Chỉ số glucose bao nhiêu là tiểu đường năm 2024

Để có thêm kiến thức về bệnh tiểu đường, chúng ta cần hiểu Glucose là gì? Chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường? Bách hóa XANH sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết bên dưới.

Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường), là một bệnh lý phổ biến nhưng lại rất nguy hiểm bởi có thể dẫn tới những bệnh hiểm nghèo khác như tai biến mạch máu não, suy thận, tim mạch vành...Để ngăn ngừa hiệu quả bệnh lý này, chúng ta cần có những dấu hiệu để nhận biết bệnh sớm. Kiểm tra chỉ số glucose là một trong số chúng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1Glucose là gì?

Chỉ số glucose bao nhiêu là tiểu đường năm 2024

Glucose (còn được biết đến với tên thông thường là đường huyết) là nguồn năng lượng chính để nuôi dưỡng cơ thể chúng ta. Glucose là thành phẩm của quá trình chuyển hóa từ tất cả các loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày. Trong máu mỗi người sẽ luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày, cụ thể:

Ở thời điểm trước bữa ăn: Glucose trong cơ thể chúng ta sẽ dao động trong khoảng 90 - 126 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l).

Ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng, lượng glucose sẽ tăng lên cao, song, thường ở mức dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l).

Trước khi đi ngủ, chúng sẽ dao động từ 100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l).

2Vai trò của định lượng glucose trong cơ thể?

Chỉ số glucose bao nhiêu là tiểu đường năm 2024

Như đã nói ở trên, glucose cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể mỗi ngày. Thực chất, glucose có mặt trong tất cả các loại thức ăn hằng ngày, sau khi được đưa vào cơ thể, các enzym tiêu hóa sẽ phân tách glucose ra khỏi thức ăn rồi đốt cháy chúng tại các tế bào để tạo ra năng lượng, CO2 và nước.

3Xác định khả năng mắc bệnh tiểu đường dựa vào chỉ số glucose trong máu

Dự vào chỉ số Glucose của mình ở những khoảng thời gian đo: trước bữa ăn, sau bữa ăn 1 - 2 tiếng, trước khi đi ngủ và đối chiếu với chỉ số của một người bình thường, ta có thể biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không. Với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, chỉ số Glucose sẽ như sau:

Nếu đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn gì) ra kết quả từ mức 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường.

Chỉ số glucose bao nhiêu là tiểu đường năm 2024

Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác, bởi khi đo các thông số này thường có những sai lệch nhất định. Nếu trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 70 mg/dl (6,1 mmol/l), thì nên đem kết quả tới gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn chi tiết.

Nếu đo chỉ số Glucose trong lúc đói ra kết quả nằm trong khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì bạn đang nằm trong giai đoạn mắc chứng rối loạn đường huyết lúc đói, còn được biết đến là giai đoạn tiền tiểu đường.

Lưu ý rằng: có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường chỉ trong 4 - 5 năm sau. Vì thế, nếu nhận thấy mình đang trong vùng chỉ số nguy hiểm này hãy nhanh chóng gặp bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có lộ trình điều trị cụ thể sớm nhất có thể. Bởi nếu để lâu bệnh sẽ nặng hơn,điều trị vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.

Chỉ số glucose bao nhiêu là tiểu đường năm 2024

Để định lượng glucose trong máu, phương pháp phổ biến nhất hiện nay là xét nghiệm máu. Máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch và đem đi xét nghiệm. Cũng cần lưu ý, phụ nữ mang thai , chỉ số đường huyết sẽ thấp hơn bình thường (ở ngưỡng 70- 80 mg/dl trong lúc đói).

Tham khảo thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, cách điều trị

Trên đây là những thông tin về chỉ số glucose và tầm quan trọng của glucose trong việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường. Hi vọng với những kiến thức bổ ích này, bạn và gia đình sẽ có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ an toàn sức khỏe của mình. Chúc bạn luôn vui.

SKĐS - Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là đường huyết giúp chẩn đoán một số bệnh lý về sức khỏe trong đó có tiểu đường.

Glucose là nguồn năng lượng chính của các tế bào, nó được sản sinh ra từ những loại thực phẩm mà con người tiêu thụ mỗi ngày. Khi thiếu glucose, các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh. Trong nhiều trường hợp có thể bị ngất, đây là tình trạng hạ đường huyết, thường xảy ra khi đói. Việc thiếu hụt hay dư thừa glucose đều có thể gây ra các vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy việc định lượng glucose trong máu bất thường cần được phát hiện sớm.

Định lượng glucose trong máu có thể cho biết nồng độ glucose trong máu là bao nhiêu. Điều này giúp bác sĩ có thể hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh tiểu đường. Ở những thời điểm khác nhau, kết quả định lượng glucose cũng sẽ khác nhau.

TS.BS Trần Thị Thúy Hằng giải đáp thông tin về chỉ số glucose trong máu.

Chỉ số glucose trong máu giúp chẩn đoán bệnh gì?

Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết. Nếu thông qua kết quả định lượng glucose cho thấy người bệnh mắc tiểu đường, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp nhằm kiểm soát tốt bệnh đường huyết. Đồng thời phòng tránh nguy cơ nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu máu và rất nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Các phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc.

Glucose trong máu bao nhiêu là bình thường?

Ở những thời điểm khác nhau, chỉ số glucose trong máu cũng có thể khác nhau. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, định lượng glucose máu được đánh giá ở mức bình thường khi kết quả nằm trong khoảng 3.9 mmol/l−5.6 mmol/l khi đói. Trong trường hợp đường máu bất kỳ nhỏ hơn 7.8mmol/l cũng được xem là bình thường. Khi đường máu bất kỳ lớn hơn 11mmol/l thì có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc đái tháo đường.

Khi chỉ số glucose trong máu bất thường, có thể là tăng đường máu hoặc hạ đường máu.

Những nguyên nhân gây tăng nồng độ glucose máu

Các nguyên nhân chính thường gặp gây tăng nồng độ glucose máu bao gồm:

- Lấy bệnh phẩm xét nghiệm sau khi bệnh nhân ăn.

- Bệnh nhân đái tháo đường.

- Bệnh nhân có bệnh lý tuyến tụy như viêm tụy cấp hay mạn hay có khối u tụy.

- Bệnh nhân gây mất bù tạm thời như nhiễm trùng, chấn thương, stress có thể gây tăng đường huyết.

- Các nguyên nhân liên quan đến hormone như thừa adrenalin, thừa hormone tăng trưởng.

Chỉ số glucose bao nhiêu là tiểu đường năm 2024

Một số đối tượng nên xét nghiệm chỉ số glucose theo chỉ định của bác sĩ.

Những nguyên nhân gây giảm nồng độ glucose trong máu

Các nguyên nhân chính thường gặp gây giảm nồng độ glucose máu bao gồm:

- Người ăn uống kém, hoặc suy dinh dưỡng

- Tăng tiết insulin

- Giảm đường máu

- Dùng quá liều thuốc

Ai nên xét nghiệm Glucose?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, với những người lớn trên 35 tuổi không có yếu tố nguy cơ nên được sàng lọc tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2.

Hoặc với những phụ nữ có kế hoạch mang thai cũng nên được xét nghiệm đường máu để dự đoán nguy cơ đái tháo đường thai kỳ hay không.

Trong trường hợp một số bệnh nhân khi thăm khám lầm sàng có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm glucose để có thể chẩn đoán bệnh.