Con cái sống và lớn lên theo cách cha mẹ muốn thì sẽ ra sao

Thứ ba, 18/5/2021, 05:00 (GMT+7)

Tiến sĩ Claire Jack (Mỹ) chỉ ra rằng, trong một số gia đình, con cái dần trở nên xa cách, vì những vấn đề sau đây.

Thùy Linh (Theo Brightside)

Con cái định hình cuộc sống cha mẹ như thế nào

Con cái sống và lớn lên theo cách cha mẹ muốn thì sẽ ra sao
Con cái sống và lớn lên theo cách cha mẹ muốn thì sẽ ra sao

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng dù đã bốn tuổi, con gái chúng tôi vẫn làm gián đoạn giấc ngủ của mình - điều này cảm thấy đặc biệt vô duyên khi em trai nó ngủ ngon lành.

Tôi từng cố gắng nài nỉ nó đừng đánh thức ba mẹ dậy, giải thích với nó làm vậy sẽ khiến ba mẹ mệt mỏi vào hôm sau. Nó suy nghĩ một lúc rồi trả lời: "Mẹ có mệt cũng không sao vì ngày mai mẹ có thể uống cà phê."

Có nên lo khi con trẻ hay nói lời châm chọc?

Chọn bạn thân theo cách của trẻ thơ

Tên người có tiết lộ số phận tương lai?

Đó là lời nhắc nhở rõ ràng nữa làm sao mà nó thay đổi lịch trình và thói quen hàng ngày của tôi, bao gồm việc tôi uống cà phê ngày càng nhiều.

Nhưng như khối lượng ngày càng nhiều các nghiên cứu khoa học cho thấy, trên thực tế nó có thể ảnh hưởng đến tôi ở mức độ sâu hơn nhiều, vượt xa ngoài giấc ngủ.

Trong khi đó, nỗ lực của tôi để ảnh hưởng đến nó có thể không có tác động như tôi nghĩ.

Áp lực to lớn

Hiểu được con cái định hình chúng ta đến mức nào - và chúng ta định hình chúng nhiều (hay ít) thế nào - có thể phá vỡ ảo tưởng rằng với tư cách là cha mẹ, chúng ta nắm quyền kiểm soát hoàn toàn.

Nhưng nó cũng có thể xua tan cảm giác căng thẳng rằng mọi quyết định chúng ta đưa ra với tư cách là cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến con cái một cách không thể đảo ngược, và thậm chí có thể mở ra cánh cửa bước vào một dạng cuộc sống gia đình khác.

Con cái sống và lớn lên theo cách cha mẹ muốn thì sẽ ra sao
Con cái sống và lớn lên theo cách cha mẹ muốn thì sẽ ra sao

Nguồn hình ảnh, Artyom Geodakyan\TASS via Getty Images

Con cái bắt đầu ảnh hưởng chúng ta ngay trước khi chúng ra đời: chúng ta lên kế hoạch cho ngày sinh của chúng và điều chỉnh cuộc sống của mình để chào đón chúng. Khi còn nhỏ, chúng điều khiển giấc ngủ và gây tác dụng phụ là làm ảnh hưởng tới tâm trạng của chúng ta.

Vô cảm khiến một số người rất tàn nhẫn với người khác?

Covid-19: Tác động của việc đeo khẩu trang đối với trẻ nhỏ

Nên hay không nên chích ngừa Covid-19 cho trẻ em?

Ví dụ, chúng ta biết rằng cha mẹ có con dễ kích động sẽ căng thẳng hơn, ngủ ít hơn và thậm chí có thể nghĩ rằng họ đang nuôi dạy con cái không tốt. Trong một vòng luẩn quẩn, căng thẳng và thiếu ngủ sau đó có thể góp phần làm tăng nguy cơ cha mẹ bị trầm cảm và lo lắng.

Nhưng còn hơn thế nữa. Nhiều nghiên cứu cho thấy tính cách bẩm sinh của con cái định hình cách chúng ta nuôi dạy chúng.

"Tất nhiên, nuôi dạy một đứa trẻ là vấn đề thực sự khác, tùy thuộc vào việc đứa trẻ là ai," nhà tâm lý học trẻ em Anne Shaffer tại Đại học Georgia nói. "Tôi biết về mặt lâm sàng, chúng tôi thấy các bậc phụ huynh tìm đến chúng tôi vì họ gặp thách thức với con cái và họ nói đứa lớn có vấn đề gì đâu, và chúng tôi sẽ nói: 'Đứa trẻ này hoàn toàn khác do đó họ có những nhu cầu hoàn toàn khác'."

Do đó, tập trung quá nhiều vào cách nuôi dạy tạo áp lực to lớn lên các bậc cha mẹ, và nó cũng tạo ra ảo tưởng rằng phải chi chúng ta nuôi dạy con cái đúng cách, chúng ta sẽ có thể nhào nặn con cái mình có cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh, thành công khi chúng lớn lên - điều mà tất cả chúng ta đều mong, Danielle Dick, tác giả cuốn The Child Code và nhà di truyền học tại Đại học Virginia Commonwealth, nói.

'Nuôi dạy hai chiều'

Thực tế có thể phức tạp hơn. Để bắt đầu, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em ảnh hưởng đến cha mẹ, cũng như ngược lại - hiện tượng được gọi là 'nuôi dạy hai chiều'.

Một nghiên cứu quy mô về nuôi dạy hai chiều với hơn 1.000 trẻ em và cha mẹ kết luận hành vi con cái có ảnh hưởng mạnh hơn nhiều đến hành vi của cha mẹ thay vì ngược lại.

Cha mẹ và con cái được phỏng vấn lúc 8 tuổi và tiếp tục trong 5 năm tiếp. Sự kiểm soát của cha mẹ, nghiên cứu cho thấy, không thay đổi hành vi con cái, nhưng các vấn đề hành vi của con cái khiến cha mẹ bớt ấm áp và tăng kiểm soát.

Nghiên cứu cũng chỉ ra khi trẻ có những hành vi không ngoan, cha mẹ có thể không áp dụng cách cũ, hoặc sẽ áp dụng cách nuôi dạy độc đoán hơn (khắt khe và lạnh lùng).

Tương tự, những ai có con trong độ tuổi thanh thiếu niên có hành vi không tốt thường ít ấm áp hơn, có thái độ thù địch hơn. Đối với thanh thiếu niên có hành vi tốt thì ngược lại: cha mẹ họ ngày càng trở nên ấm áp hơn.

Điều này cho thấy không phải việc nuôi dạy khắt khe khiến hành vi của con cái có vấn đề, Shaffer nói, mà là "những đứa con phản ứng, phản đối, ương ngạnh thì cha mẹ sẽ đối phó bằng cách dạy dỗ khắt khe hơn".

Đó là, con cái càng nổi loạn, thì cha mẹ càng leo thang trong việc buông lời đe dọa hay ra các hình phạt - ngay cả khi điều này làm cho vấn đề tồi tệ hơn, và khiến cho trẻ càng thêm xung đột và ương ngạnh.

Tất nhiên, cha mẹ cuối cùng phải chịu trách nhiệm về cách họ phản ứng trước hành vi của con cái.

Suy cho cùng, họ là người lớn, và nếu họ thấy mình khắt khe hay tức giận quá mức, họ có thể nhờ tới sự hỗ trợ nhiều hơn, chẳng hạn từ các nhà trị liệu gia đình (chúng ta biết cha mẹ đang ngày càng kiệt sức).

Cha mẹ cũng có thể thử các kỹ thuật đã được chứng minh để làm dịu các tình huống dễ bùng nổ cảm xúc, chẳng hạn quản lý cảm giác căng thẳng và ức chế của chính họ, hiểu nguồn gốc sự tức giận của con cái hay thậm chí chỉ ngừng một chút để thở và hạ nhiệt tương tác.

Ảnh hưởng di truyền

Nhưng suy ngẫm về sự giao thoa giữa các nét tính cách bẩm sinh của con cái và phản ứng của cha mẹ, có thể mở ra những góc nhìn mới và phá vỡ các vòng luẩn quẩn.

Con cái sống và lớn lên theo cách cha mẹ muốn thì sẽ ra sao
Con cái sống và lớn lên theo cách cha mẹ muốn thì sẽ ra sao

Nguồn hình ảnh, Costfoto/Barcroft Media via Getty Images

"Ảnh hưởng di truyền tác động đến hầu hết mọi nét tính cách đo lường được," bà Nancy Segal, nhà nghiên cứu các cặp sinh đôi tại Đại học bang California, Fullerton, và là tác giả của cuốn 'Deliberately Divided', giải thích.

Làm sao sống sót trước 'sét đánh ái tình'?

Dấu ấn cá nhân qua mùi cơ thể

Tại sao con người làm cha tận tụy hơn các loài khác?

Ví dụ, một phân tích tổng hợp năm 2015 xem xét tổng cộng 14 triệu cặp song sinh, lớn lên cùng nhau hay được nuôi dạy riêng rẽ, phát hiện ra rằng cặp song sinh được nuôi riêng giống nhau hơn cặp song sinh lớn lên trong cùng ngôi nhà.

Điều này xác nhận những gì Segal nhận thấy từ lâu trong các cặp song sinh mà bà đã gặp - đó là "môi trường chung không làm các thành viên gia đình giống nhau", bà nói.

Đó là lý do bà thường nói các phụ huynh có một con là nhà môi trường, trong khi những phụ huynh có hai con là nhà di truyền, bởi vì những người có hai con nhanh chóng nhận ra hai đứa trẻ lớn lên trong cùng một ngôi nhà có thể cư xử khác nhau hoàn toàn.

Do đó, các nghiên cứu sinh đôi tiết lộ hành vi bị gene ảnh hưởng đến mức nào.

"Và vì vậy, tất cả những lời khuyên về nuôi dạy con - vốn chỉ tập trung vào cha mẹ - thực sự đang bỏ qua thực tế sinh học cơ bản, điều căn bản để xác định rằng con cái chúng ta không phải là tất cả các phiến đá trống. Tất cả các con đều có khuynh hướng di truyền riêng," Dick giải thích. "Điều đó có nghĩa là các chiến lược nuôi dạy con khác nhau thực sự tốt hơn (hay dở hơn) cho các dạng con cái khác nhau."

Dick tin rằng mặc dù con người ta đã có những hiểu biết khoa học sâu rộng hơn về vai trò của định hình tính cách trong nuôi dạy con, nhưng điều này vẫn chưa đạt được đến vị trí dòng chính.

Đó là do nếu chúng ta gán một số hành vi hoặc sở thích là do di truyền, có thể có cảm giác như thể vai trò làm cha làm mẹ của chúng ta bị suy giảm.

Tuy nhiên, thay vào đó, chúng ta có thể điều chỉnh hiểu biết này để giúp chúng ta hiểu cha mẹ định hình cuộc sống con cái nhiều ít thế nào, vì nó làm mất đi yếu tố lúc nào cũng tự trách khi con cái không cư xử như cha mẹ mong đợi.

Tùy thuộc tính khí

Điều đó không có nghĩa là việc nuôi dạy không quan trọng, nó chỉ có nghĩa là cách nuôi dạy phụ thuộc vào tính khí của con cái.

Đứa trẻ này có thể hướng ngoại bẩm sinh và do đó tận hưởng chuỗi ngày vui chơi liên tục. Đứa trẻ khác có thể phản ứng tốt với các hoạt động đơn lẻ, có nghĩa là chúng sẽ yên lặng hơn cạnh chúng ta. Một đứa có thể thích bất ngờ, còn anh em nó có thể thấy căng thẳng và thích trật tự, nề nếp hơn.

"Cha mẹ có trách nhiệm quan trọng và đầy thách thức là thích nghi với các loại hành vi của con cái và đảm bảo con cái nuôi dưỡng hành vi đó," Segal nói.

Con cái sống và lớn lên theo cách cha mẹ muốn thì sẽ ra sao
Con cái sống và lớn lên theo cách cha mẹ muốn thì sẽ ra sao

Nguồn hình ảnh, Rana Sajid Hussain/Pacific Press/LightRocket via G

Tuy nhiên, thích nghi và chú tâm không phải lúc nào cũng dễ.

Bắt hai đứa trẻ cự nự mặc đồ để đi đâu đó, trong lúc đứa này hét toáng lên về nhầm vớ hay nhầm giày, có thể gây ra phản ứng căng thẳng ngay cả ở những cha mẹ bình tĩnh nhất, nhất là khi cố đi làm đúng giờ.

Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi nghiên cứu cho thấy những người làm cha mẹ thiếu kiên nhẫn hơn những người chưa làm cha mẹ.

Trong những tình huống căng thẳng như vậy, có thể có ích nếu nhận ra rằng con cái có ý thức riêng về làm chủ, tức là chúng muốn hành động tự do, có quyết định tự chủ và theo đuổi mục tiêu và sở thích của mình.

Những gì chúng ta có thể nghĩ là hành vi xấu, có thể đơn giản chỉ là con cái thể hiện ý thức làm chủ. Đối với cha mẹ, chấp nhận điều đó có thể là thách thức, vì một số lý do.

Nhà tâm lý học Leon Kuczynski tại Đại học Guelph, vốn nghiên cứu về ý thức làm chủ ở trẻ em, chỉ ra tiêu chuẩn kép: chúng ta mong muốn trẻ em phải vâng lời, nhưng không mong vậy ở người lớn.

"Nuôi dạy chủ yếu là đối phó việc con cái không vâng lời, với ý nghĩa ngăn chặn nó... Từ khi còn nhỏ, sự kháng cự của con cái là dấu hiệu của sự tự chủ và đó thực sự là đặc điểm của mỗi con người," ông nói.

Hài hòa khác biệt

Ngoài ra còn có khó khăn thực tế của việc hài hòa các mục tiêu khác nhau. Ngay cả những cha mẹ nhẫn nại nhất cũng vất vả khi mong muốn của con cái xung khắc với nhu cầu của chính họ, chẳng hạn ăn mặc đàng hoàng khi ra khỏi nhà và đi đúng giờ.

Mặc dù nhìn nhận ý thức làm chủ ở con cái có thể không loại bỏ hoàn toàn những lúc căng thẳng như thế, ít nhất nó có thể khiến cha mẹ nhận thức rõ hơn về quan điểm của con cái - và ít bị áp lực hơn để khẳng định quyền lực của mình.

Khi con cái lớn lên, ảnh hưởng của con cái đối với chúng ta trở nên rõ ràng hơn.

Trong một nghiên cứu năm 2016, Kuczynski và các đồng sự đã yêu cầu các bậc cha mẹ từ 30 gia đình nói về bất kỳ sự kiện nào gần đây mà con cái đã can thiệp hay có ảnh hưởng gì đó đến cuộc sống họ.

Ông nhận được nhiều câu trả lời khác nhau, từ bình luận về ngoại hình, sự lịch sự, sức khỏe cho đến khả năng lái xe của cha mẹ.

Họ thậm chí còn thay đổi thói quen tái chế, với phụ huynh có con 10 tuổi nói: "Có lẽ chúng tôi không tin là cần thân thiện với môi trường cho đến khi con tôi làm chúng tôi chú ý."

Các bà mẹ bị nhiều ảnh hưởng hơn các ông bố, có lẽ vì các bà mẹ thường dành nhiều thời gian hơn cho con cái nói chung.

Kuczynski giải thích rằng nghiên cứu cho thấy mặc dù hành động của chúng ta ảnh hưởng đến con cái, "hành động của con cái ảnh hưởng đến bạn. Khi có quan hệ gần gũi, bạn thực sự dễ bị cuốn vào ảnh hưởng của con cái".

Nó cũng xảy ra vì lý do tốt - có những cha mẹ cho biết họ muốn 'giữ quan hệ gần gũi' với con cái, để làm tăng sự thân mật và tôn trọng. Lắng nghe con cái rõ ràng là một nội dung quan trọng của việc này.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.