Chỉ số ggt cao là gì

GGT là một enzym hầu hết gắn ở màng tế bào, có tác dụng tạo ra các isopeptid của glutamat với các amino acid tự do khác, giải phóng dipeptid cysteinyl-glycin từ glutathion (GSH). Cả 2 loại peptid này đi vào bào tương, ở đó cysteinyl-glycin được thủy phân thành các amino acid tự do là cystein và glycin do dipeptidase xúc tác. Peptid của y-glutamyl với amino acid khác được bẻ gẫy bởi enzym đặc hiệu là cyclotransferase. Enzym này giải phóng amino acid khác và biến đổi gốc glutamat thành 5-oxoprolin (hay còn gọi là acid pyrrolidon carboxylic). Dưới tác dụng của 5-oxoprolinase và ATP, 5-oxoprolin tạo thành glutamat và glutamat tái tổng hợp lại glutathion theo chu trình y-glutamyl.

Vai trò chủ yếu của enzym này là để vận chuyển amino acid qua màng. Mặc dù vận chuyển amino acid qua vòng y-glutamyl tiêu tốn năng lượng mất 3 ATP để vận chuyển 1 amino acid, nhưng nó là cần thiết khi cần vận chuyển nhanh và cường độ vận chuyển cao ở thận hay ở cơ quan nào đó đối với aminoacid nào đó, đặc biệt là cystein và glutamin.

GGT là một chỉ số quan trọng trong xác định tình trạng tổn thương gan

GGT có ở nhiều cơ quan, tuy nhiên chỉ có hoạt độ đáng kể ở thận, tụy, gan, lách và ruột non. Hoạt độ ở tế bào ống thận lớn hơn tụy 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.

GGT là một trong những enzym có vai trò quan trọng để chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. GGT có giá trị hơn các enzym khác vì nó rất nhạy cảm với sự thay đổi tình trạng ứ mật. Hoạt độ của GGT tăng trong một số tình trạng bệnh lý của gan như là viêm gan mãn, tổn thương gan do alcol, viêm gan virus, gan di căn. GGT cũng tăng trong bệnh tụy, nhồi máu cơ tim đặc biệt quan trọng ở dạng không có triệu chứng rõ ràng. GGT là một chỉ số để theo dõi sự tiến triển bệnh gan mãn.

GGT được đào thải qua gan, theo đường mật. Vì vậy, xét nghiệm định lượng GGT giúp cho việc phát hiện tình trạng ứ mật. Ngoài ra, tính thấm của màng tế bào gan bị rối loạn và tốc độ tổng hợp GGT trong gan đặc biệt tăng do sự cảm ứng enzym, ví dụ như trong trường hợp uống quá nhiều rượu.

Lưu ý:

Trước khi xét nghiệm GGT, bệnh nhân cần nhớ không được sử dụng các loại thuốc (Phenytoin, Phenobarbital ..) trong vòng 24 giờ bởi việc này có khả năng sẽ làm tăng nồng độ GGT trong máu, dẫn đến kết quả xét nghiệm không được chính xác. Cũng tương tự như vậy, bệnh nhân không được dùng rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích dù chỉ là một lượng nhỏ, bởi sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới kết quả.

Xét nghiệm GGT còn có vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây tăng ALP. Cả ALP và GGT đều tăng trong bệnh ống mật và các bệnh về gan, nhưng chỉ có ALP tăng trong các bệnh về xương. Do đó, tăng ALP ở những người có mức GGT bình thường thì việc tăng ALP có nguyên nhân phần lớn là do bệnh về xương. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi ở Việt Nam chưa có phương tiện máy móc để định lượng isoenzym ALP của xương.

Nguyên nhân nào khiến chỉ số GGT tăng cao?

Biết được những trường hợp khiến chỉ số GGT cao sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ tổn thương gan. Điều này đặc biệt quan trọng với những người đang mắc bệnh men gan cao. Các trường hợp có thể làm GGT máu tăng cao bao gồm:

  • Vàng da tắc mật hoặc sốc gan
  • Ung thư gan hoặc u gan
  • Xơ gan, chết mô gan
  • Sử dụng thuốc gây độc cho gan: Phenytoin, Phenobarbital
  • Dùng bia rượu nồng độ cao trong thời gian dài
  • Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ảnh hưởng đến chức năng gan
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khiến gan yếu đi
  • Bệnh đái tháo đường, bệnh phổi
  • Bệnh lý tuyến tụy
  • Thiếu lưu lượng máu đến gan
  • Người ta cũng thấy các loại men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT tăng trong các trường hợp bệnh sốt rét, bệnh về đường mật, ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non, và một số bệnh lý khác.

Khi nào làm xét nghiệm GGT

Xét nghiệm GGT có thể được chỉ định khi một ai đó có một mức độ ALP cao. Thử nghiệm ALP có thể xét nghiệm một mình hoặc như một phần của một bảng các xét nghiệm gan thường xuyên để biết sự thiệt hại gan ngay cả khi không có triệu chứng. Nếu kết quả của thử nghiệm ALP là cao nhưng các xét nghiệm khác của bảng xét nghiệm chức năng gan bình thường, chẳng hạn như AST và ALT đều không tăng, thì thử nghiệm GGT có thể được chỉ định để giúp xác định các nguyên nhân gây ALP cao do rối loạn xương hoặc bệnh gan.

Ngoài ra, thì GGT cũng có thể được chỉ định cùng với xét nghiệm khác để theo dõi, để kiểm tra chức năng gan khi một người có dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý bệnh gan. Một số dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương gan bao gồm:

  • Sức khỏe yếu, mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Buồn nôn, nôn
  • Bụng sưng hoặc đau
  • Vàng da
  • Nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt
  • Ngứa nổi mẩn khắp người

GGT cũng có thể được chỉ định khi một người có tiền sử lạm dụng rượu đã hoàn thành việc điều trị rượu để theo dõi hiệu quả cũng như việc tuân thủ điều trị.

Ý nghĩa kết quả GGT

Thông thường, phạm vi bình thường của GGT từ 9 – 48 (U/L). Giá trị bình thường có thể thay đổi ở từng cơ sở xét nghiệm, tuổi tác và giới tính của người thực hiện xét nghiệm.

Mức GGT tăng cao có thể chẩn đoán một tình trạng một tổn thương gan, nhưng nó không có ý nghĩa xác định nguyên nhân cụ thể. Nói chung, cấp độ càng cao, tổn thương gan càng lớn. Mức tăng có thể là do các bệnh về gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc xơ gan, nhưng chúng cũng có thể là do các tình trạng khác, chẳng hạn như suy tim xung huyết, hội chứng chuyển hoá,… Chúng cũng có thể được gây ra bởi lạm dụng rượu, bệnh gan do rượu hoặc sử dụng các loại thuốc gây độc cho gan.

Sử dụng sản phẩm nào có nguồn gốc  thảo dược nào tốt nhất trong điều trị bệnh lý về gan hiện nay?

Ngay từ xa xưa các bài thuốc nam, thuốc y học cổ truyền đã cho thấy hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý gan mật. Tuy nhiên hiện nay do tình trạng dược liệu bẩn, sử dụng xác thuốc, tự ý sử dụng hoặc sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó việc bày bán tràn lan trên mạng các loại thuốc, sản phẩm không rõ nguồn gốc khiến không ít người bệnh gặp phải cảnh tiền mất tật mang.

Vậy để có thể được điều trị 1 cách an toàn, hiệu quả bạn nên tìm đến các cơ sở khám chữa uy tín để được thăm khám và điều trị. Nếu bạn muốn dùng các sản phẩm về đông y thì nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các bác sĩ hàng đầu tại Việt Nam Khuyên dùng.

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Nguyên Trưởng Khoa Đông Y Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108 dành lời khuyên gì cho bạn?

Thông tin sản phẩm Dr.Liver được bác sĩ đánh giá cao:

Mã sản phẩm: Dr.Liver

Nhà sản xuất: Công ty TNHH MTV 120 ARMEPHACO ( tiền thân là công ty dược và trang thiết bị y tế Quân Đội )

Tiêu chuẩn sản xuất: GMP-WHO (tổ chức y tế thế giới)

Tiêu chuẩn chiết suất: GMP-EU (cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu tại London)

Dạng bào chế: Viên nén

Quy cách sản phẩm: Hộp 60 viên

Giá bán: 650.000đ/hộp

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ MUA SẢN PHẨM:  0943.783.111

Vàng da, vàng mắt, đau hạ sườn phải, mệt mỏi, chán ăn…có thể là dấu hiệu cảnh báo lá gan của bạn đang gặp phải “vấn đề”.  Và một trong những công cụ nhằm đánh giá những tổn thương gan (nếu có) là chỉ số GGT. Khi chỉ số GGT tăng cao cảnh báo những nguy hại về sức khỏe mà bạn không mong muốn. Vậy chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để hiểu chi tiết về vấn đề này.

Chỉ số ggt cao là gì

Chỉ số GGT là gì?

GGT (hay còn gọi là Gamma GT) là một men gan quan trọng có trong nhiều cơ quan như gan, thận, tụy, lá lách, ruột non, đặc biệt là gan. GGT là một trong 3 loại men gan quan trọng bao gồm SGOT (AST), SGPT (ALT) và GGT. GGT đóng vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa thuốc và một số chất độc hại khác.

Chỉ số GGT phản ánh hoạt độ GGT nhằm đo lường hoạt độ của men gan trong máu nhằm chẩn đoán tình trạng gan và đánh giá các tổn thương ở gan (nếu có). Hoạt độ GGT là lượng enzyme có trong 1ml dung dịch có khả năng chuyển hóa được 1 micromol cơ chất ở điều kiện tiêu chuẩn trong thời gian 1 phút.

Xét nghiệm chỉ số GGT thường được chỉ định với các xét nghiệm men gan khác như AST, ALT, ALP…khi nghi ngờ người bệnh có các dấu hiệu tổn thương gan. Thực tế, khi người bệnh gặp các vấn đề về tổn thương gan hoặc các bệnh lý về gan, đặc biệt là người sử dụng rượu bia người bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm chỉ số GGT để phát hiện, đánh giá và chẩn đoán tình trạng sức khỏe của gan.

Khi chỉ số GGT bất thường, bác sĩ dựa trên kết quả để phân tích, giải thích cho người bệnh những nguy cơ có thể mắc phải. Bên cạnh đó, chỉ số GGT giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng tổn thương gan, tổn thương gan càng nặng chỉ số GGT cang cao. Bác sĩ cũng dùng chỉ số GGT để loại trừ một số vấn đề sức khỏe nhật định.

Khi nào cần xét nghiệm chỉ số GGT?

Xét nghiệm GGT nhằm hỗ trợ chẩn đoán tình trạng của gan và sớm phát hiện các tổn thương (nếu có). Thông thường, bác sĩ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm GGT trong một số trường hợp như sau:

  • Người bệnh đang mắc các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan. Hoặc các bệnh lý sử dụng kháng sinh điều trị dài ngày cần làm xét nghiệm để đánh giá tình trạng sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến mức độ men gan tăng quá cao hay không.
  • Người bệnh có các biểu hiện nghi ngờ mắc các bệnh lý về gan như chán ăn, buồn nôn, đau hạ sườn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, mẩn ngứa, da nổi mạch máu mạng nhện…
  • Trường hợp người bệnh trong quá trình cai rượu hoặc kiêng rượu, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này để kiểm tra bệnh nhân có tuân thủ đúng hay không.
  • Xét nghiệm GGT cũng có thể dùng cho người bệnh đã được điều trị viêm gan do rượu.

Để đánh giá chính xác tình trạng tổn thương gan và các bệnh lý về gan, chỉ số GGT chỉ là một trong những chỉ số giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý. Để đánh giá chính xác chức năng gan cần thực hiện một số xét nghiệm liên quan như SGOT (AST) và SGPT (ALT). Kết hợp với các chẩn đoán liên quan như siêu âm gan, đo độ đàn hồi mô gan…mới có thể có kết luận chính xác về bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải.

Chỉ số GGT bao nhiêu thì nguy hiểm?

Ở người bình thường (ngưỡng an toàn), chỉ số GGT là dưới 600 UI/L. Cụ thể:

  • Đối với nữ giới: chỉ số GGT bình thường là từ 7-32 UI/L.
  • Đối với nam giới: chỉ số GGT bình thường là từ 11-50UI/L.

Chỉ số ggt cao là gì

Chỉ số GGT tăng cao hơn mức bình thường cảnh báo bất thường ở gan mà bạn cần lưu ý. Hiện nay, để phân biệt mức độ nặng nhẹ, tính nguy hiểm thì sự tăng chỉ số GGT được phân làm 3 mức như sau:

  • Mức độ nhẹ: Chỉ số GGT tăng từ 1 – 2 lần so với ngưỡng cho phép. Điều này phản ánh gan đang trong tình trạng tổn thương nhẹ.
  • Mức độ trung bình: Chỉ số tăng từ 2 – 5 lần so với ngưỡng cho phép, cảnh báo gan đang bị tổn thương ở mức trung bình.
  • Mức độ tổn thương nặng: Chỉ số GGT tăng cao trên 5 lần so với ngưỡng cho phép. Lúc này báo hiệu gan đang trong tình trạng tổn thương ở mức độ nặng, rất nguy hiểm.

Nếu chỉ số GGT lên đến 5000UI/L thì rất có thể người đó có thể đã bị viêm gan cấp hoặc ung thư gan. Men gan tăng cao nếu không được điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan…Bởi men gan tăng cao bất thường do các tế bào gan chết hàng loạt, cơ thể tự kích hoạt tăng sinh tế bào mới làm tăng nguy cơ đột biến tự phát tại gan dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao

Nắm rõ được các nguyên nhân khiến chỉ số GGt tăng cao giúp bạn tránh nguy cơ gây tổn thương gan. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với những người mắc bệnh men gan tăng cao. Sau đây là các trường hợp khiến chỉ số GGt trong máu tăng cao:

  • Sử dụng rượu bia có nồng độ cao trong thời gian dài hoặc lạm dụng các chất kích thích.
  • Mắc các bệnh lý về gan như viêm gan virus (A, B, C, D, E…) hoặc viêm gan cấp, viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, chết mô gan, có khối u tại gan…
  • Mắc các bệnh như đái tháo đường, viêm tụy, suy tim, bệnh về đường mật, ứ sắt, bệnh phổi, sốt rét…
  • Chế độ ăn uống không cung cấp đủ dưỡng chất cho gan hoạt động hiệu quả. Ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến gan hoạt động nặng nhọc.
  • Nghỉ ngơi không hợp lý, làm việc quá sức, thức khuya thường xuyên, stress kéo dài t
  • Lượng máu đến gan bị thiếu.
  • Không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể khiến gan không thể đào thải hết độc tố ra ngoài.
  • Cơ thể bị nhiễm độc thông qua đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh.
  • Dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc khiến gan bị tổn thương.

Lưu ý khi xét nghiệm chỉ số GGT

Không sử dụng thuốc

Trước khi xét nghiệm GGT người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc trong vòng 24 giờ. Bởi việc này khiến nồng độ GGT trong máu tăng cao khiến kết quả xét nghiệm không được chính xác. Đặc biệt là các thuốc liên quan đến các bệnh lý về gan, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị lao, … không nên sử dụng trước khi làm xét nghiệm chỉ số GGT.

Nhịn ăn

Cần nhịn ăn tối thiểu 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm. Điều này giúp kết quả xét nghiệm GGT được chính xác hơn.

Không dùng đồ uống có cồn, có ga và chất kích thích

Chỉ số ggt cao là gì

Những loại đồ uống này có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm chỉ số GGT. Do đó, trước khi xét nghiệm bạn không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích dù chỉ là lượng nhỏ.

Xét nghiệm chỉ số GGT vào buổi sáng

GGT đào thải qua nước tiểu đồng thời thay đổi hoạt độ theo thời gian trong ngày. Thời điểm hợp lý nhất để xét nghiệm chỉ số GGT là vào buổi sáng. Nhịn ăn và trước khi xét nghiệm GGT vào buổi sáng là thời điểm tốt nhất giúp bạn tiến hành nhằm mang lại kết quả chính xác.

Khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa quan trọng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở gan. Từ đó, có biện pháp điều chỉnh và can thiệp sớm đưa chỉ số GGT về mức ổn định. Với người bệnh nghi ngờ mắc bệnh lý về gan, vô tình xét nghiệm thấy chỉ số GGT tăng cao hãy liên hệ sớm với các bác sĩ chuyên khoa gan mật để được tư vấn và có biện pháp can thiệp điều trị khi cần thiết.

Nên làm gì khi chỉ số GGT tăng cao?

Tổn thương gan rất nguy hiểm và thường dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tùy thuộc mức độ tổn thương gan mà gan có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Xét nghiệm GGT thường được sử dụng với các phương pháp xét nghiệm khác nhằm chẩn đoán trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân tổn thương gan. Khi phát hiện chỉ số GGT tăng cao người bệnh nên:

  • Làm các xét nghiệm men gan, viêm gan (đặc biệt là viêm gan B, C) nhằm tìm ra nguyên nhân tổn thương gan và có cách điều trị đúng hướng, tránh biến chứng nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Không nên sử dụng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích, tránh xa thuốc lá.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước, bổ sung rau xanh và hoa quả. Giảm chất béo, nội tạng động vật, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng nhằm giảm gánh nặng cho gan.
  • Uống đủ nước mỗi ngày 1,5 – 2 lít nước.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, không làm việc quá sức, tránh stress kéo dài. Theo chứng minh của các nhà khoa học, kháng thể chống viêm gan được tổng hợp với vận tốc nhanh gấp 3 – 5 lần trong khi ngủ. Do đó, hãy ngủ đủ giấc 8 tiếng giúp phục hồi lá gan hiệu quả.
  • Rèn luyện thể dục thể thao phù hợp nhằm tăng cường sức khỏe gan cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc phải uống có hại cho gan hay không. Không nên tự ý điều trị GGT bằng các loại thuốc đông tây y, thuốc nam mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ khiến bệnh càng trầm trọng hơn.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc nắm rõ chỉ số GGT là gì, khi nào tăng cao và cách kiểm soát chúng. Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ dể kiểm soát kịp thời các nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.