Chất thải trong chăn nuôi là gì

Xử lý chất thải chăn nuôi là quá trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ phù hợp để xử lý chất thải trong chăn nuôi thành nguyên liệu làm phân bón, nước tưới cây trồng hoặc thức ăn thủy sản hay nhiều mục đích khác.

Chất thải trong chăn nuôi là gì

Chất thải trong chăn nuôi được xử lý để tái sử dụng bao gồm nước thải chăn nuôi và chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ.

Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi

Dưới đây là quy trình xử lý chất thải trong chăn nuôi tổng quát các hộ gia đình tham khảo và áp dụng:

Bước 1: Thu gom chất thải

Chất thải được thu gom và phân loại chất thải rắn và nước thải chăn nuôi. Khu vực thu gom chất thải cần được xây dựng riêng và vững chãi. Bể chứa phải đảm bảo chất thải chưa được xử lý không bị tràn ra ngoài.

Bước 2: Xử lý chất thải

Chất thải sau khi thu gom sẽ được xử lý. Hiện nay có nhiều biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi khác nhau. Các hộ gia đình cần cân nhắc diện tích, kinh tế cũng như quy mô chăn nuôi để lựa chọn biện pháp phù hợp nhất.

Chất thải trong chăn nuôi là gì

Bước 3: Tái sử dụng

Chất thải sau khi được xử lý có thể tái sử dụng làm phân bón cho cây trồng trong vườn hay đồng ruộng. Việc tận dụng chất thải sau khi xử lý giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí cho gia đình. Cây trồng trong vườn có nguồn phân bón hữu cơ dồi dào và an toàn.

Một số biện pháp xử lý

Hiện nay có nhiều biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi được giới thiệu và áp dụng. Các gia đình có thể tham khảo những biện pháp xử lý dưới đây:

Quy hoạch chăn nuôi

Trước khi chăn nuôi gia súc, gia cầm, các hộ gia đình cần quy hoạch khu vực nuôi, số lượng và chủng loại để không quá tải chất thải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt tại những nơi có sử dụng nguồn nước ngầm để sinh hoạt hay nước sông cung cấp cho nhà máy sản xuất nước sạch.

Khu vực chăn nuôi cần được xây dựng xa nơi đông dân cư, có xây dựng hệ thống xử lý chất thải riêng. Diện tích chuồng nuôi hợp lý và nuôi đúng mật độ phù hợp, hơn nữa gia đình cần đánh giá được sự tác động với môi trường trước khi xây dựng chuồng trại.

Các gia đình khi tham gia chăn nuôi gia súc phải thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần có rà soát và cập nhật tình hình chăn nuôi, xử lý chất thải định kỳ để đánh giá và đưa ra các biện pháp kịp thời..

Xử lý bằng hệ thống khí sinh học Biogas

Xử lý chất thải bằng hệ thống khí sinh học Biogas được nhiều gia đình ưa chuộng hiện nay. Đây là giải pháp hiệu quả giúp giảm thiểu khí methane ra ngoài môi trường. Đây là loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên.

Chất thải trong chăn nuôi là gì

Hệ thống khí sinh học Biogas không chỉ giúp gia đình thu gom, xử lý chất thải mà còn tạo ra khí đốt hoặc nguồn điện. Như vậy, các gia đình có thể tiết kiệm một phần chi phí sinh hoạt trong gia đình.

Xử lý bằng chế phẩm sinh học

Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học cùng được nhiều hộ gia đình quan tâm và áp dụng:

Xử lý bằng men sinh học

Men sinh học là hợp chất được sử dụng từ thập niên 80 của thế kỷ XX để giảm ô nhiễm môi trường. Từ đó đến nay, các dòng men sinh học được ứng dụng và phát triển ngày một hiệu quả hơn.

Chất thải trong chăn nuôi là gì

Các gia đình có thể sử dụng men sinh học như phun vào nước thải, chuồng nuôi, chất thải và trộn vào thức ăn. Men sinh học có tác dụng giảm mùi hôi, xử lý vi khuẩn gây bệnh có hại trong chất thải chăn nuôi.

Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học

Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là việc sử dụng các phế thải trong chế biến lâm sản như mùn cưa, phôi bào hoặc chế phẩm trồng trọt cắt nhỏ có bổ sung chế phẩm sinh học. Cách làm này góp phần tạo ra lượng lớn vi sinh vật hữu ích có lợi trong đường ruột, ức chế những vi sinh vật có hại. Các vi sinh vật này sẽ phân giải chất hữu cơ có trong chất thải, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.

Chất thải trong chăn nuôi là gì

Đây là một trong những cách làm hiệu quả tại vùng nông thôn. Tuy nhiên đệm lót sinh học kỵ nước và sinh nhiệt nên cần thực hiện ở địa hình cao ráo cũng như làm mát hiệu quả.

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng oxi hóa

Xử lý nước thải bằng oxi hóa là phương pháp thường dùng với các bể lắng nước thải. Có 3 cách được ứng dụng như sau:

  • Xử lý bằng sục khí: Sục khí giúp tăng không khí vào nước thải làm tăng khả năng phân hủy sinh học hiếu khí các chất ô nhiễm.
  • Xử lý bằng Ozone: Đây là công nghệ mới thay thế cho Clo trong xử lý nước thải chăn nuôi. Xử lý bằng Ozone có thể giảm tỷ lệ vi khuẩn có hại xuống mức thấp nhất. Chất thải sau khi xử lý đảm bảo an toàn với môi trường và con người.
  • Xử lý bằng Hydro Peroxide (H202): Dung dịch này còn có tên gọi quen thuộc là oxy già, có tính oxy hóa mạnh. Vì vậy, dung dịch này được ứng dụng vào để khử trùng trong nước thải chăn nuôi. Bên cạnh đó, Oxy già cũng thân thiện với môi trường nên được nhiều gia đình ứng dụng.

Vệ sinh chuồng trại

Quy trình vệ sinh chuồng trại chăn nuôi cần được thực hiện hằng ngày. Người chăn nuôi cần làm sạch, thu dọn khu vực chăn nuôi, thu gom rác và chất thải vào khu xử lý. Ngoài ra, người chăn nuôi cần phun khử trùng khu vực chuồng trại bằng dung dịch khử trùng để tiêu diệt nguồn bệnh tiềm ẩn.

Chất thải trong chăn nuôi là gì

Trên đây là những thông tin về xử lý chất thải chăn nuôi cũng như những biện pháp phổ biến được ứng dụng hiện nay. Toán Á JSC là một trong những công ty chuyên tư vấn và thiết kế hệ thống xử lý chất thải. Hộ gia đình và các đơn vị chăn nuôi có nhu cầu xây dựng hệ thống bài bản, khoa học và an toàn, hãy liên hệ với Toàn Á JSC. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng hệ thống phù hợp và tối ưu nhất.

Nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và sinh vật gây bệnh. Để lựa chọn phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi phù hợp, người chăn nuôi nắm được thành phần nước thải chăn nuôi, điển hình là chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Chất thải trong chăn nuôi là gì

Nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những loại nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao do chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và sinh vật gây bệnh.

Thành phần nước thải chăn nuôi

Chất thải trong chăn nuôi là gì

Hình 1. Thành phần nước thải chăn nuôi heo với nồng độ ô nhiễm thường gặp.

Với nồng độ ô nhiễm cao như vậy, nước thải chăn nuôi cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Việc lựa chọn quy trình xử lý nước thải cho một cơ sở chăn nuôi phụ thuộc vào thành phần tính chất nước thải, bao gồm:

1. Các chất hữu cơ và vô cơ

Trong nước thải chăn nuôi, tồn tại cả hợp chất hữu cơ và vô cơ với tỷ lệ khác nhau:

  • Hợp chất hữu cơ chiếm 70 – 80%, chủ yếu bao gồm: Cellulose, Protit, Acid Amin, chất béo, Hydratcarbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân, thức ăn thừa. Hầu hết các hợp chất hữu cơ này đều là chất hữu cơ dễ phân hủy.
  • Hợp chất vô cơ chiếm 20–30%, chủ yếu bao gồm: Cát, đất, muối, Ure, Ammonium, muối Chlorua, (SO4)2-…

Chất thải trong chăn nuôi là gì

Hình 2. Hệ thống xử lý nước thải tại trại heo Xuân Tâm, Xuân Lộc, Đồng Nai.

Hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng được biểu thị qua các thông số như: COD, BOD5, TN, TP, SS… Những thông số này là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường.

Đây là những thành phần dễ phân hủy, gây mùi hôi thối, phát sinh khí độc, làm sụt giảm lượng ôxy hòa tan trong nước và đặc biệt nếu không được xử lý, khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây phì dưỡng hệ sinh thái, làm ảnh hưởng đến cây trồng và là nguồn dinh dưỡng quan trọng để các vi khuẩn gây hại phát triển.

2. Nitơ và Phốtpho (N và P)

Khả năng hấp thụ Nitơ và Phốtpho của gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn thức ăn có chứa Nitơ và Phốtpho chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Do đó, thành phần nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng Nitơ và Phốtpho rất cao. Hàm lượng Nitơ Tổng trong nước thải chăn nuôi thường dao động từ 571 – 1.026 mg/L, Photpho từ 39 – 94 mg/L.

Chất thải trong chăn nuôi là gì

Hình 3. Hàm lượng Nitơ và Phốtpho trong nước thải quá nhiều là nguyên nhân chính gây phát triển tảo, làm cạn kiệt nguồn oxy của các loài thủy sinh.

Nếu oxy được cung cấp đầy đủ, sản phẩm của quá trình phân hủy nước thải chăn nuôi là: CO2, H2O, NO2, NO3. Ngược lại, trong điều kiện thiếu oxy, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ theo con đường yếm khí tạo ra các sản phẩm CH4, N2, NH3, Indol, Scatol… các chất khí này tạo nên mùi hôi thối trong khu vực nuôi, ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí.

3. Vi sinh vật gây bệnh

Bên cạnh hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ, Nitơ, Phốtpho, trong thành phần nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sáng gây bệnh. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người cũng như động vật trong khu vực.

Chất thải trong chăn nuôi là gì

Hình 4. Nước thải chăn nuôi chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.

Theo A.Kigirop (1982) các loại vi trùng gây bệnh như: Samonella, E.coli và nha bào Bacilus anthrasis có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm. Samonella có thể thấm sâu xuống lớp đất bề mặt 30 – 40 cm, ở những nơi thường xuyên tiếp nhận nước thải. Trứng giun sán, vi trùng có thể được lan truyền đi rất xa và nhanh khi bị nhiễm vào nước bề mặt tạo thành dịch cho người và gia súc, gây ra những tác hại rất lớn nên cần thiết phải xử lý trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường.

—–

Bài viết trên đây đã giải đáp các thành phần nước thải chăn nuôi, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình chọn phương pháp để xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả. Để được tư vấn về các giải pháp sinh học xử lý nước thải chăn nuôi cũng như khử mùi hôi trong quá trình chăn nuôi, hãy liên hệ cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để khử mùi hôi chuồng trại nuôi heo?