Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học mới

1. Mục tiêu của Giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Nó theo sau giáo dục mầm non và nắm trước giai đoạn giáo dục trung học. Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, là thời gian hình thành nhân cách và năng lực trí tuệ cho trẻ.

Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học mới

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành nền tảng cho sự phát triển đúng đắn

Theo Luật giáo dục : Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp cấp trung học cơ sở.

Mục tiêu chung của bậc tiểu học là xây dựng bậc học lành mạnh , đậm đà bản sắc dân tộc , phát triển bền vững và cơ bản đạt trình độ tiên tiến và cần đạt mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chính của giáo dục tiểu học là giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết, và biết tính toán với những con số ở mức độ căn bản, cũng như thiết lập những hiểu biết căn bản về khoa học, toán, địa lý, lịch sử, và các môn khoa học xã hội khác.

2. Vai trò của Giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục phổ thông

Theo Điều lệ Trường tiểu học: Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học tiểu hoc, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì thế, bậc học Giáo dục tiểu học cần phải đáp ứng yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học. Cụ thể:

Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Học sinh cần có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

Về phương pháp giáp dục, phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng khả năng tự học và khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năn vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời đem lại hứng thú học tập cho học sinh.

Theo đó, nhà trường tiểu học có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình tiểu học do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.

3. Những vấn đề cơ bản về quá trình dạy học ở bậc tiểu học

Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học mới

Một vài vấn đề về quá trình dạy học bậc tiểu học

Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh. Trong đó, giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo và điều chỉnh hoạt động của học sinh, học sinh giữ vai trò tích cực, tự giác thông qua việc nỗ lực của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học.

Bên cạnh đó, quá trình này là hoạt động chuyên biệt và là một quá trình xã hội. Nó là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

Dạy học được xem là con đường tối ưu nhất giúp học sinh nắm vững một khối lượng tri thức được tích tụ qua thời gian của nhiều thế hệ và các nhà khoa học. Trong quá trình dạy học đã diễn ra sự gia công sư phạm của giáo viên, là phương tiện đem lại hiệu quả lớn lao trong việc phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ của học sinh.

Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về mục tiêu và vai trò của giáo dục tiểu học. Hi vọng bài viết đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

https://credit-n.ru/kredit/kredit-uralsib.html

Câu hỏi:Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh?

Lời giải:

Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học

-Trong chương trình chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu giáo dục tiểu học “giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.

-Trong chương trình chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, mục tiêu của giáo dục tiểu học “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”.

=> Như vậy, trong chương trình chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu giáo dục tiểu học không chỉ chú ý chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu “cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” mà còn chú ý yêu cầu “phát triển phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.

Chúng ta sẽ cùng Top lời giải tìm hiểu kỹ hơn vềchương trình giáo dục tiểu học nhé

-Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay thì các chương trình giáo dục ngày càng được nâng cao nhằm tạo được chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục đặc biệt làchương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học; việc kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

1. Nội dung chương trình giáo dục cấp tiểu học mới:

-Bắt đầu từ năm học 2020 – 2021 sẽ bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Vớichương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu họchiện nay thì giáo dục không còn phải để truyền thụ kiến thức mà còn nhằm giúp cho học sinh hoàn thành công việc, giải quyết được các vấn đề trong học tập cũng như trong đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học được trên lớp trên trường.

-Hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt các cấp học đó chính là trải nghiệm. Những môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại là môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn.

-Cấp tiểu học thì các môn học bắt buộc hiện nay gồm có Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật.

-Môn học tự chọn hiện nay là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ đối với học sinh lớp 1 và lớp 2. Bậc học này có thêm môn học mới là Tin học và Công nghệ.

-Như vậy Bộ giáo dục và đào tạo đã áp dụngchương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu họctừ năm học 2020 – 2021 đối với lớp 1; trong năm học 2021 – 2022 áp dụng đối vớilớp 2; năm học 2022 – 2023 áp dụng đối với lớp 3 và năm học 2023 – 2024 sẽ áp dụng đối vớilớp 4.

-Từ đó thấy được rằng việc áp dụng chương trình học mới có vai trò rất quan trọng đối với học sinh, thay vì việc áp dụng chương trình giáo dục như trước đây là chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức dẫn tới sự gò bó, áp lực cho học sinh thì trong việc đổi mới chương trình học này sẽ thu hút được sự quan tâm hơn của học sinh đồng thời sẽ tăng khả năng làm việc, học tập của học sinh.

2. Điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học

-Theochương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu họcthì hệ thống các môn học ở các cấp học sẽ được thiết kế theo những định hướng để bảo đảm cân đối nội dung các lĩnh vực giáo dục, phù hợp với từng cấp học, từng lớp học. Điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay đó là:

a. Khắc phục sự chồng lấn giữa các môn

-Điểm mới đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới, theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, đó là có riêng một “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”, giống như một kế hoạch chung của cả 3 cấp học. Đó là phương hướng và kế hoạch khái quát toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó quy định những vấn đề chung của giáo dục phổ thông.

-Chương trình tổng thể sẽ gợi ý cho các chương trình bộ môn, bảođảmsự hài hòa, thống nhất trong từng môn học, giữa các môn học, trong từng lớp, từng cấp và giữa các lớp, các cấp học. Từ đó, khắc phục tình trạng chương trình cắt khúc, chồng lấn nhau giữa môn học này với môn học khác...

b. Chuyển sang phát triển phẩm chất năng lực

-Đó là chuyển từ coi trọng trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực trên cơ sở trang bị kiến thức. Trước đây, chương trình cũ chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; khi thực hiện lại chủ yếu quan tâm định hướng về mặt nội dung; không đặt ra yêu cầu cụ thể cần đạt được về phẩm chất và năng lực trong từng cấp học.

-Chương trình mới, mục tiêu của từng cấp học được viết cụ thể hơn. Theo đó, chương trình cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực được nêu trong mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông; định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học THCS.

c. Coi trọng trải nghiệm sáng tạo

-Chương trình mới sẽ chú trọng hơn việc rèn luyện cho học sinh năng động, có tư duy độc lập, có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc theo nhóm... Về mặt thiết kế chương trình, ngoài những môn học tiếp tục được phát huy, còn có yêu cầu tăng cường hoạt động xã hội của học sinh. Đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, được thiết kế một cách khoa học, phong phú hơn về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động, phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực hiện.

-Ngoài những hoạt động được thiết kế riêng thì trong từng môn học cũng coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học.

d. Giúp học sinh hứng thú hơn với học tập

-Với chương trình mới, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phong phú hơn, theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học. Học sinh không chỉ ngồi suy nghĩ trong lớp học mà còn ở ngoài lớp, ở gia đình, tại các di tích, danh lam thắng cảnh...

-Đánh giá học sinh không chỉ dựa trên kiến thức các em học được bao nhiêu mà là việc vận dụng kiến thức đó như thế nào. Từ đó thay đổi cách thức ra đề thi, giúp học sinh thích học, có hứng thú hơn với học tập.

e. Phân hóa dần ở cấp trên

-Ở cấp học nào cũng phải chú ý đến phương pháp riêng nội dung, chú ý như thế nào để chú trọng việc tích hợp kiến thức cấp dưới và phân hóa dần lên cấp học trên.

f. Thực nghiệm cái mới, cái khó

-Chương trình giáo dục phổ thông mới được tiến hành thực nghiệm ngay trong quá trình xây dựng chương trình và do các tác giả chương trình thực hiện.

- Nội dung thực nghiệm tập trung vào những vấn đề mới so với chương trình hiện hành, trong đó đặc biệt chú trọng thực nghiệm những hình thức hoạt động giáo dục, dạy học mới; những yêu cầu cần đạt của mỗi chương trình môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; xác định mức độ phù hợp của yêu cầu cần đạt của chương trình với khả năng nhận thức và điều kiện của học sinh.