Có nên cho con phòng riêng

Mấy tuổi cho bé ngủ riêng là hợp lý đối với sự phát triển tâm sinh lý của con? Trong bài viết sẽ giải đáp thắc mắc của bố mẹ, đồng thời, chỉ ra một số cách để mẹ tập cho trẻ ngủ riêng.

Lợi ích khi tập cho trẻ ngủ riêng giường

Có nên cho con phòng riêng
Một trong những lợi ích lớn khi biết mấy tuổi cho bé ngủ riêng đó là giảm nguy cơ đột tử của con

Trước khi trả lời câu hỏi mấy tuổi cho bé ngủ riêng, mẹ cùng điểm qua một số lợi ích khi tập cho trẻ ngủ riêng để có động lực hỗ trợ con xuyên suốt quá trình này nhé!

Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Commission – CPSC), trẻ em dưới 2 tuổi không nên ngủ chung giường với người lớn. Vì những rủi ro nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Archives Pediatric and Adolescent, sau khi xem xét hơn 500 ca tử vong ở trẻ sơ sinh diễn ra trong khoảng thời gian 8 năm; các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc để trẻ em dưới 2 tuổi ngủ trên giường của người lớn khiến chúng gặp phải những nguy cơ có thể gây tử vong như:

  • Bị cha mẹ, anh chị em hoặc người lớn khác ngủ chung giường đè.
  • Nẹp hoặc chèn giữa nệm và vật khác.
  • Quấn đầu vào lan can giường.
  • Ngạt thở trên giường nước.

Do đó, một trong những lợi ích lớn khi biết mấy tuổi cho bé ngủ riêng đó là giảm thiểu nguy cơ tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.

Ngoài ra, một nghiên cứu vào năm 2017 cũng cho thấy bé trên 4 tháng tuổi ngủ trong phòng riêng sẽ có giấc ngủ chất lượng hơn và sâu hơn. Và với một giấc ngủ tốt, sức khỏe của trẻ cũng sẽ được củng cố và cải thiện đáng kể.

>> Mẹ xem thêm Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi và những vấn đề mẹ cần biết

Vậy mấy tuổi cho bé ngủ riêng là thích hợp? Mẹ đọc tiếp nội dung sau đây nhé!

Mấy tuổi cho bé ngủ riêng là thích hợp?

Mấy tuổi cho bé ngủ riêng là một câu hỏi không dễ trả lời. Trên thực tế, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo trẻ sơ sinh nên ngủ chung phòng (nhưng không phải chung giường) với bố mẹ cho đến khi bé được 6 tháng tuổi; và lý tưởng hơn là 12 tháng tuổi.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác vào năm 2017 đã đưa ra những bằng chứng khác với khuyến nghị của AAP. Kết quả từ nghiên cứu đó cho thấy:

  • Với những bé 4 tháng tuổi ngủ riêng, giấc ngủ của bé kéo dài thêm 46 phút.
  • Với những bé 9 tháng tuổi ngủ riêng, giấc ngủ của bé sẽ dài thêm 30 phút.
  • Và với những bé 30 tháng tuổi ngủ riêng, bé bắt đầu có xu hướng ngủ nhiều hơn so với những bé ngủ chung phòng với bố mẹ.

Mặc dù nhiều bố mẹ thấy rằng thêm một vài chục phút như vậy không có gì quá đáng kể. Nhưng thiếu ngủ có thể gây ra những tình trạng sức khỏe tiêu cực như: kém phát triển về thể chất, nhận thức và cảm xúc; cũng như khó xây dựng mối quan hệ cha mẹ-con cái lành mạnh.

Vậy mấy tuổi cho bé ngủ riêng là thích hợp? Mỗi em bé đều có những nhu cầu ngủ khác nhau, vì vậy mỗi gia đình sẽ cần cân nhắc nhu cầu của riêng mình trước khi quyết định môi trường ngủ nào sẽ tốt nhất cho con. Không phải tất cả các gia đình đều có thể cho con ngủ riêng vì nhà không đủ lớn. Bố mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về sự lựa chọn an toàn nhất cho bé.

>> Mẹ có thể quan tâm Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Tập ngủ xuyên đêm cho các bé đang bú mẹ

Mấy tuổi cho bé ngủ riêng là đã quá muộn?

Có nên cho con phòng riêng
Mấy tuổi cho bé ngủ riêng là đã quá muộn? Bé trên 6 tuổi vẫn ngủ chung với bố mẹ sẽ khó phát triển tính độc lập của mình

Việc cho con ngủ chung giường hay chung phòng với bố mẹ cũng có thể đem lại nhiều lợi ích trong quá trình chăm sóc con như trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn, ngủ ngon hơn và được chăm sóc tốt hơn.

Nhưng bố mẹ cũng cần biết một số rủi ro khi để con ngủ chung phòng. Vậy mấy tuổi cho bé ngủ riêng là đã quá muộn?

Ngủ chung cũng có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm hay bố mẹ gặp nhiều bất lợi. Đặc biệt là khi con đã lên 3, trẻ đã bắt đầu có những tò mò về giới tính, và bố mẹ cần khoảng không gian riêng tư.

Một số bố mẹ cho rằng, khi trẻ 6 tuổi, bố mẹ nên cho con ngủ phòng riêng. Vì nếu ngủ chung với bố mẹ, trẻ thường có xu hướng thức khuya hơn, con cũng không thể rèn được khả năng tự ngủ mà chờ bố mẹ ép đi ngủ.

Điều này rất dễ gây áp lực tâm lý cho trẻ. Ngoài ra, khi ngủ chung giường hay chung phòng với bố mẹ, con có thể bị ám ảnh, sợ hãi nếu chẳng may trẻ vô tình nhìn thấy bố mẹ âu yếm riêng tư.

Vậy mẹ đã hiểu mấy tuổi cho bé ngủ riêng là đã quá muộn. Mẹ đọc tiếp để biết cách tập cho trẻ ngủ riêng nhé!

>> Mẹ xem thêm Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Mẹo nào cho mẹ?

Cách tập cho trẻ ngủ riêng

Có nên cho con phòng riêng
Biết mấy tuổi cho bé ngủ riêng là rất quan trọng, nhưng bố mẹ cũng cần sự kiên nhẫn trong quá trình tập ngủ riêng cho con nhé!

Sau khi đã biết mấy tuổi cho bé ngủ riêng rồi, MarryBaby gợi ý mẹ một số mẹo để giúp khuyến khích con ngủ trên giường riêng của chúng; và đảm bảo rằng bé có một giấc ngủ an toàn và thư thái:

  • Hãy kiên nhẫn xuyên suốt quá trình: Tập ngủ riêng có thể khiến bé cảm thấy lo lắng vì xa cách bố mẹ. Do đó, mẹ đừng quá vội mong đợi con sẽ nằm riêng được sau một thời gian ngắn; đây có thể là một hành trình dài.
  • Thực hiện các bước nhỏ và đơn giản: Ban đầu, mẹ có thể ở lại trên giường với bé cho đến khi bé thiếp đi. Sau đó, hãy ngồi xa hơn trên chiếc ghế trong phòng ngủ của con.
  • Khiến quá trình chuyển đổi trở nên thú vị: Hãy khuyến khích bé bằng những cử chỉ và lời nói động viên.
  • Hãy nhất quán: Đừng mất kiên nhẫn mẹ nhé! Đôi khi, cha mẹ có thể cho phép con mình ngủ cùng vì quá mệt mỏi với việc đánh vật đêm khuya để đưa con về phòng riêng. Nhưng hãy nhớ rằng nỗi đau mẹ đang trải qua hiện tại sẽ được đền đáp về lâu dài.
  • Khuyến khích sự độc lập: Đưa trẻ đi ngủ khi chúng buồn ngủ chứ không phải khi chúng đã ngủ gật. Điều này sẽ giúp con học cách tự ngủ.
  • Tuân thủ lịch đi ngủ đều đặn: Có một lịch trình ngủ nhất quán giúp đảm bảo rằng con bạn ngủ đủ giấc. Điều này giúp rèn luyện trí óc của trẻ để ngủ đúng lịch trình.
  • Đảm bảo không gian ngủ của con bạn an toàn và thoải mái.

Những điều bố mẹ cần lưu ý khi cho con ngủ riêng

Sau khi biết mấy tuổi cho bé ngủ riêng, bố mẹ lưu ý một số điều quan trọng khi tập cho trẻ ngủ riêng nhé:

  • Đừng ép trẻ nếu bé chưa sẵn sàng, bé cảm thấy sợ hãi mà hãy tách bé ra khỏi bố mẹ từ từ. Cần cho con thời gian để quen dần với việc phải tách khỏi bố mẹ.
  • Nếu trẻ đã hiểu, hãy giải thích cho con và nói với con những gì bé nhận được khi ngủ phòng riêng.
  • Mỗi tối, hãy dành cho bé khoảng 30 phút trước giờ đi ngủ, hãy chúc con ngủ ngon và nán lại phòng con vài phút cho đến khi bé đã chìm vào giấc ngủ.
  • Rủ bé trang trí phòng riêng của con theo sở thích để trẻ hào hứng và không bị sốc với việc “ra riêng”.
  • Không đặt những thứ có thể gây nguy hiểm cho bé trên giường và nên để mắt đến con trong lúc bé ngủ.

Do đó, cùng với việc biết mấy tuổi cho bé ngủ riêng, bố mẹ cũng chú ý giải thích cho con, dạy cho bé về các vấn đề giới tính phù hợp với độ tuổi trẻ.