Chiến tranh nam bắc triều của tập đoàn nào

BP - Cuối thế kỷ XVI, nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu, nhiều cuộc phản kháng nổi lên. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, chấm dứt 100 năm thịnh trị của nhà Hậu Lê (1428-1527), lịch sử gọi là cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều. Mạc Đăng Dung lên ngôi được 2 năm thì nhường ngôi cho con trai Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) còn mình làm thái thượng hoàng. Năm 1540, Mạc Thái Tông chết, Mạc Đăng Dung lập cháu nội là Mạc Phúc Hải lên ngôi lấy hiệu Mạc Hiến Tông.

Trong khi đó, tại Lào, tướng của nhà Lê là Nguyễn Kim đưa Lê Duy Ninh lên ngôi, lấy hiệu là Lê Trang Tông vào năm 1533. Với khẩu hiệu “Phù Lê diệt Mạc”, Nguyễn Kim vừa xây dựng lực lượng vừa tổ chức tiến quân về nước. Năm 1539, Nguyễn Kim đánh chiếm được huyện Lôi Dương ở Thanh Hóa, năm 1540 tiến vào Nghệ An và bắt đầu xác lập lại vị trí của nhà Hậu Lê. Năm 1545, Nguyễn Kim bị bộ tướng của mình đầu độc chết, con rể là Trịnh Kiểm thay cha vợ nắm binh quyền. Năm 1546, Mạc Hiến Tông chết, con trai là Mạc Tuyên Tông còn nhỏ nối ngôi nên nội bộ nhà Mạc đã xảy biến loạn giữa các phe phái. Chú của Mạc Tuyên Tông là Mạc Điển Kính phải tập trung lực lượng trấn áp. Năm 1551, những người chống đối Mạc Tuyên Tông chạy vào Thanh Hóa đầu hàng nhà Lê. Nhân cơ hội này, Trịnh Kiểm đưa quân giải phóng toàn bộ vùng đất Thanh Hóa, Nghệ An. Năm 1570, Trịnh Kiểm chết, Trịnh Tùng tranh ngôi, buộc anh trai mình là Trịnh Cối phải chạy sang đầu hàng nhà Mạc.

Theo đánh giá của các sử gia, giai đoạn từ 1545-1580 cuộc chiến giữa Nam - Bắc triều chủ yếu là những trận đánh giằng co, chiến sự diễn ra ở mức trung bình, chưa có các chiến dịch quân sự quy mô lớn. Địa bàn chiến trận diễn ra chủ yếu tại Sơn Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa - Nghệ An, 2 bên đều có thua, có thắng và nhà Mạc bắt đầu suy yếu kể từ khi Mạc Kính Điển chết (1580). Đầu năm 1592, Trịnh Tùng thúc quân tổng tiến công ra Bắc, quân Mạc đại bại, chết rất nhiều. Cuối năm 1592, Trịnh Tùng đánh chiếm kinh thành Thăng Long bắt giết cha con vua Mạc là Mạc Mậu Hợp và Mạc Toàn. Hậu duệ nhà Mạc chạy lên Cao Bằng dựa vào thế lực ngoại bang để lập địa bàn cát cứ và tồn tại đến năm 1677 thì bị tiêu diệt hoàn toàn.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, suốt cuộc chiến Nam - Bắc triều diễn ra có 38 cuộc chiến lớn nhỏ đã gây ra nhiều tổn thất lớn về mọi mặt cho đất nước ta. Bởi cả hai bên đều đã huy động gần hết lực lượng vào cuộc chiến làm cho sản xuất bị đình trệ, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của cả nước. Đặc biệt, cuộc chiến này đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng khi làm phát sinh thêm một cuộc chiến khác giữa 2 tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn kéo dài gần 150 năm (1627-1775) gây hao tổn người và của, triệt phá ruộng đồng, làng mạc làm chia cắt lãnh thổ, kìm hãm sự phát triển của đất nước về mọi mặt.

Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.

Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.

Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).

Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm. Suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường. Làng mạc điêu tàn, xơ xác. Mãi đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt.

Chiến tranh nam bắc triều của tập đoàn nào

Di tích thành nhà Mạc ở Lạng Sơn

Trong trận đánh năm 1570, nhân dân Thanh Hoá già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiêu. Hàng vạn người bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính, đi phu.

Mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân đói khổ phiêu bạt, tan tác vào Nam ra Bắc, trong cõi Nghệ An đìu hiu, vắng tanh".

Chế độ binh dịch càng đè nặng lên đời sống nhân dân. Thời gian họ Mạc rút lên Cao Bằng, nhân dân vẫn tiếp tục phải đi lính, đi phu, gia đình li tán.

Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay nắm toàn bộ bình quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.

Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.

Trong gần nửa thế kỉ (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần. Vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước, gọi là Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào).

Dân cư ở hai bờ sông Gianh phải di chuyển đi nơi khác. Luỹ Thầy ở phía nam như một bức thành ngăn đôi đất nước.

"Khôn ngoan qua được Thanh Hà,

Dẫu rằng có cánh khó qua Luỹ Thầy".

Chiến tranh nam bắc triều của tập đoàn nào

Phủ chúa Trịnh (tranh vẽ thế kỷ XVII)

Ở Đàng Ngoài, từ năm 1592, cuộc xung đột Nam - Đắc triều kết thúc về cơ bản. Trịnh Tùng xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê. Họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là "vua Lê - chúa Trịnh". Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".

Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.