Chứng chỉ hành nghề luật sư là gì

Nhắc đến nghề luật, chắc chắn Quý vị sẽ nghĩ đến Luật sư. Luật sư để có thể hành nghề cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp. Đây là nét riêng biệt của Luật sư – một nghề được coi trọng góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Với mong muốn giúp Quý độc giả hiểu hơn về Luật sư là gì? Tổ chức hành nghề luật sư là gì? Chúng tôi xin dành riêng bài viết này, gửi đến Quý độc giả tham khảo.

Luật sư là gì?

Luật sư là người có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện để hành nghề Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý của khách hàng có yêu cầu, khách hàng của Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý là các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, theo quy định tại Điều 2 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về Luật sư.

Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua các hình thức:

+ Tham gia tố tụng

+ Đại diện pháp luật ngoài tố tụng

+ Tư vấn pháp luật

+ Cung cấp các dịch vụ pháp lý khác.

Khi Luật sư hoạt động nghề nghiệp sẽ góp phần bảo vệ công lý, đảm bảo quyền tự do- dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Đồng thời hoạt động nghề nghiệp của Luật sư còn góp phần phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội công bằng- dân chủ- văn minh.

Điều kiện để trở thành Luật sư như thế nào?

Để trở thành Luật sư cần đáp ứng các tiêu chuẩn luật sư theo quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 và phải có Chứng chỉ hành nghề Luật sư sau đó gia nhập vào một Đoàn Luật sư.

– Tiêu chuẩn trở thành Luật sư:

1/ Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc

2/ Tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật

3/ Có phẩm chất đạo đức tốt

4/ Có bằng cử nhân luật

5/ Đã được đào tạo nghề luật sư

6/ Đã hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư

7/ Có sức khỏe để đảm bảo cho việc hành nghề luật sư

– Điều kiện để trở thành Luật sư:

+ Là người có đủ các tiêu chuẩn nêu trên;

+ Có chứng chỉ hành nghề Luật sư: Để có được chứng chỉ hành nghề cần trải qua khóa đào tạo luật sư tại Học viện Tư pháp, đã qua tập sự hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề Luật sư (01 năm) và thi đỗ kỳ kiểm tra tập sự hành nghề luật sư do Liên đoàn Luật sư tổ chức.

+ Gia nhập vào một Đoàn luật sư ở tỉnh/ thành phố nơi hành nghề.

Lưu ý: Các trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư với những người đã là thẩm phán, tiến sỹ luật, điều tra viên,..

Miễn, giảm thời gian tập như hành nghề luật sư với người đã là thẩm tra viên cao cấp của Tòa án, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp,…

Vai trò của Luật sư ở Việt Nam hiện nay

Luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức có hiệu quả nhất tại Tòa án; góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật, qua đó vị thế của luật sư trong xã hội.

Luật sư với tư cách là người hiểu biết pháp luật sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan này diễn ra đúng pháp luật. Pháp luật phải được mọi người nhận thức và thực hiện thống nhất trên toàn lãnh thổ và tất cả các ngành, pháp luật thống nhất đòi hỏi mọi người dân trên mọi vùng miền phải có đủ thông tin về pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật

Quyền và nghĩa vụ của Luật sư theo luật luật sư?

Quyền của Luật sư theo Luật luật sư (căn cứ tại khoản 1 Điều 21)

– Được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư

– Đại diện khách hàng theo quy định để tiến hành các công việc pháp lý

– Hành nghề luật sư và lựa chọn hình thức hành nghề, hình thức tổ chức hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật

– Được hành nghề luật sư trên cả nước và ở nước ngoài

– Thực hiện các quyền khác dựa trên cơ sở pháp luật.

Nghĩa vụ của Luật sư theo Luật luật sư (căn cứ tại khoản Điều 21)

– Tuân thủ theo các nguyên tắc hành nghề

– Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định pháp luật, quy tắc đạo đức ứng xử khi hành nghề

– Có thái độ hợp tác và tôn trọng với các cơ quan nhà nước, người tiến hành tố tụng

– Tham gia đầy đủ, kịp thời trong các vụ án khi cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu theo quy định của pháp luật

– Thực hiện công việc trợ giúp pháp lý

– Tham gia bồi dưỡng về chuyên môn cũng như nghiệp vụ bắt buộc

– Thực hiện các nghĩa vụ khác được pháp luật quy định.

Tổ chức hành nghề luật sư là gì?

Một Luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại phương có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.

Hiện nay tổ chức hành nghề luật sư gồm có: Văn phòng luật sư và Công ty luật.

Trong đó, công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Những nội dung trên đây của chúng tôi đã phần nào giải đáp thắc mắc liên quan đến Luật sư là gì? Tổ chức hành nghề luật sư là gì? Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng được chia sẻ thêm những thông tin liên quan đến thành lập tổ chức hành nghề luật sư.

Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề Luật sư?

+ Luật sư chỉ được tham gia hoặc thành lập một tổ chức hành nghề luật sư;

+ Khi thành lập hay tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư cần có ít nhất 02 năm hành nghề liên tục tại tổ chức hành nghề luật sư theo diện hợp đồng lao động hoặc hành nghề với tư cách của cá nhân luật sư cho tổ chức, cơ quan khác theo hợp đồng lao động;

+ Có nhiều luật sư tại các Đoàn luật sư khác nhau thì lựa chọn theo thỏa thuận.

Hy vọng bài viết này, giúp Quý độc giả hiểu hơn về nghề luật sư cũng như vấn đề Luật sư là gì? Tổ chức hành nghề luật sư là gì? Nếu Quý độc giả còn băn khoăn, vướng mắc hay có nhu cầu tư vấn pháp luật, hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.