Cho ví dụ về câu trần thuật đơn không có từ là

Câu trần thuật đơn là câu đơn (được tạo từ cụm chủ – vị) dùng để tả, giới thiệu hoặc kể về sự vật, sự việc nào đó hoặc bày tỏ ý kiến, quan điểm. Câu trần thuật đơn còn được gọi là câu kể hoặc câu tường thuật, thường kết thúc bằng dấu chấm.

Chúng ta đã biết, trần thuật là việc kể lại, tường thuật lại một câu chuyện, một sự kiện nay một công việc nào đó đã làm, đã diễn ra. Vậy câu trần thuật đơn là gì? Ví dụ về câu trần thuật đơn là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này nhé.

Câu trần thuật đơn là gì?

Câu trần thuật đơn là câu đơn (được tạo từ cụm chủ  – vị) dùng để tả, giới thiệu hoặc kể về sự vật, sự việc nào đó hoặc bày tỏ ý kiến, quan điểm. Câu trần thuật đơn còn được gọi là câu kể hoặc câu tường thuật, thường kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ:

– Bông hoa có màu xanh. => Chủ ngữ: Bông hoa; Vị ngữ: có màu xanh; dùng để tả

– Tôi làm bác sĩ. => Chủ ngữ: Tôi; Vị ngữ: Làm bác sĩ, dùng để giới thiệu về nghề nghiệp

– Hôm ấy, vụ cướp xảy ra ở một ngân hàng lớn. => Chủ ngữ: Vụ cướp, Vị ngữ: xảy ra ở một ngân hàng lớn; dùng để kể về một sự việc.

Đặc điểm hình thức, chức năng và tác dụng của câu trần thuật đơn

Thứ nhất: Đặc điểm hình thức của câu trần thuật đơn

– Được tạo ra theo kết cấu Chủ – Vị (C-V)

– Cuối câu kết thúc thường là dấu chấm. Một vài trường hợp đặc biệt sẽ kết thúc bằng dấu chấm than (!).

Thứ hai: Chức năng và tác dụng

Câu trần thuật đơn được sử dụng để kể lại, xác nhận, miêu tả, thông báo, bày tỏ cảm xúc hay nhận định lại về một sự kiện, một công việc, một sự vật với những tính chất, trạng thái của những sự vật, sự việc hay sự kiện đó nhằm giúp đối phương nắm được thông tin về những hiện tượng đó đã diễn ra như thế nào khi không được trực tiếp chứng kiến nó.

Phân loại câu trần thuật đơn

Thứ nhất: Câu trần thuật đơn có từ “là”

Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Tổ hợp giữa từ “là’ với động từ hoặc cụm động từ hoặc tính từ với cụm tính từ… đều có thể làm vị ngữ trong câu.

Khi vị ngữ có ý biểu thị sự phủ định nó sẽ kết hợp với các cụm từ phủ định như “không phải”, “chưa phải”.

Ví dụ: Cuối tuần, các em học sinh không phải đi học.

Một số kiểu câu như:

+ Câu định nghĩa.

Ví dụ: Hydro là một nguyên tố hóa học.

+ Câu miêu tả.

Ví dụ: Khóm hoa ngoài vườn đang khoe sắc.

+ Câu giới thiệu.

Ví dụ: Hoàng là một giáo viên.

+ Câu đánh giá.

Ví dụ: Cô Lan dạy rất nhiệt huyết, giúp học sinh dễ hiểu.

Thứ hai: Câu trần thuật đơn không có từ “là”

Trong câu vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi vị ngữ có ý biểu thị phủ định thường sẽ đi kèm với các từ ngữ phủ định như là “không”, “chưa”.

Ví dụ:

– Chiếc váy được làm từ chất liệu vải mềm

– Bé Na chưa ăn cơm => Câu trần thuật đơn mang ý nghĩa phủ định

Các câu này thường có nhiệm vụ miêu tả các hành động, đặc điểm,…sự vật nêu ở chủ ngữ phía trước được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.

Ví dụ:  Chiếc máy tính có màu trắng bạc và màn hình cạc rời => CN: Chiếc máy tính; VN: có màu trắng bạc và màn hình cạc rời

Các câu có nhiệm vụ thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của sự vật, hiện tượng được gọi là câu tồn tại. Các câu này chủ ngữ thường đi sau vị ngữ.

Ví dụ câu trần thuật đơn

Thứ nhất: Ví dụ về câu trần thuật đơn có từ “là”

1/ Cacbon là nguyên tố hóa học có  nguyên tử bằng 6 và nguyên tử khối bằng 12. (định nghĩa)

2/ Hôm nay là một ngày nắng nhẹ (miêu tả).

3/ Bố tôi là công an. (giới thiệu)

4/ Tuấn trêu chọc giáo viên là hành động vô lễ. (đánh giá)

Thứ hai: Ví dụ về câu trần thuật đơn không có từ “là”

Tôi chưa phải đi học vì còn dịch Covid-19. (câu phủ định kết hợp từ “chưa phải”).

Tiếng Việt là một loại ngôn ngữ phong phú và đa dạng, sự phong phú của tiếng Việt được tạo nên bởi nhiều loại cấu trúc câu khác nhau. Trong đó, câu trần thuật đơn là loại câu được sử dụng nhiều trong giao tiếp và cũng là một loại câu quan trọng thường gặp trong văn học. Vậy câu tràn thuật đơn là gì? Đặc điểm và chức năng của câu trần thuật đơn và câu trần thuật đơn có từ là là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về câu trần thuật đơn qua nội dung bái viết này nhé!

Câu trần thuật đơn là gì?

Chúng ta đã biết, trần thuật là việc kể lại, tường thuật lại một câu chuyện, một sự kiện nay một công việc nào đó đã làm, đã diễn ra.

Vậy câu trần thuật đơn có thể hiểu là một loại câu được sử dụng để kể lại, xác nhận, miêu tả, thống báo hay nhận định lại về một sự kiện, một công việc, một sự vật với những tính chất, trạng thái của những sự vật, sự việc hay sự kiện đó nhằm giúp đối phương nắm được thông tin về những hiện tượng đó đã diễn ra như thế nào khi không được trực tiếp chứng kiến nó.

Trong văn viết thì câu trần thuật khi thể hiện cần phải viết đúng cấu trúc câu, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ để người đọc có thể dễ dàng hình dung vấn đề. Còn trong giao tiếp hàng ngày thì câu trần thuật thường được nói với giọng bình thường, có thể kèm theo cử chỉ, biểu cảm của người nói để người nghe dễ dàng hình dung vấn đề hơn. Tuy nhiên khi sử dụng cầu trần thuật trong văn nói hay văn viết thì ý nghĩa của câu trần thuật đều không bị thay đổi.

Câu trần thuật có thể bao gồm một hay nhiều cụm chủ vị tùy theo nội dung của vấn đề cần đề cập là ngắn hay dài.

Từ khái niệm về câu trần thuật, ta có thể suy ra khái niệm về câu trần thuật đơn. Nếu như câu trần thuật nói chung, có thể bao gồm một hay nhiều cụm chủ vị cấu tạo thành một câu thì câu trần thuật đơn chỉ bao gồm một cụm chủ vị cấu tạo thành. Mục đích của cầu trần thuật đơn là để giới thiệu, kể lại một sự vất, hiện tượng, một sự kiện trong đời sống.

Cho ví dụ về câu trần thuật đơn không có từ là

Câu trần thuật đơn khi xét về mặt cấu trúc còn được chia thành câu trần thuật có từ “là” và câu trần thuật không có từ “là”

Trong đó, câu trần thuật đơn có từ “là” là loại câu được cấu tạo nên bởi một cụm chủ vị, trong đó vế trước và vế sau của cấu được nối với nhau bởi từ “là”. Nói cách khác, câu trần thuật đơn có từ “là” là câu trần thuật đơn gồm một cụm chủ vị cấu tạo thành, trong đó phần vị ngữ do từ “là” kết hợp với một cụm từ nào đó, có thể là doanh từ, tính từ, động từ.

Câu trần thuật đơn có từ “là” được dùng đề giới thiệu, miêu tả các hình thái hay nhấn mạnh một vất đề cần được khẳng định.

Ví dụ: “Bố tôi là công an”, “Tôi chắc chắn là đúng”, “Đây là đáp án đúng”…

Ngoài ra còn có câu trần thuật đơn không có từ “là”. Đây là loại câu do một cụm chủ vị tạo thành, trong vị ngữ không có sự xuất hiện của từ “là”, câu được sử dụng với mục đích miêu tả thông báo kể. Vị ngữ thường do động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ tạo thành. Ngoài ra trước động từ, tính từ có thể kết phù hợp với các tình thái từ mang ý nghĩa khẳng định, phủ định để tăng sắc thái biểu cảm của câu.

Ví dụ: “Sau cơn mưa, trời lại sáng”.

Đặc điểm của câu trần thuật đơn

Đặc điểm của câu trần thuật đơn khá đơn giản, không phức tạp hay không có nhiều thành phần tạo thành câu như câu nghi vấn, câu cảm thán,… mà đây là kiểu câu cơ bản nhất, được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp hàng ngày và trong cả văn viết.

Câu trần thuật đơn chỉ có một chủ ngữ và một vị ngữ, được mở đầu bằng chữ cái đầu in hoa và kết thúc câu bằng dấu chấm (.) để nhấn mạnh về sự chắc chắn của vấn đề vừa được đề cập hoặc kết thúc bằng dấu chấm lửng (…) để nhấn mạnh sự vật, sự việc cần phải suy ngẫm.

Ví dụ như:

+ Mẹ tôi mua một chiếc túi xách.

+ Bình hoa có màu sắc đẹp mắt…

Những chức năng của câu trần thuật đơn

Câu trần thuật đơn có chức năng thể hiện ngay trên tên gọi của nó. Câu trần thuật đơn có chức năng chính dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả về một sự vật, hiện tượng hay sự kiện, một việc lạ nào đó. Ngoài ra, câu trần thuật đơn còn được sử dụng để làm yêu cầu hay đề nghị hoặc để bộc lộ tình cảm. Tuy nhiên, đây không phải là chức năng chính của câu trần thuật đơn nên tránh sử dụng câu trần thuật đơn trong trường hợp này để tránh nhầm lẫn với những kiểu câu khác.

Ví dụ: “Bông hoa rất đẹp”: Trường hợp này, câu trần thuật đơn còn được sử dụng để bộc lộ tình cảm đối với sự vật. Người đọc hay người nghe sẽ nhầm lẫn trường hợp này với câu cảm thán. Tuy nhiên đây lại không phải là câu cảm thán.

Cách đặt câu trần thuật

Để đặt một câu trần thuật, bạn đọc có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1: Cần xác định múc đích đặt câu để lựa chọn kiểu câu sao cho phù hợp;

Bước 2: Lựa chọn kiểu câu trần thuật phù hợp, trong đó lưu ý câu trần thuật có từ “là” thường được dùng để giới thiệu là chính và câu trần thuật không có từ “là” thường được dùng để thông báo, miêu tả…

Bước 3: Xác định cụm chủ vị;

Bước 4: Thêm những thành phần phụ như phụ ngữ, dấu câu để tạo sự hoàn chỉnh cho câu;

Bước 5: viết câu trần thuật;

Bước 6: Đọc và soát lại, chỉnh sửa lại câu nếu cần thiết.

Với nội dung bài viết trên, chúng tôi vừa gửi đến bạn đọc những nội dung kiến thức liên quan đến Câu trần thuật đơn có từ là là gì? Hi vọng những chia sẻ này đã giúp bạn đọc hiểu và biết cách sử dụng câu trần thuật đơn trong văn viết và giao tiếp một cách đúng nhất.