Có bao nhiêu cộng đồng doanh nghiệp tại việt nam năm 2024

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ KH&ĐT cho biết, năm 2023, một loạt các giải pháp đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện như: Giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp; nâng thời hạn visa điện tử cho khách du lịch; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; công tác an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, thiết thực. Nhờ đó, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nét trong nhiều ngành, lĩnh vực.

Trong đó, bức tranh về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong năm 2023 tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam năm 2023. Quý I/2023 tuy có sự sụt giảm về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (33.905 doanh nghiệp, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022) nhưng vẫn gấp 1,02 lần so với mức bình quân theo quý giai đoạn 2017-2022 (33.191 doanh nghiệp). Trong các quý tiếp theo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, ban hành nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có đà phục hồi ấn tượng, luôn ở mức trên 40 nghìn doanh nghiệp, là mức cao nhất theo quý từ trước tới nay. Quý IV/2023 có 42.952 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2022, gấp 1,3 lần so với mức bình quân theo quý giai đoạn 2017-2022.

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 (159.294 doanh nghiệp, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022) lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2022 và tăng 4,6% so với ước thực hiện cả năm 2023. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2023 đạt 58.412 doanh nghiệp, qua đó, góp phần đưa số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường tiếp tục ở mốc trên 200 nghìn doanh nghiệp (217.706 doanh nghiệp), tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022 và gấp 1,3 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong năm qua.

Tổng số vốn đăng ký mới của doanh nghiệp gia nhập thị trường có sự cải thiện qua các quý của năm 2023: 310.331 tỷ đồng trong Quý I; 397.126 tỷ đồng trong Quý II; 379.319 tỷ đồng trong Quý III và Quý IV đã tăng lên mức 434.483 tỷ đồng.

Đầu năm 2021, Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xây dựng Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu đến năm 2025 cả nước có 1,3- 1,5 triệu doanh nghiệp . Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2020, Việt Nam có khoảng 810 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Để đạt mục tiêu trên,theo tính toán, trong 5 năm liền, tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp phải đạt từ 12-14%/năm. Tính ra, mỗi năm sẽ có thêm khoảng 100.000 - 150.000 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, năm 2021, do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid, doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao. Giới chuyên môn nhận định, kết thúc năm 2021 số doanh nghiệp còn hoạt động sẽ thấp hơn so với năm 2020. Trong khi đó, môi trường kinh doanh đangxấu đi, liệu mục tiêu trên có trở thành hiện thực?

Có bao nhiêu cộng đồng doanh nghiệp tại việt nam năm 2024

“Sống chung Covid”– còn nhiều rủi ro

Các doanh nghiệp cho biết, thời gian qua với chủ trương mỗi địa phương là một “pháo đài” phòng chống dịch, đã có những “pháo đài”“nã pháo” vào doanh nghiệp. Nhiều lãnh đạo địa phương chỉ lo giữ địa bàn của mình “sạch bóng Covid” mà không quan tâm đến những khó khăn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động.

Tại nhiều địa phương, có hàngtrăm chốt kiểm soát, kiểm dịch mọc lên tại các cửa ngõ ra vào. Những tấm bê tông chặn ngang tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, làm nản lòng những nỗ lực vận chuyển hàng hóa. Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam than thở, khi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid, mỗi địa phương làm một kiểu khác nhau, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động vận chuyển hàng hóa. Các doanh nghiệp đã khó khăn để tồn tại trong dịch Covid, lại thêm khâu vận tải không thuận lợi, nên khó khăn nhân đôi.

Đặc trưng của hoạt động sản xuất, kinh doanh là kết nối theo chuỗi, không phân biệt địa giới hành chính. Do đó, khi các địa phương áp dụng những chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, về kiểm soát vận tải hàng hóa; chống dịch theo kiểu “ngăn sông cấm chợ”… đã khiến cho nguyên liệu đầu vào không đến được các nhà máy, sản phẩm làm ra bị tồn kho, không tiêu thụ được, đó là cách nhanh nhất đẩy doanh nghiệp vào con đường phá sản.

Kết quả là 9 tháng đầu năm 2021, có tới 90,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng, có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, số liệu trên có thể chưa phản ánh được thực sự số doanh nghiệp thực tế rút lui khỏi thị trường, bởi trong điều kiện nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, nên các doanh nghiệp không thể làm thủ tục. Số lượng doanh nghiệp rời thị trường lớn là điều đáng báo động và chưa từng xảy ra trong 10 năm qua. Giới chuyên môn ước tính, từ nay đến hết năm 2021, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể ở mức 120.000.

Phong tỏa, cách ly quá rộng, quá dài đã phải trả giá cao khi kinh tế lao dốc, doanh nghiệp và người dân kiệt quệ.Tuy nhiên, khi chuyển sang “sống chung với Covid”, vẫn còn rất nhiều những tiếng kêu than của doanh nghiệp, về những ngáng trở trong sản xuất, kinh doanh. Ở một số địa phương, nguy cơ “giấy phép con” lại hoành hành, khiến các doanh nghiệp khó có thể khôi phục hoạt động.

Cộng đồng doanh nghiệp tại Tiền Giang mới đây đã gửi thư “cầu cứu” lên Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh được ban hành. Kế hoạch này chia thành ba giai đoạn, từ 1/10 đến 31/10; từ 1/11 đến 31/12 và từ tháng 1/2022 trở đi. Theo đó, giai đoạn 1, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp phải áp dụng "3 tại chỗ", tức phải là đối tượng sản xuất, dịch vụ hàng hóa thiết yếu, định kỳ 7 ngày phải xét nghiệm PCR toàn thể người lao động, 3 ngày phải test đối với người có tiếp xúc nhận hàng hóa từ bên ngoài. Doanh nghiệp chỉ được bố trí công nhân đã được tiêm ít nhất một mũi vắc xin sau 14 ngày, trước khi vào nhà máy phải có giấy xét nghiệm PCR âm tính.

Các doanh nghiệp nhận xét, kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh của Tiền Giang không muốn cho doanh nghiệp hoạt động trong giai đoạn 1. Bởi phần lớn công nhân vẫn đang ở trong các rào chắn, bảo vệ vùng xanh. Hiện chỉ khoảng 50-60% công nhân được tiêm mũi 1, chưa đầy 1% được tiêm mũi 2. Các chuyên gia của doanh nghiệp FDI cũng chưa thể trở lại địa phương, vào doanh nghiệp để làm việc. Với giai đoạn 2 các doanh nghiệp cũng rất lo lắng bởi yêu cầu chỉ những lao động được tiêm hai mũi mới được đi làm. Nếu không đẩy mạnh tiêm phủ vắc xin cho người lao động thì rất khó để doanh nghiệp khôi phục sản xuất.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM, cho rằng, các doanh nghiệp đã kiệt quệ lắm rồi. Nếu để xảy ra tình trạng một số tỉnh cực đoan, “đẻ” thêm “giấy phép con”, tiếp tục những quy định gây khó, không khác gì“giáng thêm một đòn nữa” chắc chắn doanh nghiệp sẽ “ngã quỵ” hẳn.

Chưa kể việc khôi phục lại sản xuất kinh doanh, còn gặp phải thách thứ lớn đó là thiếu lao động. Hàng triệu lao động bỏ về quê tránh dịch, đã để lại khoảng trống quá lớn cho các doanh nghiệp. “Họa vô đơn chí”, không biết có bao nhiêu doanh nghiệp đủ nghị lực đứng dậy được?

Cắt giảm, bãi bỏ, không chỉ đơn giản hoá

Môi trường kinh doanh như vậy là đang xấu đi rõ rệt. Chưa kể những cải cách trước đây còn nửa vời. Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, vào năm 2017 chúng tôi kiến nghị Chính phủ,trong số 4.000 điều kiện kinh doanh, cần phải cắt bỏđi 3/4. Nhưng sau này khi ban hành văn bản, Chính phủ chỉ yêu cầu cắt giảm, đơn giản hoá 50%. Năm 2018, các Bộ, ngành rất rầm rộ cắt giảm, đơn giản hoá theo chỉ đạo của Chính phủ. Nhưng tôi cho rằng không thực chất bao nhiêu cả. Chúng tôi kiến nghị cắt giảm, bãi bỏ, chứ không đơn giản hoá. Với "đơn giản hoá" thì chỉ cần bỏ một từ, một dòng trong điều kiện kinh doanh, cũng hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, không có tác động thực chất đến môi trường kinh doanh,cũng như hiệu ứng tích cực đến doanh nghiệp. Cải cách kiểu nửa vời đã dẫn tới nguy cơ, các điều kiện kinh doanhđang phục hồi trở lại.

Trong khi đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, công cuộc cải cách, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường vừa qua vẫn chưa thực chất. Các Bộ, ngành khẳng định đã cắt giảm được tới 60% điều kiện kinh doanh nhưng đó là trên giấy tờ, còn thực tế chỉ được khoảng 30-40%. Thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp vẫn còn rắc rối và chồng chéo.

Năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp , đặt ra mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào cuối năm 2020, nhưng kết thúc đã không thành. Giới chuyên môn nhận định, nguyên nhân chính là môi trường kinh doanhvẫn còn nhiều rào cản đối với các doanh nghiệp khi tham gia thị trường.

Vì vậy, giai đoạn 2021-2025, nếu không có những cải cách mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, thay đổi cách ứng xử gây bất lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì giấc mơ về 1,3- 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025,lại một lần nữa đứng trước nguy cơ thất bại.