Chuyên de ôn thi học sinh giỏi sinh 11

Chuyên de ôn thi học sinh giỏi sinh 11

Chuyên de ôn thi học sinh giỏi sinh 11

Chuyên de ôn thi học sinh giỏi sinh 11

Chuyên de ôn thi học sinh giỏi sinh 11

Chuyên de ôn thi học sinh giỏi sinh 11

Chuyên de ôn thi học sinh giỏi sinh 11

250.000

  1. Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng này
  2. Giao hàng toàn quốc
  3. Đặt ngay online gọi ngay sđt hoặc Zalo: 0977014390 (Cô Linh)

  1. Chúng tôi biên soạn cuốn “Các chuyên đề chuyên sâu trong bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 môn Sinh học” nhằm cung cấp các kiến thức trọng tâm, nâng cao và kiến thức chuyên sâu môn Sinh học lớp 11.
  2. Nội dung cuốn sách gồm 11 chuyên đề chia làm hai phần: Sinh lý thực vật và sinh lý động vật, mỗi chuyên đề gồm 2 phần:

– Tóm tắt lý thuyết trọng tâm và chuyên sâu.

– Câu hỏi lý thuyết và bài tập có hướng dẫn trả lời chi tiết:

Phần này gồm các câu hỏi nâng cao và chuyên sâu thường xuyên xuất hiện trong các đề thi HSG cấp tỉnh, Olympic, quốc gia mới nhất.

PHẦN A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

PHẦN B. CÁC CHUYÊN ĐỀ

PHẦN I. SINH LÝ THỰC VẬT

CHUYÊN ĐỀ 1. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG

CHUYÊN ĐỀ 2.  QUANG HỢP

CHUYÊN ĐỀ 3.  HÔ HẤP

CHUYÊN ĐỀ 4. SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN  VÀ SINH SẢN

CHUYÊN ĐỀ 5. CẢM ỨNG

PHẦN II. SINH LÝ ĐỘNG VẬT

CHUYÊN ĐỀ 6. TIÊU HÓA

CHUYÊN ĐỀ 7. HÔ HẤP

CHUYÊN ĐỀ 8. TUẦN HOÀN

CHUYÊN ĐỀ 9. BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI

CHUYÊN ĐỀ 10.  SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, SINH SẢN VÀ NỘI TIẾT

CHUYÊN ĐỀ 11.  CẢM ỨNG

CÂU HỎI ÔN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI - SINH HỌC 11 (NGUỒN: SƯU TẦM)

A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Câu 1: Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá?

ĐA: *Cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muỗi khoáng.

- Mạch gỗ được cấu tạo bởi 2 loại tế bào chết là quản bào và mạch ống

- Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu tế bào này gắn vào đầu tế bào kia thành những ống rỗng dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di truyển bên trong dễ dàng

- Lỗ bên của ống này sít khớp với lỗ bên của ống bên cạnh => dòng mạch gỗ có thể vận chuyển ngang từ ống này sang ống khác

- Thành mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước

Câu 2: Nêu điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước qua lá? Tại sao thoát hơi nước qua lá vừa là một tai hoạ và cũng là một tất yếu?

ĐA: * Điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước:

Con đường qua cutinCon đường qua khí khổng- Vận tốc nhỏ.

- Không được điều chỉnh- Vận tốc lớn.

- Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng* Thoát hơi nước là 1 tai hoạ và cũng là 1 tất yếu:

- Là tai hoạ vì: Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật phải mất đi 1 lượng nước quá lớn

- Là tất yếu vì:

+ Thoát hơi nước thì mới tạo 1 lực hút để lấy được nước

+ Thoát hơi nước -> Điều hòa nhiệt độ lá

+ Thoát hơi nước -> Khí khổng mở -> Trao đổi khí.

Câu 3. a. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng ở cây liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?

b. Nêu ứng dụng về mối quan hệ giữa hô hấp và dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt giúp rễ cây hô hấp tốt hơn?

ĐA: a. Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ vì:

- ATP sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động chất khoáng, CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi.

- Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào làm tăng khả năng hút nước của tế bào.

b. Ứng dụng về hô hấp và dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt giúp rễ hô hấp tốt hơn:

- Xới đất, làm cỏ sục bùn.

- Trồng cây trong thuỷ canh, khí canh tạo điều kiện cho rễ phát triển hô hấp mạnh nhất.

Câu 4: Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp?

ĐA: Đặc điểm giải phẫu của lá thích nghi với chức năng:

- Trên lớp biểu bì lá chứa nhiều khí khổng -> Trao đổi khí và thoát hơi nước

- Dưới lớp biểu bì là lớp mô giậu chứa lục lạp -> Là bào quan quang hợp

- Dưới lớp mô dậu là mô khuyết có khoảng gian bào lớn chứa nguyên liệu quang hợp

- Trong lá có hệ mạch dẫn -> vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp

Câu 5: Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp?

ĐA: Đặc điểm giải phẫu của lá thích nghi với chức năng:

- Trên lớp biểu bì lá chứa nhiều khí khổng -> Trao đổi khí và thoát hơi nước

- Dưới lớp biểu bì là lớp mô giậu chứa lục lạp -> Là bào quan quang hợp

- Dưới lớp mô dậu là mô khuyết có khoảng gian bào lớn chứa nguyên liệu quang hợp

- Trong lá có hệ mạch dẫn -> vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp

Câu 6: Việc tách chiết sắc tố từ lá dựa trên nguyên tắc nào? Nêu các bước chính trong tách chiết sắc tố?

ĐA: * Nguyên tắc:

- Sắc tố lá chỉ hoà tan trong dung môi hữu cơ

- Mỗi nhóm sắc tố thành phần có thể hoà tan tốt trong một dung môi hữu cơ nhất định

* Các bước: - Chiết rút sắc tố

- Tách các sắc tố thành phần

Câu 7: Đặc điểm cấu tạo của rễ cây liên quan đến các con đường hấp thụ nước từ đất vào rễ như thế nào?

ĐA: Đặc điểm cấu tạo của rễ:

- Biểu bì: Tế bào biểu bì và các lông hút. Nước từ đất được hấp thụ vào rễ qua bề mặt biểu bì, chủ yếu qua các lông hút. Lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất...

- Vỏ: Được cấu tạo bởi các tế bào nhu mô => tạo ra 2 con đường vận chuyển nước đó là con đường gian bào và con đường tế bào chất

- Nội bì: Các tế bào nội bì có vòng đai Caspari bao quanh. Vòng đai Caspari có vai trò điều chỉnh lượng nước vận chuyển vào mạch gỗ

- Trung trụ: Có mạch gỗ vận chuyển nước từ rễ lên thân

Câu 8: a. Nêu điểm khác biệt rõ nét nhất trong quang hợp ở thực vật C4 và thực vật CAM.

b. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện nào và trình tự diễn ra qua các bào quan nào?

ĐA

a. Điểm khác biệt rõ nét nhất trong chu trình cố định CO2 :

- Ở thực vật C4 : Giai đoạn đầu cố định CO2 ở tế bào mô giậu, giai đoạn sau tái cố định CO2 ở tế bào bó mạch và đều xảy ra ban ngày

- Ở thực vật CAM : Giai đoạn đầu cố định CO2 xảy ra ban đêm, giai đoạn sau tái cố định CO2 xảy ra ban ngày và ở một loại tế bào (tế bào mô dậu)

b. Hô hấp sáng thường chỉ xảy ra ở thực vật C3 vì:

* Điều kiện: Cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp

* Trình tự diễn ra: Lục lạp -> Perôxixôm -> Ti thể.

Câu 9: a. Tại sao phải có quá trình khử nitrat trong cây?

b. Nồng độ NH3 cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra sao?

ĐA: a.Giải thích:

- Cây xanh hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là NO3- và NH4+.

- Cây xanh sử dụng nhóm (-NH2) nhiều hơn để tổng hợp axit amin nên cây phải có quá trình khử NO3- thành NH4+.

b. * Nồng độ NH3 cao gây ngộ độc cho cây.

* Cây khắc phục bằng cách: tăng chuyển hóa thành axit amin, thực hiện amit hóa để làm giảm NH3 trong cây.

Câu 10: Cho sơ đồ về chu trình cố định CO2 trong pha tối ở cây ngô:

CO2 -> Axit ôxalô axêtic -> Axit malic

Phôtpho enol piruvat Axit piruvic

Axit malic -> CO2

Chu trình Canvin-Benson (1) (2) (3)

Cho biết tên chu trình trên? Các giai đoạn (1), (2), (3) diễn ra ở vị trí nào? ATP được sử dụng ở giai đoạn nào trong chu trình trên?

ĐA: * Tên chu trình: Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 (Chu trình Hatch-Slack).

* Vị trí xảy ra:

- Giai đoạn (1) xảy ra trong lục lạp của tế bào mô dậu

- Giai đoạn (2), (3) xảy ra trong lục lạp của tế bào bó mạch.

* ATP tham gia vào làm biến đổi hợp chất axit piruvic thành phôtpho enol piruvic và tham gia vào chu trình Canvin

Câu 11: Hệ số hô hấp là gì? Tính hệ số hô hấp của axit stêaric (C18H36O2)? Ý nghĩa của nghiên cứu hệ số hô hấp?

ĐA: * Hệ số hô hấp (RQ): là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.

* Hệ số hô hấp của axit stêaric: C18H36O2 + 26O2 = 18CO2 + 18H2O => RQ = 0,69 .

* Ý nghĩa nghiên cứu hệ số hô hấp:

- Cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì qua đó đánh giá tình trạng hô hấp của cây

- Có biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng phù hợp.

Câu 12: a. Tại sao phải có quá trình khử nitrat trong cây?

b. Nồng độ NH3 cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra sao?

ĐA: a. Giải thích:

- Cây xanh hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là NO3- và NH4+.

- Nhưng cây xanh sử dụng nhóm (-NH2) nhiều hơn để tổng hợp axit amin nên cây phải có quá trình khử NO3- thành NH4+.

b.* Nồng độ NH3 cao gây ngộ độc cho cây.

* Cây khắc phục bằng cách: Tăng chuyển hóa thành axit amin, thực hiện amit hóa để làm giảm NH3 trong cây.

Câu 13: a. Tại sao nói: “Chu trình Canvin xảy ra ở mọi loại thực vật”?

b. Một bà nội trợ đặt một túi quả trong tủ lạnh, còn một túi quả bà để quên ở trên bàn. Vài ngày sau, khi lấy quả ra ăn bà thấy rằng quả để trong tủ lạnh ăn ngọt hơn so với quả để quên trên mặt bàn. Hãy giải thích hiện tượng trên?

ĐA: a. Có thể nói rằng: “Chu trình Canvin có ở mọi loại thực vật” vì:

- Ở thực vật C3: Cố định CO2 trong pha tối được thực hiện theo chu trình Canvin.

- Ở thực vật C4 và CAM: Pha tối quang hợp đều có 2 lần cố định CO2. Lần 1: PEP nhận CO2 và tạo hợp chất 4C. Lần 2: Hợp chất 4C tách CO2 cung cấp cho chu trình Canvin để đi tổng hợp đường.

b. Giải thích:

- Quả được bảo quản trong tủ lạnh dưới điều kiện nhiệt độ thấp làm ức chế enzim hô hấp nên quá trình hô hấp bị giảm cường độ xuống mức tối thiểu tránh tiêu hao lượng đường trong quả . Vì vậy, quả ngọt hơn so với quả trên bàn

- Quả để trên bàn: Do không được bảo quản nên cường độ hô hấp giữ nguyên làm hàm lượng đường tiêu giảm nhanh hơn so với quả để trong tủ lạnh. Vì vậy, quả kém ngọt hơn so với quả để trong tủ lạnh

Câu 14: Người ta bố trí thí nghiệm như sau: Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm côban clorua đã sấy khô (có màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá. Sau đó dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 mảnh kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín. Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới lá. Sau 15 phút thu được kết quả ghi trong bảng sau:

Tên câyDiện tích chuyển màu của giấy côban clorua (cm2)Mặt trênMặt dướiCây thược dược911Cây đoạn49Cây thường xuân03,7 Em hãy rút ra nhận xét, kết luận và giải thích thí nghiệm trên.

ĐA: * Nhận xét: Diện tích chuyển thành màu hồng của giấy thấm côban clorua ở mặt dưới lá rộng hơn so với mặt trên của cùng lá đó

* Kết luận: Mặt dưới của lá thoát hơi nước nhiều hơn mặt trên

* Giải thích:

- Khí khổng được sắp xếp nhiều hơn ở mặt dưới của lá do đó mặt dưới của lá thoát hơi nước nhiều hơn mặt trên làm cho diện tích chuyển thành màu hồng của giấy tẩm côban clorua rộng hơn so với ở mặt trên

- Riêng ở cây thường xuân là cây sống ở nơi khô cằn nên để tiết kiệm nước, ở biểu bì trên của lá không có khí khổng và có lớp cutin dày khiến nước không thoát qua mặt trên của lá

Câu 15: Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau: Đầu tiên, lục lạp được ngâm trong dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacôit đạt pH = 4, lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8. Đưa lục lạp vào trong tối thì lục lạp có tạo ATP không? Phân tử ATP được hình thành bên trong hay bên ngoài màng tilacôit? Giải thích?

ĐA: - Lục lạp có tạo ATP mặc dù ở trong tối. Vì có sự chênh lệch H+ giữa 2 bên màng

- Phân tử ATP được tạo thành bên ngoài màng tilacôit. Vì nồng độ H+ trong xoang tilacôit cao hơn bên ngoài nên được bơm ra ngoài và phức hệ ATP- synthase có các núm xúc tác nằm bên ngoài màng tilacôit

Câu 16: Mô tả quy trình làm thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự hút khí ôxi? Nêu kết quả, giải thích hiện tượng?

ĐA: Quy trình làm thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự hút oxi:

- Chuẩn bị :

+ Mẫu vật : Hạt lúa , ngô hoặc các loại đậu mới nhú mầm.

+ Dụng cụ và hóa chất : Bình thủy tinh có nắp đậy , dây kim loại , nến , diêm

- Cách tiến hành :

Lấy 100g hạt mới nhú mầm chia thành 2 phần bằng nhau . Đổ nước sôi lên 1 trong 2 phần đó để giết chết hạt . Tiếp theo cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt . Thao tác đó được tiến hành trước 1,5 đến 2 giờ . Mở nút bình nhanh chóng đưa nến hoặc diêm đang cháy vào bình..

- Kết quả :

+ Bình chứa hạt chết thì diêm vẫn cháy

+ Bình chứa hạt sống thì diêm tắt

- Giải thích : Vì hạt nảy mầm có quá trình hô hấp mạnh nên đã hút hết O2 trong bình

Câu 17: Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau:

TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục.

TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2.

TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. (mgCO2/dm2lá.giờ).

Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên.

* Thí nghiệm 1: Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của TVC3 và TVC4. Cây C3 sẽ chết trước do có điểm bù CO2 cao khoảng 30ppm còn TV C4 có điểm bù CO2 thấp (0-10ppm).

* Thí nghiệm 2: Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O2; hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3 không có ở thực vật C4 nên khi điều chỉnh O2 cao thì năng suất quang hợp TV C3 giảm đi.

* Thí nghiệm 3: Nguyên tắc: Dựa vào điểm bảo hòa ánh sáng. Điểm bảo hòa ánh sáng của thực vật C4 cao hơn thực vật C3 nên ở điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao do cường độ quang hợp của thực vật C4 cao hơn (thường gấp đôi ) thực vật C3

Câu 18: a) Trong những lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây, lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao?

b) Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm độc đáo gì? Đặc điểm này dẫn tới sự khác nhau về nhu cầu nước ở thực vật CAM và các nhóm thực vật khác như thế nào?

ĐA: a. - Lực hút từ lá đóng vai trò chủ yếu vì lực hút từ lá cho phép các cây cao đến hàng trăm mét vẫn hút được nước bình thường.

- Lực đẩy từ rễ chỉ được vài ba mét còn lực trung gian chỉ giữ cho nước được liên tục trong mạch không bị kéo xuống bởi trọng lực.

b. - Điểm độc đáo: Thực vật CAM thường sống ở vùng sa mạc hoặc bán sa mạc trong điều kiện thiếu nguồn nước. Ở nhóm thực vật này, hiện tượng đóng khí khổng vào ban ngày có tác dụng tiết kiệm nước dẫn tới quá trình cố định CO2 chuyển vào ban đêm

- Sự khác nhau về nhu cầu nước ở các nhóm thực vật: C3 là cao, C4 bằng 1/2 C3, CAM thấp hơn C4

Câu 19: a) Viết sơ đồ tóm tắt quá trình chuyển hóa nitrat trong đất (amoni => nitrit => nitrat) dưới tác dụng của vi sinh vật?

b) Đất càng có pH axít thì hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất sẽ như thế nào? Giải thích. Nêu tên một số biện pháp làm tăng độ màu mỡ của đất khi đất có pH axít?

ĐA: a. Sơ đồ tóm tắt 2 giai đoạn

- Giai đoạn nitrit hóa do vi khuẩn Nitrosomonas: NH4+ + 3/2 O2 → NO2- + H2O + 2H+ + năng lượng.

- Giai đoạn nitrat hóa do vi khuẩn Nitrobacter: NO2- +1/2 O2 → NO3- + năng lượng (hoặc viết là NO2- → NO3-)

b. - Khi đất có pH axít thì đất sẽ nghèo chất dinh dưỡng vì các vi sinh vật chuyển hoá nitơ không phát triển ở đất axit làm cho đất nghèo chất đạm.

- Khi đất axit thì các ion H+ sẽ thay thế vị trí của các cation trên keo đất làm cho các cation khác bị rửa trôi hoặc lắng sâu xuống lớp đất phía dưới. Vì vậy đất nghèo chất dinh dưỡng.

* Tên biện pháp: Bón vôi vao đất và bổ sung các loại phân bón

Câu 20: Để tổng hợp một phân tử glucôzơ thì trong quang hợp ở thực vật C3, C4 và thực vật CAM cần tới bao nhiêu phân tử ATP? Số lượng ATP khác nhau ở các nhóm thực vật này được dùng như thế nào?

ĐA: * Số lượng phân tử ATP:

- Ở thực vật C3, để hình thành 1 phân tử glucôzơ cần 18 ATP

- Ở thực vật C4 và CAM, để hình thành 1 phân tử glucozơ cần 24 ATP

* Số lượng ATP khác nhau được dùng: 18 ATP dùng trong chu trình Canvin

- Thực vật C4 và CAM còn cần thêm 6 ATP để hoạt hoá axit piruvic (AP) thành phospho enol piruvat (PEP)

Câu 21:

a) Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao chúng có khả năng đó?

b) Vai trò của nitơ đối với đời sống cây xanh? Hãy nêu những nguồn nitơ chủ yếu cung cấp cho cây?

c) Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?

ĐA: a. - Những sinh vật có khả năng cố định nitơ không khí:

+ Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống tự do: Cyanobacteria.

+ Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống cộng sinh: Rhizobium sống cộng sinh trong rễ cây họ đậu.

- Chúng có khả năng đó vì có các enzim nitrôgenaza nên có khả năng phá vỡ liên kết 3 bền vững của nitơ và chuyển thành dạng NH3

b. - Vai trò nitơ:

+ Về cấu trúc: Tham gia cấu tạo prôtêin, axit nuclêic, ATP,

+ Về sinh lý: Điều hòa trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển (TP cấu tạo của enzim, vitamin nhóm B, một số hooc môn sinh trưởng,...)

- Nguồn Nitơ chủ yếu cung cấp cho cây là:

+ Nitơ vô cơ: như nitrat (NO3-), amôn (NH4+ )

+ Nitơ hữu cơ: như axit amin, amit.

c. - Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ:

+ Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ.

+ ATP và các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ, quá trình sử dụng các chất khoáng và quá trình biến đổi nitơ trong cây.

- Ứng dụng thực tiễn:

+ Khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ sục bùn với mục đích tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp hiếu khí.

+ Hiện nay người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất: trồng cây trong dung dịch (Thuỷ canh), trồng cây trong không khí (Khí canh) để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ.

Câu 22: a) Điểm bù ánh sáng là gì? Có thể sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây ưa bóng và cây ưa sáng được không? Giải thích.

b) Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy?

c) Tương quan tỷ lệ các phitohoocmon sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh: Auxin/Xitôkinin; Abxixic/Giberelin; Auxin/Êtilen; Xitôkinin/Abxixic.

ĐA: a. - Điểm bù ánh sáng: Điểm bù ánh sáng là điểm cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

- Có thể sử dụng.... để phân biệt cây ưa bóng và cây ưa sáng:

+ Cây ưa sáng có điểm bù ánh sáng cao, cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp.

+ Nếu ở một cường độ ánh sáng nào đó:

* một cây thải CO2, có nghĩa là cây có điểm bù ánh sáng cao → cây ưa sáng

* còn một cây vẫn hấp thụ CO2, có nghĩa là cây có điểm bù ánh sáng thấp → cây ưa bóng.

b. Cơ sở vật lý của quá trình bốc hơi nước đã chứng minh rằng: các phân tử nước bốc hơi và thoát vào không khí ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với các phân tử nước bốc hơi từ giữa chậu nước. Như vậy vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của các diện tích đó. Rõ ràng là hàng trăm khí khổng trên một milimet vuông lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi lá và đó là lý do tại sao lượng nước thoát qua khí khổng là chính và với vận tốc lớn.

c. - Auxin/Xitôkinin: điều chỉnh sự tái sinh rễ, chồi và ưu thế ngọn. Nếu tỉ lệ nghiêng về Auxin thì rễ hình thành mạnh hơn và tăng ưu thế ngọn. Còn ngược lại chồi bên hình thành mạnh, giảm ưu thế ngọn.

- Abxixic/Giberelin: điều chỉnh sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỉ lệ nghiêng về Abxixic thì hạt ngủ, nghỉ. Ngược lại thì nảy mầm.

- Auxin/Êtilen: điều chỉnh sự xanh, chín quả. Nếu nghiêng về Auxin quả xanh và ngược lại thúc đẩy quả chín.

- Xitôkinin/Abxixic: điều chỉnh sự trẻ hoá, già hoá. Nếu nghiêng về Xitôkinin thì trẻ hoá và ngược lại.

Câu 23: a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo? Nêu thí nghiệm chứng minh có hiện tượng ứ giọt?

b. Vì sao khi cây bị hạn hàm lượng axit abxixic tăng?

ĐA: a. - Chỉ xảy ra ở cây thân bụi và thân thảo, vì:

+ Khi không khí bão hoà hơi nước, sức hút nước của lá bằng không-> hiện tượng ứ giọt xảy ra do áp suất rễ.

+ Ap suất rễ thường có giới hạn của nó, phụ thuộc vào loài cây và thường chỉ đẩy được cột nước cao vài 3 mét và những cây bịu thấp và cây thân cỏ có độ cao trong khoảng này.

- Thí nghiệm: Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau 1 đêm sẽ thấy các giọt nước ứ ra trên mép lá.-> Không khia trong chuông thuỷ tinh đã bão hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ lên lá không thoát được thành hơi đã ứ thành các giọt ở mép lá.

b. + Khi thiếu nước, tế bào lá sản sinh ra axit abxixic và hoocmon này kích thích bơm K+, bơm chủ động K+ ra khỏi tế bào bảo vệ làm giảm áp suất thẩm thấu-> nước ra khỏi tế bào bảo vệ làm tế bào mất trương đóng khí khổng.

+ Khi cây thiếu nước hàm lượng axit abxixic được tổng hợp trong rễ cây và theo mạch xilem lên lá gây ra hiện tượng đóng khí khổng.

Câu 24: a. Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có hai nguyên tố mà khi cây thiếu một trong hai nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, vàng lá bắt đầu từ đỉnh lá, sau đó héo và rụng, ra hoa giảm. Đó là hai nguyên tố nào? Nêu cách kiểm tra sự thiếu hụt nguyên tố đó?

b. Mối quan hệ của nguyên tố phôtpho đối với cây trồng như thế nào? (Dạng hấp thụ. vai trò, triệu chứng khi thiếu). Vì sao khi bón phân lân cho cây người ta thường đào thành rãnh quanh gốc?

ĐA: a. - 2 nguyên tố : Nitơ và S.

- Cách kiểm tra: Dùng phân bón: ure( chứa N) hoặc sunphat amon( chứa N và S).

+ Nếu chỉ thiếu hụt S -> thì ruộng bón sunphat amon sẽ xanh trở lại.

+ Nếu chỉ thiếu N thì cả 2 ruộng sẽ xanh trở lại

b. - Dạng hấp thụ: PO3-.

- Vai trò:

+ Cấu tạo axit nucleic, prôtêin, ATP

+ Cần thiết cho sự phân chia tế bào, sự sinh trưởng của mô phân sinh, kích thích phát triển của rễ, ra hoa quả và hạt.

+ Tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, hô hấp, điều chỉnh sinh trưởng, làm tăng cường