài ra, mục đích của hoạt động kiểm dịch thực vật là nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá để hàng hoá không mang các mầm bệnh độc hại và nguy hiểm vào thị trường nước khác. Vì vậy, xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là một biện pháp để đảm bảo chất lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mình sản xuất và xuất khẩu, tạo lòng tin với các đối tác hơn.

III. Mặt hàng bắt buộc phải làm Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu

Với một số loại hàng hóa, kiểm dịch thực vật là bắt buộc trong các quy định của pháp luật. Những sản phẩm cần kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu thường là những sản phẩm được làm từ thực vật, cây cối. Ví dụ: nông sản, hoa màu, rau quả, gỗ, thức ăn chăn nuôi…

Cách tra cứu mặt hàng nào phải kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu:

- Tra cứu 07 danh mục thực vật thuộc diện phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ; hoặc

.jpg)

- Tra cứu danh mục hàng hóa phải kiểm dịch thực vật theo bảng mã HS tương ứng theo quy định tại Mục 9 Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT.

IV. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hàng xuất khẩu

1. Hồ sơ

Căn cứ Điều 9 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT) thì hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu gồm:

- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).

- Bản điện tử hoặc Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).

Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử, phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

- Bản điện tử hoặc bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

2. Trình tự, thủ tục

Theo Điều 10 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT thì trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật xuất khẩu như sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.

.png)

Bước 3: Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

- Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu (Theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

- Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.

3. Xin Giấy kiểm dịch thực vật ở đâu?

Có thể xin Giấy kiểm dịch thực vật ở các cơ quan kiểm dịch thực vật (danh sách 9 Chi cục kiểm dịch thực vật được đề cập ở bên dưới).

4. Các chi cục kiểm dịch thực vật

Trên toàn quốc có 9 Chi cục kiểm dịch vùng trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Dưới đây là địa chỉ các chi cục:

Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, tp. Hải Phòng

Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng

Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định

Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Tp. Hà Nội

Vùng 6: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An

Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn

Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, Tp. Lào Cai

Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, Tp. Cần Thơ

V. Thắc mắc thường gặp

- Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nội địa kéo dài 24 giờ thì cơ quan kiểm dịch thực vật có phải thông lý do cho chủ vật thể không?

Theo điểm a khoản 4 Điều 10 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT thì trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.

VI. Dịch vụ tư vấn làm Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hàng xuất khẩu

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hàng hóa xuất khẩu. NPLaw hân hạnh được cung cấp dịch vụ tư vấn làm Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hàng hóa xuất khẩu. Nếu quý khách hàng còn nhiều thắc mắc về chủ đề trên có thể liên hệ trực tiếp với NPLaw để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất. NPLaw luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà các bạn vướng mắc. Vì vậy, hãy liên hệ bất cứ khi nào các bạn cần, chúng tôi sẽ luôn nhiệt tình hỗ trợ bạn.