Có bao nhiêu trang trại lớn trên cả nước

Lực lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ngày càng tăng, đang dần trở thành đầu tầu dẫn dắt các hoạt động trong chuỗi giá trị nông sản, định hướng thị trường và góp phần quan trọng trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ trong nông nghiệp.

Trong giai đoạn hiện nay, trước bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra sôi động thì doanh nghiệp nông nghiệp được xác định có vai trò “bà đỡ” trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Từ năm 2008, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương đã nêu rõ: “Có cơ chế, chính sách đủ mạnh khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”. Từ đó, hệ thống chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nông nghiệp đã được hình thành và sửa đổi nhiều lần (năm 2010, 2013 và 2018) nhưng kết quả không đạt được như mong đợi.

Thủ tướng Chính phủ vẫn tiếp tục có chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong bố trí nguồn lực và thu hút đầu tư và nông nghiệp, nông thôn (Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ). Do đó, ngoài việc kế thừa những điểm mạnh, hạn chế những bất cập trong quy định hiện hành, cần tìm hướng đi mới để nâng cao hiệu quả các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Trong khi đó, cũng như doanh nghiệp, mô hình sản xuất trang trại cũng được coi là loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tiên tiến, có quy mô lớn, hiệu quả cao trong nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam (so với bình quân của hộ sản xuất nông nghiệp). Loại hình trang trại đã bộc lộ những hạn chế so với doanh nghiệp nông nghiệp và có lợi thế nhất định khi chuyển đổi thành doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua rà soát, chưa có giải pháp chính sách nào khuyến khích, hỗ trợ các trang trại chuyển đổi hoạt động sang loại hình doanh nghiệp.

Chính sách của Nhà nước đối với mô hình trang trại tại Việt Nam và thực trạng phát triển

Theo pháp luật về đầu tư, đối với ngành nông nghiệp là ngành nghề ưu đãi đầu tư nên các nhà đầu tư (bao gồm cả trang trại) cũng sẽ được hưởng các hỗ trợ và ưu đãi đầu tư.

Đối với các hộ kinh doanh, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, hộ kinh doanh sẽ nhận được một số hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt khi có nhu cầu mở rộng đầu tư, kinh doanh, chuyển đổi thành doanh nghiệp. Theo Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 về đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Tuy trang trại là hộ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn nhưng không phải là hộ kinh doanh do hộ sản xuất nông nghiệp không phải đăng ký kinh doanh (khoản 2 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP). Do đó, trang trại không được hưởng các hỗ trợ như hộ kinh doanh.

Chính sách hỗ trợ riêng cho kinh tế trang trại đang thực hiện theo định hướng của Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại. Về hiệu lực pháp lý, hiện nay, các Nghị quyết của Chính phủ không còn thuộc hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước mà chỉ là văn bản chỉ đạo điều hành. Do đó, để thực hiện Nghị quyết các Bộ, ngành đã tham mưu ban hành các chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP lồng ghép trong các chính sách hỗ trợ chung cho các đối tượng khác thông qua một số luật như: Luật Đất đai, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy lợi, Luật Bảo vệ môi trường số và các luật về thuế, các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Hiện nay, tiêu chí kinh tế trang trại được quy định cụ thể tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. So với kinh tế hộ, trang trại có quy mô sản xuất, quy mô đất đai lớn hơn, sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ, mang lại giá trị kinh tế cao, ít rủi ro hơn.

Thực tế cho thấy, kinh tế trang trại hiện nay đang phát triển theo hướng tích tụ, tập trung đất đai quy mô lớn, có khoảng 2.300 trang trại đã liên kết theo chuỗi giá trị và xuất hiện ngày càng nhiều trang trại đã tổ chức kết hợp các hoạt động du lịch và sản xuất phi nông nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp như: sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm; lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Tuy nhiên, hoạt động của trang trại còn nhiều hạn chế cụ thể là: Phần lớn các trang trại hiện nay phát triển còn mang tính tự phát, quy mô sản xuất (đất đai, lao động, vốn) của trang trại nhìn chung còn nhỏ; chất lượng lao động còn thấp, 97% lao động trong trang trại chưa qua đào tạo; năng lực quản trị, khả năng tài chính, hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật và quản lý của nhiều chủ trang trại còn hạn chế; số lượng trang trại ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao chưa nhiều (chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công truyền thống); sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng chưa cao và không ổn định, chưa qua chế biến (bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống), chưa xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, mã số, mã vạch sản phẩm hàng hóa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022).

Đến hết năm 2021, cả nước có 18.945 trang trại (theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT), bao gồm: 3.471 trang trại trồng trọt, 11.807 trang trại chăn nuôi; 129 trang trại lâm nghiệp; 1.586 trang trại nuôi thủy sản; 1.952 tổng hợp. Quy mô diện tích đất bình quân 3,52 ha/trang trại, lao động thường xuyên 3,8 lao động/trang trại, giá trị vốn đầu tư và vốn sản xuất kinh doanh 2.430 triệu đồng/trang trại; giá trị sản xuất 3.513 triệu đồng/năm; thu nhập lao động thường xuyên đạt 4,9 triệu đồng/người/tháng (Tổng cục Thống kê, 2021).

Một số tồn tại hạn chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP

Cả nước có bao nhiêu trang trại?

Đến hết năm 2021 cả nước có 18.945 trang trại Diện tích đất bình quân của các trang trại là 3,52 ha/trang trại.

Ngành nông nghiệp nước ta chiếm bao nhiêu phần trăm?

Về kinh tế, GDP nông nghiệp chiếm khoảng 13,96% tổng GDP năm 2019.

Cả nước có bao nhiêu hộ chăn nuôi?

Quy mô Theo số liệu chính thức Việt Nam hiện có 10,9 triệu hộ chăn nuôi gà vịt, 4 triệu hộ chăn nuôi heo và khoảng 2,5 triệu hộ chăn nuôi bò, cộng chung là gần 18 triệu hộ. Một thống kê khác cho biết có khoảng 4 triệu hộ chăn nuôi heo, 7,9 triệu hộ chăn nuôi vịt, 2,5 triệu hộ chăn nuôi bò.

Kinh tế trang trại là như thế nào?

Kinhtế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nôngthôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sảnxuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắnsản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.