Chi nhánh khác phòng giao dịch như thế nào năm 2024

Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã là loại hình gì? Tên phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã được đặt như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.P đến từ Bình Dương.

Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã là loại hình gì?

Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 09/2018/TT-NHNN thì phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã là loại hình chi nhánh, đơn vị phụ thuộc ngân hàng hợp tác xã, được quản lý bởi một chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn hoạt động của chi nhánh quản lý, có nhiệm vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của ngân hàng hợp tác xã theo quy định nội bộ và quy định của pháp luật.

Chi nhánh khác phòng giao dịch như thế nào năm 2024

Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã là loại hình gì? (Hình từ Internet)

Tên phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã được đặt như thế nào?

Tên phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã được đặt theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:

Địa bàn hoạt động, tên chi nhánh, phòng giao dịch
1. Địa bàn hoạt động:
a) Đối với ngân hàng hợp tác xã:
(i) Chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định cụ thể trong văn bản chấp thuận thành lập chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên địa bàn hoạt động của chi nhánh quản lý.
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân:
Phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Tên chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và được đặt như sau:
a) Tên chi nhánh: Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi-nhánh”;
b) Tên phòng giao dịch:
(i) Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi nhánh” (là chi nhánh quản lý phòng giao dịch) - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch” hoặc Ngân hàng Hợp tác xã - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”;
(ii) Quỹ tín dụng nhân dân “tên Quỹ tín dụng nhân dân” - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”.

Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng hợp tác xã phải xây dựng quy chế về quản lý mạng lưới để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, phù hợp với năng lực quản lý của từng loại đơn vị mạng lưới và phù hợp với quy định của pháp luật.

Phòng giao dịch của ngân hàng thương mại là gì? Xin chào Ban biên tập. Tôi có một thắc mắc kính mong được ban biên tập tư vấn giúp. Phòng giao dịch của ngân hàng thương mại là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Thanh Tùng (tung****@gmail.com)

Phòng giao dịch của ngân hàng thương mại được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 21/2013/TT-NHNN Quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại như sau:

Phòng giao dịch là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý. Phòng giao dịch không được thực hiện:

  1. Quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá hai (02) tỷ đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương, trừ trường hợp khoản cấp tín dụng được đảm bảo toàn bộ bằng tiền, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính ngân hàng thương mại phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước;
  1. Cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.

Trên đây là quy định về Phòng giao dịch của ngân hàng thương mại. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 21/2013/TT-NHNN.

Văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện không? Hiện nay, có rất nhiều các loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp với các đặc điểm và tính chất khác nhau. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp vẫn hay bị nhầm lẫn, hoặc không phân biệt được loại hình văn phòng giao dịch với văn phòng đại diện và thường cho rằng hai loại hình này có chung một khái niệm.

Hanoi Office sẽ phân tích cho bạn thể hiểu rõ hơn về các yếu tố để phân biệt văn phòng giao dịch với văn phòng đại diện.Việc có quan niệm không đúng về một thuật ngữ có thể khiến các doanh nghiệp đi sai mục đích ban đầu khi muốn mở rộng kinh doanh vì về bản chất văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện với các chức năng và nhiệm vụ riêng biệt.

Vì thế, tuỳ theo nhu cầu phát triển kinh doanh của từng doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các loại hình đơn vị phụ thuộc sau sao cho phù hợp với đơn vị mình.

Chi nhánh khác phòng giao dịch như thế nào năm 2024

Cơ sở pháp lý của đăng ký văn phòng giao dịch và đăng ký văn phòng đại diện

Văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện đều dựa theo một số cơ sở pháp lí nhất định, đó là:

  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
  • Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD.

Đối với thuật ngữ “Văn phòng đại diện”

Dựa theo Khoản 2, điều 45, Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật”.

Chi nhánh khác phòng giao dịch như thế nào năm 2024

Văn phòng đại diện hay văn phòng giao dịch là gì ?

Click ngay: 16+ tiện ích bất ngờ đến từ 03 gói dịch vụ văn phòng đại diện của Hanoi Office

Điều đó có thể hiểu rằng Văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với đối tác trừ khi có ủy quyền từ trụ sở chính. Doanh nghiệp quản lý các hoạt động của văn phòng đại diện, nên mọi hoạt động về kê khai thuế, xuất hóa đơn sẽ do trụ sở chính của doanh nghiệp quản lý.

Nếu chủ sở hữu chỉ cần một địa chỉ hợp pháp để dễ dàng trong quá trình giao dịch với các đối tác mà không cần thiết phải thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lời, thành lập Văn phòng đại diện là giải pháp phù hợp nhất.

Đối với thuật ngữ “Văn phòng giao dịch”

Đây là thuật ngữ chỉ xuất hiện trong Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 với quy định về “Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư”.

Điều 42 của Luật này quy định: “Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư được thành lập trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Văn phòng giao dịch là nơi tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng. Văn phòng giao dịch không được phép thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý.”.

Chi nhánh khác phòng giao dịch như thế nào năm 2024

Xem ngay: Hanoi Office giảm tới 50% dịch vụ cho thuê văn phòng tại Hà Nội

Tuy nhiên khái niệm “văn phòng giao dịch” dùng trong cuộc sống hàng ngày không phải thuật ngữ xuất hiện trong các văn bản pháp luật. Văn phòng giao dịch được hiểu theo nghĩa tương đương của thuật ngữ “Địa điểm kinh doanh”, có ghi đầy đủ quy định pháp lý trong Luật Doanh nghiệp 2014.

Theo Khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”

Như vậy, có thể nói Văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện do Văn phòng giao dịch hay còn gọi là địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động để tiến hành kinh doanh.

Văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện ở điểm nào

Hanoi Office sẽ cung cấp một số điểm khác nhau cơ bản giữa văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện. Sau khi nắm vững các cơ sở pháp lý cũng như khái niệm của hai thuật ngữ trên, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về cách thức hoạt động, cơ cấu tổ chức, cũng như các thủ tục để thành lập văn phòng giao dịch hoặc văn phòng đại diện.

Trụ sở

Văn phòng đại diện: Theo như quy định trong Điều 36 Luật doanh nghiệp năm 2014. Trong đó, trụ sở của văn phòng đại diện có thể đặt tại các tỉnh (thành phố) nơi công ty mình có trụ sở chính và các chi nhánh hoặc ở các tỉnh (thành phố) khác không có trụ sở chính.

Vì vậy mà một doanh nghiệp, công ty có thể thành lập được nhiều văn phòng đại diện tại một hoặc nhiều thành phố, thị xã, các quận huyện khác nhau.

Văn phòng giao dịch: Khác văn phòng đại diện vì đây thực chất là địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Văn phòng giao dịch chỉ là tên gọi mà doanh nghiệp tự đặt khi đăng ký lập địa điểm kinh doanh. Tên một địa điểm kinh doanh bao gồm: tên riêng + Tên công ty.

Do đó doanh nghiệp chỉ có thể lập một hoặc nhiều văn phòng giao dịch tại tỉnh (thành phố) nơi công ty mình có trụ sở. Nếu muốn mở rộng kinh doanh ở các tỉnh (thành phố) khác nơi công ty có trụ sở chính thì doanh nghiệp bắt buộc phải thành lập chi nhánh công ty, không thể lập văn phòng giao dịch ở tỉnh (thành phố) không có trụ sở chính.

Phạm vi hoạt động

Văn phòng đại diện: Hoạt động chủ yếu của văn phòng đại diện khác văn phòng giao dịch là có quyền thực hiện các công việc hành chính được ủy quyền, giới thiệu, xúc tiến thương mại, thay mặt công ty giao dịch với khách hàng.

Cụ thể, văn phòng đại diện được lập ra với chức năng là một văn phòng trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; văn phòng đại diện có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của Công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, văn phòng đại diện, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên.

Nhìn chung, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Có thể kí kết hợp đồng khi có được sự ủy quyền từ trụ sở chính của doanh nghiệp.

Văn phòng giao dịch: Bản chất của văn phòng giao dịch là địa điểm kinh doanh vì vậy tại nơi đặt văn phòng giao dịch doanh nghiệp có thể bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ủy quyền của doanh nghiệp.

Một địa điểm kinh doanh được thành lập ra sẽ không có con dấu riêng và chịu sự quản lý, giám sát, hạch toán rất chặt chẽ; đây cũng là một bộ phận có liên hệ mật thiết với công ty mẹ. Vì vậy, nếu trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hay cần phải ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm kinh doanh.

Thủ tục mở văn phòng giao dịch

Về thủ tục thành lập thì việc thành lập văn phòng đại diện sẽ phức tạp, tốn thời gian hơn so với thành lập văn phòng giao dịch (địa điểm kinh doanh). Hanoi Office xin tư vấn cho các bạn thông tin hồ sơ chi tiết trong quá trình thành lập văn phòng đại diện và văn phòng giao dịch.

Xem ngay: Mô hình văn phòng ảo tiết kiệm 90% chi phí có như lời đồn hay không? Mô hình này có hợp pháp không?

Nhìn chung, ưu điểm để văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện là được quyền thực hiện chức năng kinh doanh, thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng hơn so với việc mở văn phòng đại diện.

Tuy nhiên, một văn phòng đại diện không được quyền được đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc vào trụ sở chính của công ty. Đồng thời, văn phòng giao dịch có một hạn chế là chỉ được lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Hanoi Office hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn nắm được rõ vấn đề văn phòng giao dịch khác văn phòng đại diện ở những đặc điểm nào. Từ đó, các công ty có nhu cầu mở rộng thị trường thì căn cứ vào mục đích của doanh nghiệp mình để lựa chọn hình thức mở rộng phù hợp.

Chi nhánh giao dịch là gì?

Văn phòng giao dịch (hay còn gọi là chi nhánh, văn phòng đại diện) là một địa điểm để gọi chung cho các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Văn phòng giao dịch là nơi mà một công ty thành lập để thực hiện các giao dịch kinh doanh và quản lý các hoạt động trong khu vực đó.nullVăn Phòng Giao Dịch Là Gì? [cập Nhật 2023] – Sabay Groupsabay.vn › van-phong-giao-dich-la-gi-cap-nhat-2023null

Văn phòng giao dịch ngân hàng là gì?

Phòng giao dịch là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý.nullPhòng giao dịch của ngân hàng thương mại là gì? - LawNet.vnlawnet.vn › phong-giao-dich-cua-ngan-hang-thuong-mai-la-gi-163106null

Phòng giao dịch của ngân hàng có nhiệm vụ gì?

Các phòng giao dịch ngân hàng tại địa phương có chức năng cơ bản của một ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu vay hoặc gửi tiền tiết kiệm với mức dưới 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, địa điểm giao dịch này lại không có chức năng thanh toán, chuyển tiền quốc tế.nullHội sở ngân hàng là gì? Phân biệt hội sở với chi nhánh, PGDmaisonoffice.vn › tin-tuc › hoi-so-la-ginull

Hội sở của ngân hàng là gì?

Hội sở ngân hàng được hiểu là trụ sở chính của một ngân hàng, hội sở được xem là trung tâm đầu não của ngân hàng đó. Theo cơ cấu tổ chức thì hội sở được xếp vào hàng cao nhất trong tổ chức. Tại đây có đầy đủ những quyền hành cao nhất của ngân hàng đó.nullHội sở là gì? Ngân hàng thay đổi hội sở có cần phải được NHNN chấp ...thuvienphapluat.vn › ho-tro-phap-luat › tu-van-phap-luat › hoi-so-la-gi-ng...null