Có bao nhiêu nước đông nam á thời phong kiến năm 2024

Từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên, các vương quốc cổ đầu tiên của khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện. Những vùng đất hoang sơ dần dần nhường chỗ cho khu dân cư, làng xóm, bến thuyền và đô thị. Một Đông Nam Á như chúng ta đã biết ngày nay đã bắt đầu từ những vương quốc đó.

  1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA ĐÔNG NAM Á

- Đông Nam Á là một khu vực khá rộng nằm ở phía đông nam châu Á, bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, khu vực này từ thời cổ đại đã được xem là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, giữa lục địa Á – Âu với châu Đại Dương, Lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đời gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên nơi đây thuận tiện cho việc phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây hương liệu quý hiếm như trầm hương, đinh hương, đậu khấu, sa nhân…

- Hiện nay khu vực Đông Nam Á bao gồm các quốc gia: Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo.

II. SỰ XUẤT HIỆN CÁC VƯƠNG QUỐC CỔ TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ VII

- Một thời gian dài sau khi nhà nước Văn lang, Âu Lạc của người Việt ở đồng bằng sông Hồng bị phong kiến phương Bắc đô hộ, một số vương quốc cổ lần lượt xuất hiện ở Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên.

- Vùng lục địa Đông Nam Á là nơi xuất hiện một số vương quốc đầu tiên như Chăm-pa, Phù Nam, Pê-gu, Tha-tơn… Những vương quốc này ra đời và phát triển gắn với những dòng sông đổ ra biển, thuận lợi cho phát triển nghề nông và giao lưu thương mại với thế giới bên ngoài. Phù Nam là vương quốc phát triển nhất trong bảy thế kỉ đầu Công nguyên với thương cảng Óc Eo (An Giang, Việt Nam) sầm uất, rực rỡ một thời.

- Vị trí của các vương quốc cổ thuộc quốc gia Đông Nam Á ngày nay:

+ Pê-gu, Pha-ton (Mi-an-ma).

+ Chân Lạp (Lào, Campuchia, Thái Lan).

+ Đốn Tốn (Mi-an-ma, Thái Lan).

+ Phù Nam, Chăm-pa (Việt Nam).

+ Xích Thổ (Mai-lai-xi-a).

+ Tu-ma-sic (Xin-ga-po).

+ Ma-lay-u, Ta-ru-ma (In-đô-nê-xi-a).

III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN THẾ KỈ X

- Những vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

+ Thế kỉ VII, Phù Nam sụp đổ, thương cảng Óc Eo cũng lụi tàn. Con đường giao thương ở Đông Nam Á cũng bắt đầu chuyển hướng xuống vùng eo biển Ma-lắc-ca. Nhiều quốc gia mới xuất hiện.

+ Khoảng cuối thế kỉ VII, những người nói tiếng Môn ở vùng lưu vực sông Mê Nam đã lần lượt thành lập hai vương quốc là Đva-ra-va-ti và Ha-ri-pun-giay-a. Đầu thế kỉ IX, từ 19 làng ở ngã ba sông, nơi dòng Chin-uyn đổ vào sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan của người Miến đã ra đời. Đầu thế kỉ X, người Việt giành lại nền độc lập sau hơn 1000 năm Bắc thuộc và bắt đầu xây dựng một nhà nước độc lập, tự chủ.

+ Trên đảo Xu-ma-tra, vương quốc Sri Vi-giay-a ra đời và phát triển trên cơ sở hợp nhất các tiểu quốc nhỏ bé thời sơ kì. Pa-lem-pang của Sri Vi-giay-a trở thành trung tâm của khu vực suốt hai thế kỉ VII và VIII. Từ cuối thế kỉ VIII, ở miền Trung đảo Gia-va, vương quốc Ka-lin-ga mạnh lên và trở thành bá chủ vùng hải đảo suốt ba thế kỉ sau đó.

+ Sự xuất hiện và phát triển của các vương quốc phong kiến đã tạo cơ sở cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á giai đoạn sau đó (thế kỉ X - XV).

- Vị trí của các vương quốc phong kiến thuộc các quốc gia Đông Nam Á ngày nay:

+ Đại Cồ Việt, Chăm-pa (Việt Nam).

+ Pa-gan, Pe-gu, Tha-ton (Mi-an-ma).

+ Cam-pu-chia, Đva-ra-va-ti (Cam-pu-chia).

+ Ha-ri-pun-giay-a (Lào).

+ Sri Vi-giay-a, Ka-lin-ga (In-đô-nê-xi-a).

+ Bu-tu-an (Phi-lip-pin).

+ Tu-ma-sic (Xin-ga-po).

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Luyện tập

1. Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á:

+ Nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á - Âu với châu Đại Dương.

+ Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển.

+ Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.

2. Điểm tương đồng về vị trí địa lí của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:

+ Nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á - Âu với châu Đại Dương.

+ Các vương quốc được xây dựng ở nơi đồng bằng cạnh các con sông lớn giàu phù sa thuận lợi cho người dân trồng trọt, sinh sống.

3. Các vương quốc Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X trong bảng (SGK) có vị trí tương ứng với các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay?

Tên các vương quốc cổ Thuộc lãnh thổ quốc gia hiện nay Phù Nam Việt Nam Chăm-pa Việt Nam Đại Cồ Việt Việt Nam Pa-gan Mi-an-ma Chân Lạp Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan Tu-ma-sic Xin-ga-po Sri Vi-giay-a In-đô-nê-xi-a Ka-lin-ga In-đô-nê-xi-a Bu-tu-an Phi-lip-pin

4. Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ nào ở Đông Nam Á? Những vương quốc đó thuộc về các quốc gia nào ngày nay?