Cho vay lại vốn ODA là gì

Tin tức - Sự kiện

Chính phủ điều chỉnh tỉ lệ cho vay lại vốn vay ODA

Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang
Cho vay lại vốn ODA là gì
Cho vay lại vốn ODA là gì
Chính phủ điều chỉnh tỉ lệ cho vay lại vốn vay ODA(sav.gov.vn) - Ngày 16/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 79/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về việc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.Nghị định 79/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/10/2021 sửa đổi, bổ sung một số nội dung cụ thể như sau: Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 16: Trị giá tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 120% dư nợ của khoản vay lại trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp; bằng 100% dư nợ của khoản vay lại trong trường hợp cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập. Trong quá trình thực hiện khoản vay lại, trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm tiền vay giảm thấp hơn so với mức quy định nêu trên, bên vay lại có trách nhiệm bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay nhằm đảm bảo mức tối thiểu. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 16: Không yêu cầu bảo đảm tiền vay trong trường hợp: Cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại; Các khoản vay do Ban quản lý dự án thuộc các Bộ nhận nợ, sau đó chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sửa đổi khoản 1 Điều 21: Tỷ lệ cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể, địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỷ lệ cho vay lại là 10% vốn vay ODA, vay ưu đãi (quy định cũ tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi ). Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi (quy định cũ tỷ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vay ưu đãi). Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương dưới 50%, tỷ lệ cho vay lại là 50% vốn vay ODA, vay ưu đãi. Địa phương có điều tiết về ngân sách Trung ương (trừ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), tỷ lệ cho vay lại là 70% vốn vay ODA, vay ưu đãi. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: tỷ lệ cho vay lại là 100% vốn vay ODA, vay ưu đãi. Đối với một số chương trình, dự án liên quan đến phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu của một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà Chính phủ cần hỗ trợ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 01/4/2021 sẽ do Chính phủ quyết định tỷ lệ cho vay lại nhưng không thấp hơn 10%. Nghị định bổ sung điểm c khoản 2 Điều 21 như sau: Trường hợp áp dụng tỷ lệ cho vay lại khác cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này, trong quá trình xây dựng cơ chế tài chính đối với nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi, trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản và bên vay lại, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan liên quan, trình Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ cho vay lại đối với từng trường hợp cụ thể nhưng không thấp hơn 10%. Bổ sung khoản 3 Điều 23: Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng có trách nhiệm thẩm định cho vay lại đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và báo cáo kết quả thẩm định cho vay lại cho Bộ Tài chính, trong đó khẳng định khả năng hoàn vốn của dự án; khả năng trả nợ vốn vay lại của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức, quản lý việc cho vay lại và thu hồi nợ cho vay lại, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Bộ Tài chính theo kết quả thẩm định cho vay lại và hợp đồng ủy quyền cho vay lại; thẩm định phương án bảo đảm tiền vay, đăng ký, quản lý và xử lý tài sản thế chấp và các tài sản khác do bên vay lại dùng để bảo đảm tiền vay đối với khoản vay lại theo quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm tiền vay; kiểm tra việc sử dụng vốn vay lại của Bên vay lại thông qua kiểm tra hồ sơ giải ngân vốn vay lại, trừ trường hợp khoản giải ngân đã được Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi; giám sát khoản vay lại, tình hình tài chính của Bên vay lại, tình hình khai thác, vận hành công trình được đầu tư bằng vốn vay lại, định kỳ và đột xuất thực hiện kiểm tra khoản vay lại, Bên vay lại và báo cáo kết quả cho Bộ Tài chính; thẩm định đối với đề xuất phương án xử lý nợ khoản vay lại (nếu có) của Bên vay lại và báo cáo kết quả thẩm định phương án xử lý nợ, kiến nghị rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của phương án xử lý nợ để gửi Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 32: Bên vay lại là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cho Bộ Tài chính, bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp báo cáo cho cơ quan được ủy quyền vay lại một năm hai lần, lần 1 không muộn hơn ngày 31/7 năm thực hiện cho kỳ báo cáo từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 năm thực hiện và lần 2 không muộn hơn ngày 15/02 năm sau cho kỳ báo cáo từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 năm thực hiện về tình hình cho vay lại Cơ quan được ủy quyền cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính một năm 2 lần, lần 1 không muộn hơn ngày 31/8 năm thực hiện cho kỳ báo cáo từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 năm thực hiện và lần 2 không muộn hơn ngày 28/02 năm sau cho kỳ báo cáo từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 năm thực hiện hoặc ngay khi phát sinh vấn đề đột xuất ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của từng dự án vay lại, bên vay lại về các nội dung nêu tại khoản 1 Điều 32. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 35 đối với nợ quá hạn từ 02 kỳ đến 03 kỳ: Bên vay lại là doanh nghiệp vay lại theo phương thức cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng, chậm nhất 15 ngày trước kỳ trả nợ tiếp theo gần nhất, phải duy trì số dư tài khoản với mức tối thiểu bằng 02 kỳ trả nợ tiếp theo nếu nợ quá hạn 02 kỳ; bằng 03 kỳ trả nợ tiếp theo nếu nợ quá hạn 03 kỳ. Nghị định nêu rõ: Bãi bỏ khoản 3 Điều 17. Chính phủ giao các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm Nghị định này./. Thành Trang

(sav.gov.vn) - Ngày 16/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 79/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về việc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Nghị định 79/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/10/2021 sửa đổi, bổ sung một số nội dung cụ thể như sau:

Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 16: Trị giá tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 120% dư nợ của khoản vay lại trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp; bằng 100% dư nợ của khoản vay lại trong trường hợp cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập. Trong quá trình thực hiện khoản vay lại, trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm tiền vay giảm thấp hơn so với mức quy định nêu trên, bên vay lại có trách nhiệm bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay nhằm đảm bảo mức tối thiểu.

Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 16: Không yêu cầu bảo đảm tiền vay trong trường hợp: Cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại; Các khoản vay do Ban quản lý dự án thuộc các Bộ nhận nợ, sau đó chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Sửa đổi khoản 1 Điều 21: Tỷ lệ cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể, địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỷ lệ cho vay lại là 10% vốn vay ODA, vay ưu đãi (quy định cũ tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi ). Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi (quy định cũ tỷ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vay ưu đãi).

Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương dưới 50%, tỷ lệ cho vay lại là 50% vốn vay ODA, vay ưu đãi. Địa phương có điều tiết về ngân sách Trung ương (trừ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), tỷ lệ cho vay lại là 70% vốn vay ODA, vay ưu đãi.

Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: tỷ lệ cho vay lại là 100% vốn vay ODA, vay ưu đãi.

Đối với một số chương trình, dự án liên quan đến phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu của một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà Chính phủ cần hỗ trợ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 01/4/2021 sẽ do Chính phủ quyết định tỷ lệ cho vay lại nhưng không thấp hơn 10%.

Nghị định bổ sung điểm c khoản 2 Điều 21 như sau: Trường hợp áp dụng tỷ lệ cho vay lại khác cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này, trong quá trình xây dựng cơ chế tài chính đối với nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi, trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản và bên vay lại, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan liên quan, trình Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ cho vay lại đối với từng trường hợp cụ thể nhưng không thấp hơn 10%.

Bổ sung khoản 3 Điều 23: Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng có trách nhiệm thẩm định cho vay lại đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và báo cáo kết quả thẩm định cho vay lại cho Bộ Tài chính, trong đó khẳng định khả năng hoàn vốn của dự án; khả năng trả nợ vốn vay lại của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức, quản lý việc cho vay lại và thu hồi nợ cho vay lại, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Bộ Tài chính theo kết quả thẩm định cho vay lại và hợp đồng ủy quyền cho vay lại; thẩm định phương án bảo đảm tiền vay, đăng ký, quản lý và xử lý tài sản thế chấp và các tài sản khác do bên vay lại dùng để bảo đảm tiền vay đối với khoản vay lại theo quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm tiền vay; kiểm tra việc sử dụng vốn vay lại của Bên vay lại thông qua kiểm tra hồ sơ giải ngân vốn vay lại, trừ trường hợp khoản giải ngân đã được Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi; giám sát khoản vay lại, tình hình tài chính của Bên vay lại, tình hình khai thác, vận hành công trình được đầu tư bằng vốn vay lại, định kỳ và đột xuất thực hiện kiểm tra khoản vay lại, Bên vay lại và báo cáo kết quả cho Bộ Tài chính; thẩm định đối với đề xuất phương án xử lý nợ khoản vay lại (nếu có) của Bên vay lại và báo cáo kết quả thẩm định phương án xử lý nợ, kiến nghị rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của phương án xử lý nợ để gửi Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 32: Bên vay lại là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cho Bộ Tài chính, bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp báo cáo cho cơ quan được ủy quyền vay lại một năm hai lần, lần 1 không muộn hơn ngày 31/7 năm thực hiện cho kỳ báo cáo từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 năm thực hiện và lần 2 không muộn hơn ngày 15/02 năm sau cho kỳ báo cáo từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 năm thực hiện về tình hình cho vay lại

Cơ quan được ủy quyền cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính một năm 2 lần, lần 1 không muộn hơn ngày 31/8 năm thực hiện cho kỳ báo cáo từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 năm thực hiện và lần 2 không muộn hơn ngày 28/02 năm sau cho kỳ báo cáo từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 năm thực hiện hoặc ngay khi phát sinh vấn đề đột xuất ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của từng dự án vay lại, bên vay lại về các nội dung nêu tại khoản 1 Điều 32.

Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 35 đối với nợ quá hạn từ 02 kỳ đến 03 kỳ: Bên vay lại là doanh nghiệp vay lại theo phương thức cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng, chậm nhất 15 ngày trước kỳ trả nợ tiếp theo gần nhất, phải duy trì số dư tài khoản với mức tối thiểu bằng 02 kỳ trả nợ tiếp theo nếu nợ quá hạn 02 kỳ; bằng 03 kỳ trả nợ tiếp theo nếu nợ quá hạn 03 kỳ.

Nghị định nêu rõ: Bãi bỏ khoản 3 Điều 17.

Chính phủ giao các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm Nghị định này./.

Thành Trang

Tin tức liên quan

  • Gần 150 đơn vị máu được hiến tặng tại Ngày hội hiến máu tình nguyện 2021 (24/12/2021 )
  • KTNN chuyên ngành Ia: Chủ động thực hiện các cuộc kiểm toán trong điều kiện bình thường mới (24/12/2021 )
  • Đoàn Thanh niên Kiểm toán nhà nước trao Tủ sách thanh niên năm 2021 (23/12/2021 )
  • Kiểm toán nhà nước nghiệm thu đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Kiểm toán nhà nước đáp ứng xu thế phát triển giai đoạn 2020 2030 (23/12/2021 )
  • KTNN khu vực I: Tiếp tục có những kiến nghị nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, chính sách không còn phù hợp, tránh thất thoát, lãng phí (23/12/2021 )
  • Nghiệm thu đề tài cấp Bộ Vận dụng tiếp cận kiểm toán đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán chi ngân sách cấp tỉnh (23/12/2021 )
Xem thêm »
  • Chỉ đạo điều hành
    • Văn bản điều hành
    • Lịch công tác
    • Góp ý văn bản dự thảo
  • Hội nhập phát triển
  • Thi đua khen thưởng
  • Văn bản chính sách
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Nghiệp vụ kiểm toán
    • Chuẩn mực kiểm toán
    • Quy trình kiểm toán
    • Hồ sơ mẫu biểu kiểm toán
    • Trao đổi kinh nghiệm

Phim tư liệu

  • Một nhiệm kỳ thành công của KTNN Việt Nam
  • KTNN thành công trên vai trò Chủ tịch ASOSAI 14
  • Chủ tịch Quốc hội làm việc với Kiểm toán Nhà nước
  • KTNN quyên góp ủng hộ phòng, chống Covid-19
  • Công bố, trao Nghị quyết của Quốc hội về bầu Tổng Kiểm toán nhà nước và Lễ bàn giao công tác của Tổng Kiểm toán nhà nước
  • Cho vay lại vốn ODA là gì
    Luật kiểm toán nhà nước
  • Cho vay lại vốn ODA là gì
    Phần mềm nội bộ
  • Cho vay lại vốn ODA là gì
    CSDL quốc gia về pháp luật
  • Cho vay lại vốn ODA là gì
    Chủ tịch Asosai (2018-2021)
  • Cho vay lại vốn ODA là gì
    Đại hội ASOSAI 14
  • Cho vay lại vốn ODA là gì
    Tổ chức ASEANSAI

Âm nhạc

Bài ca Kiểm toán Nhà nước
Để tình em ra khơi
Em gái kiểm toán lên vùng cao
Em tìm con số niềm tin yêu
Hành khúc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
Kiểm toán viên và chiến sĩ biên phòng
Lời nhắn nhủ
Những con số cùng ta suy nghĩ
Những sắc màu con số
Nỗi nhớ Kiểm toán viên
Tình yêu người chiến sĩ kiểm toán
Tổ quốc đã trao ta niềm tin