Chụp ct phổi mất bao lâu

Tầm soát ung thư phổi

ThS.BS. Trần Thị Thúy Tường

Giảng viên bộ môn Nội hô hấp Trường Đại Học Y Dược TP.HCM

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

Ung thư phổi là một bệnh lý nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện bệnh trễ. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp giảm chi phí điều trị, giảm tỉ lệ tử vong, và có thể chữa lành. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao  nên được tầm soát ngay. Xét nghiệm tầm soát là CT scan ngực liều thấp. Thời gian tầm soát lại phụ thuộc vào kết quả của lần chụp CT scan đầu tiên.

I. Tại sao cần tầm soát ung thư phổi

Phổi là một trong những cơ quan quyết định sự tồn tại của cơ thể. Ung thư phổi là tình trạng, các tế bào phổi phát triển một cách không kiểm soát thành khối u và xâm lấn sang các cơ quan lân cận khác nếu không được điều trị. Các tế bào ung thư này sẽ thay thế các mô lành và làm cho phổi không hoạt động.

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn các ung thư khác như đại tràng, vú hay tiền liệt tuyến. Phần lớn số tử vong là do phát hiện ung thư phổi khi nó đã lan rộng. Tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và có thể chữa lành.

Chụp ct phổi mất bao lâu

II. Những ai có nguy cơ bị ung thư phổi

  1. Hút thuốc lá: đây là nguy cơ cao nhất của ung thư phổi, phụ thuộc vào thời gian hút, số điếu thuốc hút, dứt hút thuốc lá, nguy cơ của bạn sẽ giảm xuống
  2. Tiếp xúc asbestos (có trong hầm mỏ, ngành công nghiệp dệt, cách nhiệt, đóng tàu, xi măng), hoặc tác nhân gây ung thư khác (nickel, hydrocarbon thơm từ sản xuất sắt, thép, nhựa than..), radon (trong đất, hầm mỏ liên quan đến uranium)
  3. Hiện đang có một ung thư khác như: tuyến giáp, gan, buồng trứng .v.v.
  4. Bệnh phổi đã có trước đó: tỉ lệ ung thư phổi cao hơn ở bệnh nhân có bệnh phổi khác như lao, COPD,
  5. Gia đình ai có người bị ung thư phổi
  6. Hút thuốc lá thụ động(chú thích ở bảng bên): khói thuốc lá chứa hơn 100 chất sinh ung, nên những người này dù không hút thuốc lá trực tiếp vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi

III. Khi nào nên bắt đầu tầm soát và sử dụng xét nghiệm nào để tầm soát

Nên bắt đầu tầm soát ngay bây giờ khi bạn nằm trong 2 nhóm nguy cơ cao sau

Nhóm 1

  • Tuổi ≥ 55 và
  • Hút thuốc lá ≥ 30 gói năm (Trừ khi đã ngưng hút > 15 năm)

Nhóm 2

  • Tuổi ≥ 50 và
  • Hút thuốc lá ≥ 20 gói năm
  • Có một yếu tố nguy cơ khác(được liệt kê trong mục II ) ngoại trừ hút thuốc lá thụ động

Chú thích:

Hút thuốc lá thụ động: Hít phải khói thuốc lá từ những người đang hút thuốc lá khác

Gói năm= Số gói thuốc hút trong 1 ngày x số năm

Ví dụ: 1.5 gói 1 ngày x 30 năm = 45 gói năm

LDCT: Chụp CT scan liều thấp

PET/CT: là phương pháp chụp đắt tiền, phát hiện những biến đổi sinh học của cơ thể nhằm phát hiện các ung thư và di căn sớm

Ngoài ra nếu bạn có các triệu chứng sau đây thì nên đi tầm soát ung thư phổi ngay

  • Ho kéo dài, ho ra máu
  • Đau tại một vùng của ngực
  • Thay đổi giọng nói
  • Khò khè
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Đau khi nuốt

Để tầm soát chúng ta phải chụp CT Scan ngực liều thấp (low-dose computed tomography: LDCT),  chụp XQ phổi không giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm.

Chụp LDCT thì rất đơn giản, chúng ta không ăn uống trước chụp khoảng 4 giờ, không mang theo kim loại trong người, thời gian chụp khoảng 30 phút.

Ngoài ra để xác định chẩn đoán ung thư phổi bệnh nhân sẽ được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn như nội soi phế quản sinh thiết, sinh thiết u xuyên thành ngực,

IV. Bao lâu tầm soát ung thư phổi lại?

Thời gian tầm soát sẽ phụ thuộc vào việc phát hiện ra các nốt trên phổi trong lần tầm soát đầu tiên, cụ thể theo bảng dưới đây:

Kết quả chụp LDCT

Thời gian tầm soát lại

Không phát hiện nốt nào

 Mỗi năm làm một lần

                                      Kích thước nốt

                                      < 5mm             

Không phải nốt đặc         5-10mm

                                       >10 mm  

 Làm lại LDCT sau 12 tháng

 Làm lại LDCT sau 6 tháng

 Làm lại LDCT sau 3-6 tháng

                                     Kích thước nốt

                                     ≤ 4mm

Nốt đặc hoặc                 4.1-6 mm

một phần nốt đặc           6.1-8 mm

                                    > 8 mm        

Mỗi năm làm một lần

 Làm lại LDCT sau 6 tháng

 Làm lại LDCT sau 3 tháng

 Xem xét làm PET/CT

Kết luận

Ung thư phổi là một bệnh gây tử vong cao, phát hiện bệnh giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng có thể chữa lành. Để tầm soát phải chụp CT scan ngực liều thấp trên những đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt trên nhóm hút thuốc lá. Tốt nhất nên ngưng hút thuốc lá ngay vì nó giúp ta giảm nguy cơ này, bạn có thể tìm đến bác sĩ chuyên cai thuốc lá để hỗ trợ bạn bỏ thuốc.

Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là 1 trong những kỹ thuật không xâm lấn giúp hỗ trợ trong việc chẩn đoán nhiều bệnh lý. Vậy chụp cắt lớp vi tính là gì, trường hợp nào cần chụp cắt lớp vi tính, cần lưu ý gì trước và sau khi chụp, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về chụp cắt lớp vi tính, vai trò trong việc chẩn đoán bệnh

Khái niệm chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi là chụp CT Scanner rất quen thuộc trong việc khám và chẩn đoán bệnh. Đây là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X quét lên 1 hoặc nhiều bộ phận, khu vực cơ thể để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều chi tiết của vùng cần chụp.

Chụp cắt lớp vi tính có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán 1 số bệnh lý trên cơ thể, cụ thể như sau:

  • Chụp cắt lớp vi tính để phát hiện chẩn đoán các vấn đề ở cơ hoặc xương
  • Chụp cắt lớp vi tính để xác định cục máu đông hoặc nhiễm trùng.
  • Chụp cắt lớp vi tính để tầm soát và theo dõi điều trị các khối u, bệnh lý ung thư
  • Dùng để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý tim mạch
  • Kỹ thuật này cũng được dùng để hỗ trợ hướng dẫn việc thực hiện hóa trị hoặc xạ trị trong điều trị ung thư.
  • Phát hiện các tổn thương bên trong và tình trạng chảy máu trong.

Chụp ct phổi mất bao lâu

Chụp cắt lớp vi tính giúp phát hiện nhiều vấn đề bất thường và bệnh lý

Đánh giá ưu nhược điểm của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính

Ưu điểm của chụp cắt lớp vi tính

  • Đây là giải pháp ưu việt để phát hiện các vấn đề bệnh lý ở xương do độ phân giải với không gian xương cao.
  • So với chụp X quang chụp CT có khả năng phân giải mô mềm cao hơn.
  • Cho hình ảnh rõ nét, khắc phục tình trạng nhiều hình chồng lên nhau so với chụp X quang
  • Chụp cắt lớp vi tính khá nhanh, không mất nhiều thời gian nên rất hữu ích trong việc đánh giá các bệnh cấp cứu và kiểm tra các bộ phận cơ thể như như gan, tim, phổi…
  • Có thể sử dụng để chẩn đoán với những bệnh nhân đang sử dụng 1 số máy móc hỗ trợ.

Hạn chế của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính

So với chụp cộng hưởng từ MRI thì hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính có độ phân giải thấp hơn nên hạn chế hơn trong việc phát hiện các bất thường hoặc tổn thương nhỏ đặc biệt là các cấu trúc mô mềm.

  • Khả năng phát hiện các tổn thương phần mềm của chụp cắt lớp vi tính cũng hạn chế hơn so với chụp cộng hưởng từ vì tia X có đặc tính đâm xuyên mạnh.
  • Chụp cắt lớp vi tính không có giá trị cao trong việc phát hiện các tổn thương ở dây chằng, tủy sống hoặc phần sụn khớp.
  • Khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính sẽ khó phân biệt và phát hiện bệnh ở những tổn thương và cơ quan có cùng độ đậm.
  • Tương tự như kỹ thuật chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính gây nhiễm xạ do sử dụng tia X tuy nhiên mức độ nhiễm xạ trong giới hạn cho phép ở mỗi lần thực hiện vì vậy sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Chụp ct phổi mất bao lâu

Kết quả chụp cắt lớp vi tính được bác sĩ xem xét đánh giá để đưa ra chẩn đoán chính xác

Quy trình thực hiện chụp cắt lớp vi tính, lưu ý trước và sau khi chụp

Chuẩn bị trước khi chụp cắt lớp vi tính

Để chuẩn bị cho quá trình chụp CT scanner diễn ra thuận lợi nhất, người bệnh nên lưu ý 1 số việc như sau:

  • Nên trao đổi với bác sĩ nếu đang bị các bệnh lý như tim mạch, hen, tiểu đường, bệnh lý thận hoặc dị ứng các loại thuốc.
  • Nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai cần thông báo với bác sĩ để tránh những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
  • Với những bệnh nhân cần tiêm thuốc cản quang khi chụp thì cần phải nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng trước khi chụp CT Scanner và cần ký vào cam kết tiêm thuốc cản quang..
  • Người bệnh cũng cần thay quần áo chuyên dụng để quá trình chụp CT thuận lợi hơn, quần áo sẽ do bệnh viện cung cấp.

Quá trình thực hiện chụp cắt lớp vi tính CT Scanner

Để thực hiện quá trình chụp cắt lớp vi tính người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm trên bàn chuyên dụng có thể di chuyển, sau khi đã ổn định người bệnh sẽ được đưa vào chính giữa máy chụp CT scanner.

Khi bệnh nhân đã nằm ổn định trong lòng máy, bác sĩ sẽ điều chỉnh để thực hiện việc chụp bằng cách chiếu các tia X lên các bộ phận cơ thể cần kiểm tra.

Trong quá trình chụp bệnh nhân nên nằm im, hạn chế tối đa các chuyển động hay dịch chuyển để tăng sự rõ nét của hình ảnh chụp.

Bệnh nhân cần làm đúng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.

Chụp ct phổi mất bao lâu

Người bệnh cần làm theo hướng dẫn trong quá trình chụp cắt lớp vi tính

Những lưu ý sau khi chụp cắt lớp vi tính

Với những bệnh nhân cần phải tiêm thuốc cản quang khi chụp thì sau khi chụp đường truyền tĩnh mạch sẽ được giữ và theo dõi khoảng nửa tiếng sau khi chụp. Sau đó nếu không có vấn đề nào bất thường thì sẽ tiến hành tháo đường truyền tĩnh mạch. Sau khi chụp CT có thuốc cản quang bệnh nhân nên uống nhiều nước để thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể.

Với trường hợp chụp cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang, sau khi chụp người bệnh sẽ ăn uống sinh hoạt bình thường.

Sau khi chụp CT Scanner, cần theo dõi và nếu thấy các dấu hiệu bất thường như buồn nôn và nôn, chóng mặt, khó thở, sốt… thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn.

Kết quả chụp CT có sau bao lâu?

Thời gian trung bình để có kết quả chụp cắt lớp vi tính là khoảng từ 30 – 60 phút tuy nhiên 1 số trường hợp phức tạp có thể lâu có kết quả hơn. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh chụp hoặc có thể kết hợp với các kết quả xét nghiệm khác để đưa ra nhưng chẩn đoán về bệnh lý và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Chụp cắt lớp vi tính là 1 trong những kỹ thuật có ý nghĩa to lớn trong việc phát hiện các tổn thương, bất thường để hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.Tuy nhiên việc chụp CT cần có sự chỉ định của bác sĩ và được thực hiện dưới sự hướng dẫn. Vì vậy hãy đến bệnh viện để được khám và chỉ định chụp đồng thời được bác sĩ tư vấn về kết quả một cách chính xác nhất.

Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI trang bị máy chụp cắt lớp vi tính CT đa dãy và máy chụp cộng hưởng từ MRI ở cả 3 cơ sở 286 Thụy Khuê, 216 Trần Duy Hưng, 32 Đại Từ. Để liên hệ tư vấn và đặt lịch thực hiện, độc giả liên hệ 1900558892