Chuyển file từ windows sang android qua wifi

Mặc dù những chiếc điện thoại Android ngày nay đều được trang bị sức mạnh đủ để thay thế cả laptop hay máy tính, thế nhưng việc sử dụng song song cả hai lại tỏ ra hiệu quả nhất. Chính vì điều đó nên việc chuyển dữ liệu qua lại giữa hai nền tảng luôn là một vấn đề với người dùng chúng ta. Để hỗ trợ cho anh em trong việc trao đổi file qua lại giữa điện thoại Android và máy tính một cách đơn giản nhất, bài viết này sẽ mang đến những giải pháp mà thông dụng, đơn giản nhất.

I. PHƯƠNG PHÁP KẾT NỐI CÓ DÂY

SỬ DỤNG DÂY CÁP USB

Cách gần như đơn giản nhất để chuyển dữ liệu qua lại giữa máy tính và điện thoại di động có lẽ là sử dụng dây cáp cắm trực tiếp, miễn là bạn có cho mình một sợi dây cáp phù hợp. Tuy là vậy nhưng việc các hãng chuyển sang sử dụng dây USB-C cho những dòng điện thoại gần đây khiến cho những sợi cáp đời cũ của bạn khó có thể tận dụng lại được. Một số khác lại không được trang bị cho mình sợi cáp từ USB-C sang USB-A

Nhưng giả sử bạn có sẵn dây cáp phù hợp thì mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn nhiều với những bước sau :

- Kết nối điện thoại với máy tính sử dụng dây cáp
- Khi điện thoại báo Charging this device via USB thì chọn vào mục tùy chọn
- Khi ở mục tùy chọn Use USB For, chọn File Transfer.

Chuyển file từ windows sang android qua wifi


Vậy là đã xong, Một cửa sổ chia sẻ file sẽ xuất hiện ở màn hình máy tính và cho thấy bộ nhớ điện thoại bạn hoặc thẻ nhớ (nếu có). Bạn đã có thể bắt đầu chuyển dữ liệu qua lại rồi đấy.

Trên máy tính MAC thì các bước cũng gần như tương tự nhưng có điều các bạn sẽ phải cài đặt trước phần mềm Android File Transfer. Cách trên đây sẽ hữu dụng khi bạn muốn chuyển số luọng lớn các tập tin như phim, ảnh, hay thậm chí cả thư viện nhạc của mình và điện thoại, máy tính hoặc thẻ nhớ (nếu có).

II. PHƯƠNG PHÁP KẾT NỐI KHÔNG DÂY

1. SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ LƯU TRỮ ĐÁM MÂY

Một tài khoản Google sẵn có thì các bạn sẽ có 15Gb lưu trữ đám mây thông qua Google Drive. Điều này sẽ khiến cho việc di chuyển các dữ liệu từ điện thoại sang máy tính và ngược lại trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

- Trước tiên thì bạn cần cài đặt Google Drive trên máy tính. Nếu muốn thì bạn cũng có thể sử dụng những dịch vụ khác như DropBox hay OneDrive đều được

- Cài đặt và đăng nhập vào tài khoản Google Drive, tiếp theo chọn "Sync My Drive to this computer" ( Đồng bộ tài khoản của tôi với máy tính này).

Chuyển file từ windows sang android qua wifi


- Sau khi cài đặt thì Google Drive sẽ tạo thư mục trên máy tính của bạn. Mọi thứ bạn để vào thư mục này sẽ được đồng bộ với tài khoản Drive của bạn. Để chuyển dữ liệu sang điện thoại thì chỉ cần đơn giản là chuyển file sang thư mục của Drive và dữ liệu sẽ xuất hiện ở ứng dụng bên phía điện thoại.

Chuyển file từ windows sang android qua wifi


Lưu ý là dữ liệu hiển thị ở ứng dụng điện thoại không có nghĩa là nó đã được lưu về điện thoại mà bạn cần phải thực hiện thao tác tải về.Có hai lực chọn tải về như sau :

- Make available offline : Chọn mục này sẽ đồng nghĩa với việc file sẽ có thể được xem ngay cả khi bạn không có kết nối mạng thông qua ứng dụng Drive, và những tùy chỉnh của bạn sẽ được đồng bộ sau khi kết nối với Internet.

- Download : Thao tác này chỉ đơn giản là chuyển file vào thư mục Download ở bộ nhớ điện thoại và bạn có thể truy cập file bằng bất cứ phần mềm nào phù hợp. Tuy nhiên những thay đổi của bạn ở file đó sẽ không được đồng bộ lên Drive mà bạn sẽ phải sao lưu thủ công bằng việc upload ngược lại file lên Drive.

Giới hạn dung lượng là điều yếu duy nhất của phương pháp này, thế nhưng bạn có thể có nhiều tài khoản cùng một lúc và việc chuyển đổi dữ liệu giữa các tài khoản là có thể nên các bạn cứ yên tâm.

Chuyển file từ windows sang android qua wifi


2. SỬ DỤNG EMAIL HAY NHỮNG ỨNG DỤNG NHẮN TIN KHÁC

Việc sử dụng email để chuyển file từ máy tính sang điện thoại có thể không khả thi lắm nhưng phải thừa nhận rằng chúng ta ít nhất đã từng làm việc này ít hay nhiều lần và nó rất hữu dụng khi chia sẻ những dữ liệu nhỏ khi chúng ta không thể sử dụng những phương pháp khác.

Khi sử dụng Gmail thì các bạn sẽ bị giới hạn file đính kèm ở mức 25 MB. Nếu bạn cần nhiều hơn con số này thì nên cân nhắc WeTransfer. Nền tảng này cho phép bạn có thể gửi đính kèm file đến tận 2GB miễn phí và không cần phải đăng kí bất cứ gì.

Chuyển file từ windows sang android qua wifi


- Truy cập wetransfer.com, điền email vào khung và chọn file bạn muốn gửi. Lập tức bạn sẽ nhận được một đường link nơi bạn có thể download được file đó.
- Dữ liệu sẽ được mã hóa với mục đích bảo mật và sẽ hết hạn sau 7 ngày. Nếu bạn muốn giữ lại file lâu hơn hay xóa nó trước thời hạn đó thì bạn có thể nâng cấp tài khoản Pro.

Và nếu bạn không thích hay không thể sử dụng được WeTransfer thì đừng lo, có rất nhiều nền tảng khác cho phép bạn làm việc tương tự.

3. DÙNG BLUETOOTH ĐỂ CHUYỂN DỮ LIỆU

Khi bạn muốn chuyển một vài tập tin nhẹ nhàng sang điện thoại thông minh, Bluetooth sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc. Không chỉ vậy mà còn dễ dàng sử dụng nếu bạn thiết lập đầy đủ.

Để gửi dữ liệu qua Bluetooth từ máy tính chạy Windows 10 sang điện thoại, bạn cần phải thực hiện bước ghép đôi hai thiết bị với nhau. Để làm điều này, trên máy tính của mình bạn vào Setting -> Devices và bật Bluetooth của thiết bị, nhớ là điện thoại của bạn cũng cần phải được bật Bluetooth đấy.

Chuyển file từ windows sang android qua wifi


Sau khi chắc chắn Bluetooth đã được bật ở cả hai thiết bị thì bạn vào " Add Bluetooth or other device -> Bluetooth" và bắt đầu nhận diện thiết bị. Sau một khoảng dừng, điện thoại của bạn sẽ xuất hiện trên danh sách thiết bị khả dụng. Tiếp theo chọn vào tên của điện thoại và chọn "Connect", đồng thời ở màn hình điện thoại bạn cũng cần phải chọn "Pair" nhé.

Để bắt đầu chuyển dữ liệu, bạn vào "Setting -> Devices -> Send or receive files via Bluetooth > Send files". Sau bước này thì nhấn chọn tập tin mà cần chuyển.

Chuyển file từ windows sang android qua wifi


Ở các hệ điều hành khkác thì tên của menu tùy chọn sẽ hơi khác một chút, nhưng cách thao tác thì cũng không quá khác. Đều phải ghép đôi thiết bị và bắt đầu chia sẻ file.

Tốc độ của Bluetooth có thể tỏ ra chậm hơn những kết nối khác như Wifi (mục tiếp theo). Phương pháp này chỉ tối ưu nhất khi chia sẻ những file không quá lớn và dùng cho mục đích sử dụng đơn giản.

4.CHUYỂN DỮ LIỆU THÔNG QUA KẾT NỐI WI-FI

Khi cần phải chuyển lượng thông tin lớn sang điện thoại trên những nền tảng cơ bản thì bạn không thể có lựa chọn hợp lí hơn là sử dụng WI-FI. Miễn là điện thoại và máy tính của bạn kết nối cùng một mạng WI-FI thì việc trao đổi dữ liệu cực kì nhanh chóng và bảo mật.

Để copy dữ liệu thông qua WI-FI bạn cần có ứng dụng đặc biệt chuyên dùng cho mục đích này nhưng ở trên máy tính thì không cần. Mình xin để cử ứng dụng Portal by Pushbullet, đây là ứng dụng miễn phí và không yêu cầu phải đăng kí tài khoản. Đồng thời ứng dụng này cũng hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau như : Windows, Mac, Linux, hay Chrome OS. Tải và cài đặt trên thiết bị Android của bạn để bắt đầu.

Tiếp theo mở trình duyệt Web của máy tính và vào trang portal.pushbullet.com và bạn sẽ thấy một mã QR

Chuyển file từ windows sang android qua wifi


Tiếp theo thì mở ứng dụng Portal trên điện thoại và chọn "Scan". Khi máy ảnh bắt đầu xuất hiện thì bạn hãy quét mã QR trên máy tính để bắt đầu một kết nối tạm thời giữa điện thoại và máy tính

Cuối cùng là chọn những file bạn cần chuyển và kéo chúng vào trình duyệt, ngay lập tức chúng sẽ được upload lên điện thoại của bạn.

Chuyển file từ windows sang android qua wifi


Mặc định thì ứng dụng Portal sẽ chuyển những file hình ảnh và âm thanh và thư mục Photos hay Music trong bộ nhớ điện thoại còn những dạng tập tin còn lại sẽ được đưa vào thư mục Portal. Bạn có thể để chúng ở thư mục đấy và truy cập hoàn toàn qua ứng dụng Portal hay dùng những trình quản lí thư mục khác để chuyển chúng sang nơi bạn muốn. Ngoài Portal thì Feemcũng cung cấp một số chức năng chuyển dữ liệu giữa nhiều nền tảng khác nhau.

III. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KHÁC

Không chỉ có những cách kể trên mà còn rất nhiều cách để bạn có thể chuyển dữ liệu qua lại giữa các thiết bị của mình như dùng thẻ nhớ SD hay USB hoặc ngay cả những sợi cáp đa dụng phù hợp với điện thoại. Nếu muốn "tối tân" hơn thì có thể kể đến dùng FTP với những ứng dụng tạo server FTP qua Wi-Fi hay dùng NAS. Tùy chọn này có thể giúp bạn chia sẻ cả một ổ cứng dữ liệu với nhiều thiết bị khác nhau trong mạng của mình.

IV. KẾT LUẬN

Nhưng với đa số người dùng thì 5 cách kể trên có thể là khả thi nhất để chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau,có cách thì dùng cho file kích thước nhỏ và ngược lại.

Tất nhiên thì việc chúng ta càng có nhiều thiết bị cùng một lúc đồng nghĩa với việc chia sẻ dữ liệu giữa chúng sẽ ngày càng tăng, mong là chia sẻ trên đây của mình sẽ giúp các bạn có thể giúp các bạn đồng bộ được các thiết bị của mình tốt hơn. Nếu có góp ý hay những phương pháp hay ho hơn nữa thì mong anh em chia sẻ ở phần comment bên dưới nhé. Cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết của mình.