Chuẩn mực kế toán quốc tế ias 23 năm 2024

được phát hành lại vào tháng 3 năm 2007 và áp dụng cho các giai đoạn hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2009.

Cụ thể hơn trong bài viết này, Taca sẽ mang đến cho bạn những thông tin về chuẩn mực, quy định, trình bày báo cáo tài chính và các thời điểm xác định vốn hoá về IAS 23.

Tóm tắt Chuẩn mực IAS 23

Quy định chung

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay khác được ghi nhận là chi phí trong kỳ

Xem thêm: Khóa học IFRS toàn diện (CertIRF, DipIFR, VAS to IFRS)

Phạm vi

Chi phí đi vay bao gồm: [IAS 23.6]

  • Chi phí lãi vay tính theo phương pháp lãi suất thực như đã trình bày trong IFRS 9;
  • Lãi vay liên quan đến nghĩa vụ thanh toán tiền thuê được ghi nhận theo quy định tại IFRS 16 – Thuê Tài sản; và
  • Phần chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ được coi là khoản điều chỉnh cho chi phí vay.

Chuẩn mực này không áp dụng đối với chi phí trực tiếp hoặc chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu bao gồm cả vốn ưu đãi không được phân loại là nợ phải trả. [IAS 23.3]

Tài sản dở dang là tài sản cần một thời gian đủ dài để đầu tư xây dựng hoặc sản xuất thì mới có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán. [IAS 23.5] Các tài sản tài chính, và hàng tồn kho được sản xuất, hoặc chế tạo trong thời gian ngắn đều không phải là tài sản dở dang.

Các tài sản mua về đã sẵn sàng đưa vào sử dụng theo mục đích định trước của đơn vị hoặc sẵn sàng để bán thì cũng không phải là tài sản dở dang. [IAS 23.6]

Đơn vị không bắt buộc phải vốn hóa chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất trong các trường hợp:

  • Tài sản dở dang được đo lường theo giá trị hợp lý, ví dụ tài sản sinh học trong phạm vi của chuẩn mực IAS 41 – Nông nghiệp; hoặc
  • Hàng tồn kho được sản xuất hoặc chế tạo với số lượng lớn theo quy trình lặp lại

Ghi nhận chi phí đi vay

Ghi nhận

Đơn vị thực hiện vốn hóa chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang vào nguyên giá của tài sản đó. Đơn vị sẽ ghi nhận các chi phí đi vay khác vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà nó phát sinh. [IAS 23.6]

Phương pháp tính

Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì đơn vị sẽ xác định chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa cho tài sản dở dang đó là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này. [IAS 23.12]

Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung vừa sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh thông thường vừa sử dụng cho mục đích có được tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hóa được xác định theo tỷ lệ vốn hóa đối với tài sản đó.

Tỷ lệ vốn hóa được xác định theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của tất cả các khoản vay chưa trả trong kỳ của đơn vị. Tuy nhiên đơn vị phải loại trừ khỏi phép tính này các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích có được một tài sản dở dang cụ thể cho đến khi hoàn thành phần lớn các hoạt động cần thiết để đưa tài sản vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán. Chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ không vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó. [IAS 23.14]

Đơn vị sẽ vốn hóa chi phí đi vay vào nguyên giá của tài sản dở dang tại Ngày bắt đầu vốn hóa. Chi phí liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang chỉ bao gồm các khoản phải thanh toán bằng tiền, thanh toán thông qua hình thức chuyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản nợ phải trả lãi. [IAS 23.17-18]

Đơn vị sẽ tạm ngừng việc vốn hóa chi phí đi vay trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng và sản xuất tài sản dở dang đang bị gián đoạn. [IAS 23.20]

Đơn vị sẽ chấm dứt việc vốn hóa chi phí đi vay khi tất cả các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng cho mục đích định trước hoặc để bán đã hoàn thành. [IAS 23.22]

Nếu có sự thay đổi nhỏ, ví dụ như trang trí tài sản theo yêu cầu của người mua hoặc người sử dụng, mà các hoạt động này chưa hoàn tất thì các hoạt động chủ yếu vẫn coi là đã hoàn thành. [IAS 23.23]

Khi đơn vị hoàn thành quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang theo từng bộ phận và mỗi bộ phận có thể sử dụng được trong khi vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng các bộ phận khác, thì việc vốn hoá các chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi tất cả các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa bộ phận đó vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán đã hoàn thành. [IAS 23.24]

Trình bày báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của đơn vị phải trình bày:

  • Tổng số chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ; và
  • Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ.

Xác định chi phí vay được vốn hoá

Trường hợp 1: Khoản vốn vay riêng biệt

Sử dụng cho đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang.

Khi đó, chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định bằng (=) chi phí thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.

Trường hợp 2: Phát sinh các khoản vốn vay chung

Sử dụng chi phí đi vay cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang. Chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hóa trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ vốn hóa đối với chi phí lũy kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó.

Tỷ lệ vốn hóa = Tổng chi phí đi vay / Tổng vốn vay

Note: Chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó.

Xem thêm:

  • IFRS 11 – Thỏa thuận chung
  • IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất

Các thời điểm xác định vốn hóa

Thời điểm bắt đầu vốn hóa (Commencement of capitalization) Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi:

  • Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
  • Phát sinh chi phí đi vay;
  • Những hoạt động đang diễn ra cần thiết cho việc chuẩn bị tài sản cho mục đích bán hoặc sử dụng. Tạm ngừng vốn hóa chi phí đi vay (Suspension of capitalization)
  • Nếu hoạt động xây dựng, phát triển tài sản bị gián đoạn trong một thời gian dài, việc vốn hóa chi phí đi vay cần ngưng lại trong giai đoạn đó.
  • Việc ngưng vốn hóa chi phí đi vay là không cần thiết do sự trì hoãn tạm thời hoặc cho những giai đoạn khi công việc kỹ thuật hoặc hành chính đang diễn ra. Dừng vốn hóa chi phí đi vay (Cessation of capitalization)
  • Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc sẵn sàng để bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất và chi phí kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.
  • Khi quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang hoàn thành theo từng bộ phận và mỗi bộ phận có thể sử dụng được trong khi vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng các bộ phận khác, thì việc vốn hoá các chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi tất cả các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa từng bộ phận vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.

Ví dụ minh họa: Borrowing costs

On Jan 20X6 Stremans Co borrowed $1.5m to finance the production of two assets, both of which were expected to take a year to build. Work started during 20X6. The loan facility was frawn down and incurred on 1 Jan 20X6, and was utilised as follows, with the remaining funds invested temporarily.

1 Jan 20X6

1 Jul 20X6

Asset A

$’000

250

250

Asset B

$’000

500

500

The loan rate was 9% and Streams Co can invest surplus funds at 7%.

Required

Ignoring compound interest, caculate the borrowing cost which may be capitalised for each of the assets and consequently the cost of each asset as 31 Dec 20X6.

Hướng dẫn giải:

Asset A Asset B

Chi phí đi vay tại 30/12/20×6

500/1000 x 9% 45.000 90.000 Thu nhập từ khoản đầu tư 250/500 x 7% x 6/12 (8,750) (17,500) Chi phí đi vay được vốn hóa 36,250 72,500

Giá trị tài sản:

Asset A = 250,000 + 250,000 + 36,250 = 536,250

Asset B = 500,000 + 500,000 + 72,500 = 1,072,500

Hy vọng qua bài viết IAS 23 – Chi phí đi vay các bạn đã có cái nhìn sâu sắc về từng khía cạnh quy định chuẩn mực, phạm vi, ghi nhận chi phí đi vay, xác định chi phí đi vay được vốn hoá, và các thời điểm xác định vốn hoá của IAS 23.

Học viện Taca mong rằng bạn sẽ biết thêm về IFRS cũng như IAS 23 để có thể vận dụng nó tốt vào quá trình thực hành các nghiệp vụ tài chính, kế toán cho doanh nghiệp của mình.