Chích ngừa hpv bao lâu mới được có thai

Hai vắc xin HPV đã được sử dụng hiện nay có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus gây ra hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật và hậu môn (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

Vắc xin ngừa virus HPV được Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng vào năm 2008. Loại vắc xin này được khuyến cáo tiêm cho nữ giới ở độ tuổi từ 9 - 26, tốt nhất là khoảng 11 - 12 tuổi và trước khi quan hệ tình dục để đạt hiệu quả tốt nhất. Vắc xin phòng HPV có tác dụng lên đến 30 năm kể từ mũi tiêm cuối cùng.

Tuy nhiên, HPV có nhiều type khác nhau nên nếu bạn qua 26 tuổi hoặc đã quan hệ tình dục thì vẫn nên tiêm bởi vắc xin giúp chống lại các chủng virus HPV chưa xâm nhập và tránh tái nhiễm những virus đã từng được cơ thể đào thải. Việc bạn đã từng bị nhiễm một type HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những type HPV khác.

Hiện, Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc xin phòng HPV là Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Trong đó vắc xin Gardasil được ưa chuộng hơn do phòng được nhiều chủng virus HPV hơn. Cụ thể, Gardasil phòng được 4 chủng phổ biến là 16, 18, 6, 11 (2 chủng gây ung thư và 2 chủng gây bệnh khác như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục) với chi phí dao động từ 1,3 - 1,5 triệu đồng (tùy cơ sở y tế). Còn loại Cervarix phòng được 2 chủng là 16, 18 gây ung thư cổ tử cung, chi phí khoảng 850.000 đồng - 950.000 đồng (tùy cơ sở y tế).

Cả hai loại vắc xin này đều tiêm 3 mũi trong 6 tháng. Trong đó, mũi 1 là ngày tiêm mũi đầu tiên, mũi 2 là 2 tháng sau tiêm mũi đầu tiên và 6 tháng sau mũi đầu tiên chị sẽ được tiêm mũi thứ 3.

Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung không cần xét nghiệm trước tiêm, tuy nhiên tất cả các chị em nên được khám sức khỏe sàng lọc để đảm bảo an toàn tiêm chủng. Nếu chị ở độ tuổi AloBacsi đã nêu trên, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không mắc các bệnh cấp tính… là đủ điều kiện tiêm vắc xin này.

Lưu ý với các chị em có dự định sinh em bé thì chỉ nên mang thai sau khi kết thúc mũi tiêm cuối cùng ít nhất 1 tháng và tốt nhất là 3 tháng. Trong trường hợp đã tiêm 1 hoặc 2 mũi mà phát hiện mang thai thì nên hoãn tiêm mũi còn lại cho tới khi kết thúc thai kỳ.

Trân trọng!

>>> Nên tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung vào thời điểm nào?

Theo thông tin từ HPV Information Centre, mỗi ngày Việt Nam có khoảng 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Trong đó, thủ phạm gây bệnh chính là vi rút HPV tuýp 16,18.

Một trong những cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả hiện nay là tiêm phòng vắc xin HPV. Nhưng rất nhiều người thắc mắc: “đã quan hệ rồi thì có tiêm HPV hay không” “tiêm phòng HPV sau bao lâu thì có thể quan hệ” “trong thời gian tiêm HPV có phải kiêng quan hệ hay không?

Đã quan hệ rồi thì có nên tiêm HPV nữa không?

Việc tiêm phòng vắc xin ngừa HPV đạt lợi ích tối đa khi tiêm cho bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và mụn sinh dục… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nếu đã từng quan hệ tình dục rồi thì tiêm vắc xin sẽ không có tác dụng nữa.

Theo các chuyên gia, những người đã từng quan hệ tình dục và đã có gia đình vẫn nên tiến hành tiêm phòng HPV.

Nếu đã nhiễm HPV, cơ thể có cơ chế tạo miễn dịch thụ động. Trong khi đó, vắcxin phòng ngừa nhiễm HPV có cơ chế tạo miễn dịch chủ động. Vì vậy, việc tiêm phòng HPV vẫn được khuyến khích cho dù bạn đã từng quan hệ tình dục

HPV có nhiều tuýp khác nhau. Trên thực tế, chị em có thể nhiễm một hoặc vài chủng virus HPV sau khi quan hệ tình dục. Việc tiêm ngừa sẽ giúp phòng chống các chủng HPV khác mà chị em chưa mắc phải. Ngoài ra, HPV dễ tái nhiễm. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không phòng được tái nhiễm nhưng vắc xin ngừa được vấn đề này.

Tiêm phòng vắc xin ngừa HPV là cách phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất, tuy nhiên, cũng giống như tất cả loại vắc-xin tiêm phòng khác, không phải cứ tiêm phòng là có thể hoàn toàn yên tâm 100% không mắc bệnh. Do đó, bên cạnh việc tiêm phòng, bạn vẫn cần tự chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách duy trì lối sống sinh hoạt khoa học, tập thể dục điều độ, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không nên quan hệ với nhiều bạn tình.

Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì có thể quan hệ?

Vậy, tiêm phòng HPV có phải kiêng quan hệ hay không? Hiện tại, không có khuyến cáo cụ thể về việc kiêng quan hệ sau khi tiêm phòng vắc xin ngừa HPV. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và yên tâm, bạn nên có biện pháp bảo vệ nếu quan hệ tình dục trong thời điểm đang tiêm vắc xin, bởi khi đó vắc xin có thể chưa tạo ra kháng thể giúp chống lại virus HPV, bạn vẫn có thể lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục không an toàn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng HPV phải đạt tối thiểu hai mũi mới đủ mức độ bảo vệ chống ung thư cổ tử cung

Riêng đối với trường hợp dự định mang thai, chỉ nên mang thai sau khi tiêm mũi cuối tốt nhất là 3 tháng hoặc ít nhất phải 1 tháng. Nếu có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành 3 mũi tiêm thì cần hoãn tiêm chủng để tiếp tục thai kỳ.

Cần lưu ý, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung cũng không thể thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung. Vì thế, bạn vẫn nên đến những bệnh viện, trung tâm uy tín tiến hành thăm khám, tầm soát ung thư cổ tử cung.

Đặc biệt, những phụ nữ đã có gia đình, cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát ung thư định kỳ, ít nhất mỗi năm 1 lần để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Yên Thanh

Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc, Bác sĩ quản lý vùng khu vực Đông Nam bộ, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Vắc xin ngừa HPV là vắc xin bất hoạt vì vậy sẽ không cần khoảng cách để bạn có thể mang thai sau khi tiêm vắc xin này. Nhưng để vắc xin đạt hiệu quả tối đa, bạn nên hoàn thiện phác đồ tiêm ngừa HPV trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Hiện nay, Hệ thống tiêm chủng VNVC đang có vắc xin Gardasil (Mỹ) phòng 4 tuýp HPV (6, 11, 16, 18) cho bé gái/phụ nữ từ 9 – 26 tuổi với phác đồ tiêm 3 mũi. Bạn có thể liên hệ hotline 028 7300 6595 hoặc inbox tại đây để được tư vấn thông tin chi tiết.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai là một vấn đề mà chắc hẳn rất nhiều các chị quan tâm nhất là những chị em đang chuẩn bị kết hôn. Để có câu trả lời cho câu hỏi này các chị em hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của GHV KSol nhé.

XEM THÊM:

1. Đôi nét về virus HPV và vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Vắc xin HPV (hay còn gọi là vắc xin phòng ung thư cổ tử cung) là loại vắc xin giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, u nhú ở bộ phận sinh dục hay sùi mào gà có nguyên nhân là do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra.

Virus HPV chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục: khi người lành tiếp xúc với da, niêm mạc miệng, hầu họng hay tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo cũng như hậu môn của những người bị nhiễm. Ngoài ra, việc hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của người nhiễm bằng miệng cũng có thể khiến cho bạn bị lây truyền virus HPV.

Không những vậy, virus này còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như thông qua việc sử dụng chung dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết hay dùng chung đồ lót.

Cùng với đó, virus HPV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang đứa trẻ trong lúc sinh và gây ra tình trạng đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.

Hiện nay có hơn 140 loại virus HPV được phát hiện ở người. Khoảng 40 loại trong số đó có thể nhiễm vào các cơ quan như miệng, cổ họng, trực tràng, hậu môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung (ở nữ giới) và dương vật, bìu (ở nam giới). Những chủng virus HPV này sẽ lây lan trong quá trình quan hệ tình dục.

Trong hầu hết các trường hợp bị nhiễm virus HPV ở bộ phận sinh dục hoàn toàn tự khỏi mà không gây hại. Nhưng cũng có một vài chủng HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư trong đó phải biệt chú ý đến 2 chủng virus HPV là chủng 16 và 18. Đây là 2 chủng chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung cùng một số bệnh ung thư khác như ung thư âm hộ, ung thư âm đạo hay ung thư hầu họng.

2. Có nên chích ngừa vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung không?

Cho đến hiện nay, thì tiêm vắc xin là được đánh giá là biện pháp hiệu quả nhất để giúp các chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung này. 

Theo các chuyên gia thì vắc xin phòng HPV tương đối an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ hay nam giới tránh khỏi những căn bệnh có liên quan đến virus HPV.

Bác sĩ khuyến cáo nữ giới trong độ tuổi từ  9 đến 26 tuổi nên tiêm loại vắc xin HPV này để đảm bảo rằng chị em được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này.

3. Độ tuổi và đối tượng chích ngừa ung thư cổ tử cung

Các vắc xin phòng ngừa virus HPV được lưu hành tại Việt Nam được các nhà sản xuất chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận là đã từng có quan hệ tình dục hay chưa.

Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi chích ngừa vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Và cũng theo như các chuyên gia thì vắc xin này có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.

Chị em phụ nữ nên tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung càng sớm

Các nhà khoa học cũng công bố một thông tin khá bất ngờ đó là vắc xin HPV cũng có tác dụng đối với các bé trai trong độ tuổi dậy thì. Theo đề xuất của Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật của Hoa Kỳ là cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV dành cho các bé trai. Ý kiến đề xuất này xuất hiện sau một nghiên cứu cho thấy số lượng nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV đã sẽ vượt xa hơn cả nữ giới. Cùng với đó thì nhiễm virus HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư một số các cơ quan sinh dục ở nam giới như hậu môn, dương vật,…

4. Tác dụng phụ của vắc xin phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung

Theo ghi nhận thì nhiều người sau khi chích ngừa vắc xin HPV không gặp phải bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa như:

  • Các phản ứng tại vị trí tiêm như quầng đỏ, đau hoặc sưng;
  • Sốt nhẹ;
  • Nổi mề đay;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Đau cơ;
  • Đau khớp;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Rối loạn đường tiêu hoá như: đau bụng, tiêu chảy;
  • Quá mẫn…

Nếu bạn sau khi tiêm gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hay những triệu chứng kể trên thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

5. Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?

Chích ngừa ung thư cổ tử cung sau bao lâu mang thai là tốt nhất?

Khi bắt đầu có dự định lập gia đình thì các chị em phụ nữ cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ trước đó. Vì phải mất tối thiểu 6 tháng mới có thể hoàn thành được 3 đủ mũi vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung. Trong đó thì mũi 1 là ngày tiêm mũi vắc xin đầu tiên, mũi 2 là sau tròn 2 tháng kể từ thời điểm tiêm mũi đầu tiên và mũi thứ 3 là sau 4 tháng kể từ lúc tiêm vắc xin mũi 2.

Các chuyên gia khuyến cáo đối với những chị em mà có dự định sinh em bé thì chỉ nên mang thai sau khi kết thúc mũi tiêm vắc xin cuối cùng ít nhất 1 tháng và tốt nhất là chỉ nên mang thai sau 3 tháng kể từ khi hoàn thành việc tiêm chủng. Trong những trường hợp đã tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin HPV mà phát hiện mình mang thai thì chị em nên hoãn tiêm mũi còn lại cho tới khi kết thúc thai kỳ.

Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi “Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?” mà các chuyên gia muốn gửi tới bạn. Hy vọng là nhờ đó mà các chị em sẽ có kế hoạch tiêm phòng phù hợp để tránh làm ảnh hưởng đến việc mang thai.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM THÊM: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?

Video liên quan

Chủ đề