Hải phòng cách thái nguyên bao nhiêu km

Thái Nguyên là 1 trong 14 tỉnh, thành thuộc vùng Trung du, miền núi Đông Bắc Bộ. Có vị trí địa lý đặc biệt, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng Trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng Trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh có vị trí thuận lợi cho phát triển giao thông đối ngoại: cách sân bay quốc tế Nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 80 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh, thành trong khu vực, có đường Quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; Quốc lộ 37 đi Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên.

Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới giao thông phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn. Từ các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang theo ba tuyến Quốc lộ qua các huyện về trung tâm TP Thái Nguyên rồi về Hà Nội, kết hợp với hệ thống đường sắt, đường sông. Với Thái Nguyên, giao thông, vận tải bằng đường bộ là chính. Trong những năm gần đây, Thái Nguyên đang vươn lên trở thành điểm hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, có được như vậy trước hết là nhờ tỉnh đã quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó hạ tầng giao thông được Tỉnh ủy, HDND, UBND tỉnh xác định là “khâu đột phá” để đón đầu và thu hút đầu tư. Chính thế, liên tục qua các năm gần đây, hạ tầng giao thông của tỉnh đang được các Bộ, ngành TW và các cấp ngành địa phương quan tâm đầu tư, phát triển xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh trpng phát triển công nghiệp và du lịch. Hạ tầng giao thông của tỉnh liên tục phát triển của các năm:

Tại thời điểm hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh hiện có 30 km đường cao tốc và 212,8 km đường Quốc lộ trong đó QL.1B dài 44,7 km, QL.3 cũ dài 80,5 km; QL.37 dài 57 km và QL.17 mới được Bộ GTVT nâng cấp từ đường tỉnh dài 30,7 km. Toàn tỉnh có 17 tuyến đường tỉnh dài 351,3 km; 109 tuyến đường huyện có chiều dài 893,42 km; đường xã có trên 3.232 km và hàng nghìn km đường thôn bản, nội đồng. Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý 132,4 km đường Quốc lộ và 17 tuyến đường tỉnh dài 351,3 km. Trong nhiều năm qua, Sở GTVT đã thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn, các tuyến đường thường xuyên đảm bảo thông suốt và an toàn đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và các tỉnh lân cận.

Đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 11.350km đường bộ (tăng 8,2km đường đô thị, 34,9km đường Quốc lộ và giảm 34,9km đường tỉnh do nâng cấp đường tỉnh ĐT.268 thành QL.3C). Thực hiện chương trình Nông thôn mới và các chương trình mục tiêu Quốc gia, năm 2017 toàn tỉnh đã cứng hóa được khoảng 619,6km đường các loại, bao gồm 12,9Km bê tông nhựa,1,2Km láng nhựa, 605,5Km đường BTXM (trong đó: đường trục xã, liên xã 55,01 km; đường trục xóm, liên xóm 344,71 km; đường ngõ xóm 173,95 km; đường trục chính nội đồng 30,02 km). Đến nay toàn tỉnh đã có 64 xã hoàn thành tiêu chí giao thông. Trong đó thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông công đạt 100% số xã. Ngành giao thông vận tải đã thực hiện tốt công tác bảo trì đường bộ đối với các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh đảm bảo lưu thông thông suốt đáp ứng nhu cầu vận tải và phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nổi bật trong kết quả đã đạt được của ngành trong những năm vừa qua là kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh tiếp tục được quan tâm, đầu tư hoàn chỉnh, từng bước đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trong giai đoạn nước rút để đến năm 2020 cơ bản đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhóm các dự án trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 đã cơ bản hoàn thành: Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 3 cũ. Dự án cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (QL.3 mới) theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A (TCVN5729-97), tốc độ thiết kế 100km/h đã được đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2014; Dự án xây dựng mới đường QL.3 Thái Nguyên – Chợ Mới, Bắc Kạn đã được đầu tư xây dựng đưa vào khai thác. Nhóm các dự án giao thông trọng điểm giai đoạn 2016 – 2020 đang được đầu tư theo đúng kế hoạch cụ thể: Dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh do Ban QLDA đường Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư, đã thi công cơ bản hoàn thành, dự kiến đưa vào khai thác trong quý III năm 2018.

Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu tỉnh Thái Nguyên gồm nhiều dự án thành phần (Trong đó, dự án số 8 xây dựng mới 4 cầu: Quang Vinh, Quang Vinh 2, Xuân Hòa, Huống Thượng và sửa chữa, nâng cấp cầu Gia Bẩy qua sông Cầu; Dự án số 9 xây dựng cầu Bến Oánh qua sông Cầu và cầu Mo Linh qua suối Mo Linh) đang được Chủ đầu tư tổ chức thiết kế bản vẽ thi công; Dự án đường vành đai V vùng thủ đô Hà Nội (đoạn tuyến đi trùng Đại lộ Đông Tây, Khu Tổ hợp Yên Bình và cầu vượt sông Cầu) với tổng mức 966,4 tỷ đồng bằng nguồn vốn TPCP, đang được Ban QLDA các công trình giao thông tỉnh đang triển khai công tác đền bù, GPMB, tái định cư và đấu thầu xây lắp.

Đóng góp vào kết quả phát triển nhanh chóng của hạ tầng giao thông vận tải, Sở GTVT đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND bám sát quy hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu chung của ngành là: “Thỏa mãn nhu cầu vận tải của xã hội với chất lượng ngày càng cao, hạn chế tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường; Có mạng lưới giao thông phù hợp, liên hoàn giữa các phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, liên thông giữa mạng giao thông tĩnh với mạng giao thông quốc gia, khu vực và quốc tế. Đến năm 2020 các tuyến đường cao tốc, Quốc lộ, đường tỉnh, đường vành đai thành phố Thái Nguyên sẽ được đầu tư hoàn chỉnh, tạo thành hệ thống các trục dọc Bắc - Nam, trục ngang Đông - Tây, gắn kết chặt chẽ với mạng lưới giao thông quốc gia và đồng bộ với các hạ tầng kỹ thuật khác của tỉnh”.

Thái Nguyên về Hải Phòng bao nhiêu km?

Vị trí địa lý Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 75 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 200 km, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc khoảng 200 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang.

Đi từ Hải Phòng đến Thái Nguyên mất bao lâu?

Quãng đường từ Thái Nguyên đi Hải Phòng trong khoảng 180 - 190 km tùy theo cung đường bạn di chuyển. Với hành trình trên, bạn sẽ mất tầm từ 5 đến 6 giờ đồng hồ là đến nơi.

Hồ Núi Cốc cách Hải Phòng bao nhiêu km?

Tuyệt tình cốc thuộc dãy núi đá vôi Trại Sơn, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, cách trung tâm TP Hải Phòng khoảng 30km. Được phát hiện qua những tấm ảnh cá nhân trên Facebook và nổi tiếng nhờ mạng xã hội, đến nay khách du lịch nhiều người biết đến là nơi Sơn thuỷ hữu tình.

Hà Nội và Hải Phòng cách nhau bao nhiêu km?

Hà Nội Hải Phòng bao nhiêu km? là vấn đề bạn đang thắc mắc, theo Google Maps thì khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng chính xác là 119km nếu đi theo tuyến quốc lộ 5B và đường cao tốc 04. Trường hợp bạn đi theo quốc lộ 5 và đường cao tốc 04 thì khoảng cách Hà Nội - Hải Phòng sẽ xa hơn 1 chút, là 122km.