Chỉ tiêu đánh giá độ bền màu của vải năm 2024

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, dựa vào tiêu chuẩn này, mọi người sẽ đánh giá được chất lượng và độ bền của sản phẩm. Vậy độ bền màu (Color Fastness) là gì? Hãy cùng Beta Technology tìm hiểu nhé!

Độ bền màu (Color Fastness) là gì?

Chỉ tiêu đánh giá độ bền màu của vải năm 2024

Độ bền màu là thuật ngữ được sử dụng trong ngành nhuộm dệt may, để xác định khả năng chống sự phai màu và chạy màu sau khi đã được nhuộm.

  • Độ bền màu (color fastness)
  • Chống phai màu (color change)
  • Chống chạy màu (color staining)

Ngoài ra có thể hiểu đơn giản là đặc trưng, hay khả năng chống lại sự phai màu của vật liệu dệt may, hay sự chống chọi của sợi vải với những tác động bên ngoài môi trường.

Đó một đặc trưng giúp xác định cho tuổi thọ và tính thẩm mỹ của trang phục được kéo dài lâu hơn. Không những thếchúng còn giúp bảo quản những vật dụng khác cũng được tạo từ sợi vải.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu

Các yêu tốảnh hướng khác giúp xác định độ giảm đi của màu sắc vốn có gồm:

  • Chất liệu sợi vải: mỗi loại vật liệu vải sẽ ảnh hưởng tới độ mất màu khác nhau với các loại vải tự nhiên sẽ có khả năng bám màu nhuộm thấp hơn các loại vải sợi tổng hợp. Vậy nên, độ bám màu có lâu dài hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu chất vải.
  • Màu nhuộm: Mỗi loại vải sẽ có loại thuốc nhuộm tương thích với nhau. Đối với vải cotton, chất liệu thích hợp với thuốc nhuộm hoạt tính. Hay đối với polyester, thì sẽ dùng thuốc nhuộm phân tán. Khi sử dụng loại thuốc nhuộm này, với độ phân tán cao hơn sẽ giúp cho các sợi vải giữ chặt nước màu nhuộm bên trong.
  • Kỹ thuật nhuộm vải: Kỹ thuật nhuộm cũng sẽ ảnh hưởng đến độ bền màu cách pha chế màu nhuộm hợp lý, sử dụng hóa chất cầm màu thích hợp, thực hiện quá trình nhuộm đúng và hoàn thiện tất cả các bước nhuộm vải.
  • Các yếu tố khác: Ngoài các nguyên nhân trên thì một số các yếu tố như: chất liệu như giặt, ủi, phơi, bảo quản, sấy khô, vắt xả… Bên cạnh đó còn có các yếu tố môi trường khác như: Nắng, mưa, độ ẩm… cũng làm ảnh hưởng đến độ bền màu.

Vì vậy các để xác định yếu tố vật liệu phải xem xét nhiều yếu tố

Các tiêu chuẩn kiểm tra độ bền màu

Đồ bền màu ma sát (Color fastness to rubbing)

Hay độ bền ma sát biểu thị khả năng duy trì màu gốc của vải khi bị chà xát. Được chia ra thành 2 loại là: Độ bền ma sát khô, và độ bền ma sát ướt. Cách làm này sẽ sử dụng một miếng vải trắng tiêu chuẩn. Sau đó tiến hành ma sát mẫu vải cần test lên mẫu vải trắng, từ đó đánh giá được độ bền của mẫu vải cần test.

Độ bền màu ánh sáng (Color fastness to light)

Đây là biểu thị bền của chất liệu may mặc với sự tác động của ánh sáng. Ánh sáng mặt trời có tia cực tím rất mạnh. Và cũng chính tính chất này, đã làm cho vải dần bị phai màu. Và để kiểm tra mức độ phai màu của vải với ánh sáng mặt trời, nên hệ thống đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá này.

Độ bền màu với nước (Color fastness to water)

Đây là phương pháp chạy màu của chất nhuộm trên vải, khi vải được tiếp xúc với vật liệu khác ở trạng thái ẩm ướt. Qua phương pháp này, chúng ta có thể nhận định được độ bám màu của chất liệu có cao hay không.

Các tiêu chuẩn để đánh giá với nước bao gồm:

  • ISO 105 – E01 1994: Tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế dành cho đánh giá độ bền của vải đối với nước.
  • AATCC 107: 2002: Tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc Hoa Kỳ dành cho đánh giá độ bền màu của vải đối với nước.

Độ bền màu với mồ hôi (Color fastness to perspiration)

Đồ bền màu với mô hôi (Color fastness to perspiration), là đặc trưng cho khả năng bám màu của vật liệu khi chúng được tiếp xúc nhiều với mồ hôi của con người. Để kiểm tra và đánh giá của vật liệu qua phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng mẫu thử có thuốc nhuộm, tiếp xúc với các chất hóa học tương tự như mồ hôi của con người. Qua điều kiện và tùy theo mức mồ hôi khác nhau, mà độ bền màu sẽ xảy ra khác nhau.

Con người hàng ngày phải làm việc, tập thể thao hay hoạt động mạnh sẽ thường tiết ra nhiều mồ hôi trên cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho quần áo dễ bị phai màu hơn. Dựa vào những tiêu chí này, mà nhà sản xuất luôn chú trọng tìm mọi cách giúp cho trang phục đảm bảo được cao hơn. Các tiêu chuẩn đánh giá với mồ hôi bao gồm: ISO 105 – EO4 1994 và AATCC 15:2002.

Độ bền màu ma sát là khả năng kháng lại sự chuyển màu từ bề mặt của một loại vải có màu sang một bề mặt của một vải thử nghiệm hay vải test không màu do tác động cọ xát có thể là ở điều kiện khô và ướt.

  • Vải có màu ở đây là mẫu vải kiểm tra độ bền màu và vải không màu là vải được quy định như là một loại vải tiêu chuẩn sử dụng cho phương pháp đánh giá .
  • Hai tiêu chuẩn thông dụng để kiểm tra độ bền màu ma sát:

+ Tiêu chuẩn : ISO-105-X12 + Tiêu chuẩn : AATCC- 08

2. Kiểm tra độ bền màu ma sát vải phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Độ bền màu ma sát phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Bản chất của thuốc nhuộm.
  • Độ đậm của màu nhuộm.
  • Cấu trúc của vật liệu dệt cũng ảnh hưởng đến độ bền ma sát.
  • Quy trình xử lý tẩy ,nhuộm , hoàn tất vải.

3. Để kiểm tra độ bền màu ma sát của vải, cần chuẩn bị:

a. Thiết bị bao gồm:

Chỉ tiêu đánh giá độ bền màu của vải năm 2024

Thiết bị sử dụng để kiểm tra độ bền màu ma sát vải

  • Dụng cụ kiểm tra độ bền màu ma sát vải (dạng cơ hoặc dạng điện tử)
  • Vải A55: 50 x 50 mm (vải AATCC)
  • Giấy lọc / Nước cất.
  • Cân điện tử.
  • Tủ so màu vải
  • AATCC Grey Scale
  • Đĩa thủy tinh / Nhíp gắp / Găng

b. Mẫu test

  • Mẫu vải: Số lượng: 1 mẫu khô (dry), 1 mẫu ướt (wet)
  • Kích thước: min 50 x 130 Cắt nghiêng 45 độ so với biên vải.

c. Điều kiện lab

Để mẫu trong phòng Lab (Điều kiện nhiệt độ <250C, Độ ẩm <65%) ít nhất 4 tiếng trước khi cắt, chuẩn bị test.

4. Quy trình kiểm tra độ bền màu ma sát vải

a. Độ bền màu ma sát khô

  • Gắn vải A55 vào finger của máy
  • Đặt mẫu 50 x 130 mm lên máy
  • Giữ chắc mẫu.
  • Tiến hành crocking 10 vòng (1 vòng/ giây).

b. Độ bền màu ma sát ướt

  • Đặt đĩa thủy tinh lên bàn cân, Tare trọng lượng.
  • Cân trọng lượng ban đầu của mẫu vải Ghi lại kết quả này.
  • Lấy vải A55 sang đĩa thủy tinh khác.Thêm nước cất vào vải A55, sao cho lượng nước ngấm vào đạt 65 +/- 5 % (Trong tiêu chuẩn ISO-105-X12 mức ngấm ướt vải test là 100% ( Wet pick-up). Trong khi đó theo AATCC-08, mức ngấm ướt vải test là 65% .) Ví dụ: Trọng lượng ban đầu của vải A55 là 2g thì lượng nước ngấm thêm vào là 2 x 0.65 (g). => Tổng trọng lượng vải A55 và nước là 2 + (2 x 0.65) g.
  • Gắn vải A55 vào finger của máy
  • Đặt mẫu 50 x 130 mm lên máy
  • Giữ chắc mẫu.
  • Tiến hành Crocking 10 vòng (1 vòng/ giây).

5. Đánh giá kết quả kiểm tra độ bền màu ma sát vải

  • Ghim vải A55 kết quả lên báo cáo.
  • Để kết quả trong phòng ít nhất 4 tiếng trước khi tiến hành đánh giá.
  • Khi đánh giá, đặt 3 miếng vải A55 bên dưới mẫu kết quả.
  • Sử dụng đèn D65, và Grey Scale for Staining để đánh giá.
  • Tiêu chuẩn đánh giá theo chỉ định riêng của khách hàng hoặc theo tiêu chuẩn

Chỉ tiêu đánh giá độ bền màu của vải năm 2024

Thước xám Grey Scale trong ngành may

Hãy liên hệ với chúng tôi để có thể thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như được báo giá tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!