Chức danh của người đứng đầu ngân hàng trung ương của việt nam là gì?

50 nhân sự lãnh đạo các cơ quan Nhà nước khóa XV đều tham gia Trung ương khóa XIII, trong đó có 8 Ủy viên Bộ Chính trị là: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; trong khối Chính phủ có Phó thủ tướng Phạm Bình Minh; Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang; Đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm; khối Quốc hội có Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn. Ủy viên Bộ Chính trị còn lại là Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình.

Hai vị tham gia Ban Bí thư Trung ương là Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình; Phó thủ tướng Lê Minh Khái.

6 nhân sự lãnh đạo các cơ quan Nhà nước là nữ, gồm: Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga; Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh.

Về trình độ học vấn, có ba giáo sư là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (giáo sư kinh tế); Đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm (giáo sư khoa học an ninh); Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long (giáo sư y học). Ngoài ra còn có 5 phó giáo sư; 14 tiến sĩ; 23 thạc sĩ; một kỹ sư; 4 cử nhân.

Người trẻ nhất nhiệm kỳ khóa XV là Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị (45 tuổi). Người nhiều tuổi nhất là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (67 tuổi).

Độ tuổi trung bình nhiệm kỳ này là 57,2 cao hơn đầu nhiệm kỳ trước 0,7 tuổi (56,5).

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:16/06/2017

 Kho bạc nhà nước  Người đứng đầu  Chức danh công việc

Người đứng đầu Kho bạc Nhà nước được gọi là gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật? Tôi được biết thủ trưởng hay còn gọi là người đứng đầu các công ty, tổ chức tài chính là giám đốc/tổng giám đốc (tùy thuộc vào điều lệ công ty có quy định khác). Tôi muốn hỏi người đứng đầu trong Kho bạc Nhà nước được quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (chau***@gmail.com)

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Vấn đề người đứng đầu trong Kho bạc Nhà nước được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTC Quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống kho bạc nhà nước như sau:

    Thủ trưởng đơn vị có kho tiền: Là người đứng đầu đơn vị có kho tiền (tại Kho bạc Nhà nước là Tổng Giám đốc; tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước tỉnh) là Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; tại Kho bạc Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước huyện) là Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện); tại phòng Giao dịch là Trưởng phòng giao dịch.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về người đứng đầu trong kho bạc nhà nước. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 33/2017/TT-BTC.

    Trân trọng!


Tại sao “thống đốc”?

Người đứng đầu các bộ thì gọi là bộ trưởng, riêng lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ thì là thống đốc. Vì sao như vậy?

Tuy “thống đốc” là 2 yếu tố Hán Việt nhưng không phải là do ảnh hưởng của hệ thống chức danh bên Trung Quốc. Bên ấy gọi người đứng đầu ngân hàng trung ương là “hàng trưởng” [行長], nghe ra rất bình dân.

Ở nước ta, từ khi thành lập Ngân hàng Quốc gia theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 6-5-1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến khi đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước (năm 1960), rồi sau khi tiếp quản và quốc hữu hóa Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Sài Gòn thì chức danh của người đứng đầu là tổng giám đốc. Từ tháng 4-1989, chức danh này mới được đổi thành thống đốc.

Nhưng cách gọi “thống đốc” thì đã tồn tại ở miền Nam trước 30-4-1975.

Chữ “thống”[統] có nghĩa gốc là “mối tơ”; vì thế nên nó mới thuộc bộ “mịch” [糸], một chữ có nghĩa là “sợi tơ nhỏ”. Từ nghĩa gốc là “mối tơ”, “thống” mới có nghĩa phái sinh là “gom các mối tơ lại”, tất nhiên không phải là gom kiểu rối nùi mà là áp đầu sợi sau vào đầu sợi trước và cứ thế cho đến hết sợi rồi vuốt thành tép (nếu là ít), thành bó (nếu là nhiều) cho gọn và ngay thẳng. Từ nghĩa phái sinh mang tính tác động này, ta lại có một nghĩa phái sinh mới nữa, thể hiện tính kết quả, là “nối tiếp nhau theo thứ tự”. Tổng hợp lại, ta có một nghĩa phái sinh xa hơn, là “trông coi, kiểm soát, quản lý, cai trị…”. Đây chính là cái nghĩa của chữ “thống” trong “thống đốc”.

“Thống đốc” [統督] vốn là một đơn vị từ vựng xuất hiện từ khi thực dân Pháp xâm lược rồi tổ chức cai trị nước ta. Đây là 2 tiếng dùng để dịch danh từ “gouverneur” của tiếng Pháp, thường thấy trong danh ngữ “gouverneur de la Cochinchine”, tức “thống đốc Nam Kỳ”, để phân biệt với “gouverneur général”, tức “toàn quyền”, thường thấy trong “gouverneur général de l’Indochine française”, tức “toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp”, nói tắt thành “gouverneur général de l’Indochine”, tức “toàn quyền Đông Dương”.

Danh từ “gouverneur” có 3 nghĩa thường thấy mà Le Petit Robert đã cho như sau:

- “Chef de certaines grandes institutions financières, et spécialement, de la Banque de France” (nghĩa 3), nghĩa là “người đứng đầu của một số cơ quan tài chính lớn, đặc biệt là của Ngân hàng nước Pháp”;

- “Anciennement - Fonctionnaire qui, dans une colonie ou un territoire dépendant d’une métropole, était à la fois le principal représentant de l’autorité métropolitaine et le chef de l’administration” (nghĩa 4), nghĩa là “Xưa - Viên chức đồng thời là đại diện chính của nhà cầm quyền chính quốc và người đứng đầu việc quản lý tại một thuộc địa hoặc một lãnh thổ phụ thuộc vào một chính quốc”;

- “Moderne - Aux Etats-Unis, Chef du pouvoir exécutif d’un État, élu généralement pour un mandat de quatre ans, disposant d’un droit de veto et du droit de grâce” (nghĩa 5), nghĩa là “Hiện đại - Tại Mỹ, người đứng đầu quyền hành pháp của môt bang, thường được bầu cho một nhiệm kỳ 4 năm, có quyền phủ quyết và quyền ân xá”.

Với 3 nghĩa trên, “gouverneur” đều được dịch sang tiếng Việt thành “thống đốc”. Riêng trong Nam thì từ trước 30-4-1975, nghĩa 3 của “gouverneur” đã được đối dịch thành “thống đốc” để áp dụng cho người đứng đầu Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (của chính quyền Sài Gòn) mà một trong những thống đốc là ông Nguyễn Xuân Oánh, người được chính quyền cách mạng trọng dụng sau giải phóng. Sau ngày 30-4-1975, danh từ “thống đốc” dành cho ngành ngân hàng đã “trùm chăn”; đến tháng 4-1989 mới được đánh thức để dùng cho đến bây giờ.

Cứ như trên thì ở miền Bắc nước ta trước giải phóng, rồi trên toàn quốc cho đến tháng 4-1989, người đứng đầu ngân hàng trung ương đã từng được gọi là “tổng giám đốc” trong vòng 38 năm. Đến năm 1986, Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI quyết định đổi mới và Việt Nam chuẩn bị mở cửa để hội nhập. Luật Đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Ta chuẩn bị làm ăn với nước ngoài và chung quanh ta những người đứng đầu các ngân hàng trung ương đều là “thống đốc” cả (tiếng Pháp: gouverneur, tiếng Anh: governor), chẳng lẽ mỗi mình ta trơ trọi “tổng giám đốc” (directeur général, director general)?! Do đó mà đến tháng 4-1989, chức danh “tổng giám đốc” của Ngân hàng Nhà nước đã được đổi thành “thống đốc” để hội nhập quốc tế.

AN CHI

Thống đốc là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thống đốc ngân hàng Nhà nước?

Trong thời buổi hiện tại thì mỗi quốc gia trên thế giới đề có quy định về Ngân hàng nhà nước của riêng quốc gia mình. Người trực tiếp quản lý Ngân hàng nhà nước thì được gọi là Thống đốc Ngân hàng. Thống đốc được biết đến là người đứng đầu trong việc cai quản một vùng hay một ngành, lĩnh vực nhất định. Do đó, theo như quy định của pháp luật Ngân hàng Việt Nam thì thống đốc Ngân hàng được biết đến là người đứng đầu trong việc quản lý Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ của Quốc gia. Vậy theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì quy định về Thống đốc là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thống đốc ngân hàng Nhà nước được quy định với nội dung ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về khái niệm thống đốc và nhiệm vụ, quyền hạn của Thống đốc ngân hàng Nhà nước như sau:

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010;

– Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

1. Thống đốc là gì?

Trước khi đi tìm về nội dung về quyền hạn và nghĩa vụ của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì cần phải tìm hiểu một cách sơ lược về  Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định về định nghĩa của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 26 đơn vị trực thuộc, trong đó 20 đơn vị giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng trung ương, 6 đơn vị là tổ chức sự nghiệp.

Thống đốc là người đứng đầu trong việc cai quản một vùng hay một ngành, lĩnh vực nhất định. Ở Việt Nam thời thuộc Pháp, nắm giữ chức danh thống đốc là viên chức người Pháp đứng đầu bộ máy chính quyền cai trị ở một xứ kì như thống đốc. Trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, có chức vụ thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, mang hàm Bộ trưởng, đứng đầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam, một cơ quan ngang bộ. Trong các nhà nước được tổ chức theo hình thức liên bang, thống đốc là người đứng đầu chính quyền của một bang như chức thống đốc bang trong Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Trên cơ sở các quy định ở trên, có thể hiểu mọt cách đơn giản về Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan ngang Bộ trong Chính phủ Việt Nam, vì vậy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tương đương cấp Bộ trưởng, là một thành viên của Chính phủ, được Thủ tướng đề nghị trình Quốc hội chấp thuận bổ nhiệm.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thống đốc ngân hàng Nhà nước?

Trên cơ sở Nghị định số 16/2017/NĐ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước như sau: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo thống kê; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Ổn định tiền tệ – tài chính; Vụ Kiểm toán nội bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính – Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Thi đua – Khen thưởng; Vụ Truyền thông; Văn phòng; Cục Công nghệ thông tin; Cục Phát hành và Kho quỹ; Cục Quản trị; Sở Giao dịch; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Chiến lược ngân hàng; Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Thời báo Ngân hàng; Tạp chí Ngân hàng; Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng; Học viện Ngân hàng.

Về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Thống đốc ngân hàng nhà nước được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có quy định về thủ tục soạn thảo ban hành văn bản pháp luật ngân hàng nhà nước như sau:

“Điều 3. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

2. Đối với các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Thống đốc:

a) Thông tư được ban hành để quy định các vấn đề sau:

Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

– Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật của ngành Ngân hàng;

– Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và những vấn đề khác do Chính phủ giao.

b) Thông tư liên tịch giữa Thống đốc với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước và các bộ, cơ quan ngang bộ đó.

c) Thống đốc ban hành văn bản hành chính bằng hình thức quyết định, chỉ thị đối với các vấn đề về phê duyệt chương trình, đề án; phê duyệt điều lệ của hội, tổ chức phi Chính phủ; điều chỉnh quy chế hoạt động nội bộ của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; phát động phong trào thi đua; chỉ đạo, điều hành hành chính; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề tương tự khác.”

Như vậy, từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được phép ban hành văn bản hành chính bằng hình thức quyết định, chỉ thị đối với các vấn đề về phê duyệt chương trình, đề án điều chỉnh quy chế hoạt động nội bộ của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; chỉ đạo, điều hành hành chính; phát động phong trào thi đua;  đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề tương tự khác. và những việc làm này đều phải nằm trong thẩm quyền của Thống đốc và được pháp luật hiện hành quy định.

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về ngân hàng nhà nước nói chung và thống đốc ngân hàng nói riêng thì có quy định về việc thống đốc ngân hàng khi được bổ nhiệm thì cáo quyền lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, theo như quy định tại Điều 8 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 lãnh đạo, điều hành Ngân hàng nhà nước đó là thống đốc:

Điều 8. Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;

b) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền hạn và nhiệm vụ sau:

Chỉ đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan;

Phân công công việc cho các Phó Thống đốc; Ủy quyền cho Trưởng Văn phòng đại diện, giám đốc Chi nhánh giải quyết một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước; Ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số công việc cụ thể trong khuôn khổ pháp luật; chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước hoặc các vấn đề do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công;

Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức tín dụng, các cơ quan, tổ chức khác, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Thống đốc; Ủy quyền hoặc phân công một Phó Thống đốc trực điều hành công việc chung của Ngân hàng Nhà nước khi Thống đốc vắng mặt. Bên cạnh đó thì trực tiếp giải quyết hoặc phân công một Phó Thống đốc xử lý các công việc của Phó Thống đốc khác khi Phó Thống đốc đó vắng mặt.

Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về Thống đốc là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thống đốc ngân hàng Nhà nước? theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về Ngân hàng Nhà nước khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Được đăng bởi:

Chuyên mục:

Phải nộp đơn ly hôn ở đâu? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn xin ly hôn? Đơn ly hôn có bắt buộc phải có chữ ký của hai vợ chồng không? Nhờ người khác viết hộ đơn ly hôn có được không?

Vận đơn là gì? Chức năng vận đơn trong vận tải hàng hóa? Phân loại các loại vận đơn? Nội dung của vận đơn? Một số vấn đề liên quan đến vận đơn?

Góp vốn là gì? Góp vốn bằng Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là gì? Thủ tục đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất?

Hướng dẫn thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty mới nhất. Muốn góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty thì phải thực hiện như thế nào?

Thẩm quyền là gì? Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ? Khái niệm và cách xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ?

Những loại tài sản dùng để góp vốn? Định giá tài sản góp vốn? Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn? Điều kiện tài sản góp vốn?

Đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn? Văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn? Chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật? Mẫu biên bản thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động?

Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2022. Hướng dẫn lập hồ sơ, tài liệu thành lập hộ kinh doanh cá thể? Những loại thuế mà hộ kinh doanh cá thể phải nộp? Các vấn đề liên quan khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

Mẫu hợp đồng liên danh nhận thầu thi công xây dựng mới nhất năm 2022. Tải về mẫu hợp đồng liên doanh, hướng dẫn soạn thảo hợp đồng liên danh nhận thầu, liên danh xây dựng mới nhất 2022.

Thủ tục xin đổi lại chứng minh nhân dân quá hạn? Phải đổi sang thẻ căn cước công dân mới khi chứng minh nhân dân bị hết hạn, quá hạn theo quy định của pháp luật.

Thủ tục ủy quyền mua bán nhà khi bên ủy quyền đang định cư ở nước ngoài. Thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài. Thủ tục ủy quyền bán nhà từ nước ngoài?

Đại hội đồng cổ đông là gì? Điều kiện tiến hành họp và thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông công ty? Quy định về tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông?

Nội chính là gì? Cơ quan nội chính là gì? Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Các quy định về Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?

Chuyển công tác có được hưởng phụ cấp không? Xử lý khi bị cắt tiền phụ cấp của người lao động không có thông báo? Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương?

Phụ cấp lương là gì? Các khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế thu nhập cá nhân? Phụ cấp nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội? Có được khấu trừ nợ vào phụ cấp lương của người lao động?

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp? Các loại thuế trong kinh doanh tại Việt Nam? Xử lý vi phạm hành chính khi doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đóng thuế? Kinh doanh tại Việt Nam phải nộp các khoản thuế nào? Cách tính thuế khi kinh doanh?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp? Các loại thuế khác mà doanh nghiệp phải nộp khi kinh doanh?

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai? Quy định giấy khám thai hưởng BHXH? Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc để khám thai? Hồ sơ hưởng chế độ khi khám thai?

Có mấy hình thức đầu tư? Quy định về các hình thức đầu tư ở Việt Nam. Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư 2022. Quy định mới của Luật đầu tư 2022 hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Sự kiện bất khả kháng là gì? Điều kiện của sự kiện bất khả kháng? Dịch bệnh có phải là sự kiện bất khả kháng? Phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng?

Video liên quan

Chủ đề