Công tác mặt trận đƣợc xây dựng thời kỳ cách mạng 1930- 1931 gọi tên là gì?

A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Hội phản đế Đông Dương.

Đáp án chính xác

D. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Xem lời giải

15/09/2020 250

Câu hỏi Đáp án và lời giải Ôn tập lý thuyết

Câu Hỏi:

Công tác mặt trận được xây dựng trong thời kì cách mạng 1930 - 1931 gọi tên là gì?

A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Hội phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sử 12 bài 27 : Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Công tác mặt trận được xây dựng trong thời kì cách mạng 1930 - 1931 gọi tên là Hội phản đế Đông Dương.

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Ôn tập lý thuyết

Báo đáp án sai Facebook twitter

1 Hội Phản đế Đồng minh

2 Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương

3 Mặt trận Việt Minh

4 Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam

5 Mặt trận Liên Việt

6 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

7 Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam

Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước, ngày 18.11.1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương ra chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt nam. Cách đây 82 năm, giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra rầm rộ ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Mặt trận nhằm đoàn kết các đảng phái, giai cấp, nhân sĩ trí thức Việt Nam và nòng cốt là liên minh công – nông dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh chống đế quốc, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.

Đó là Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương (Hội Phản đế Đồng Minh),

Hội nghị Trung ương Đảng (11/1936) quyết định thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3/1938 đổi tên thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương).

Sau cách mạng tháng Tám thành công, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) được thành lập, thu hút thêm một số nhân sĩ, địa chủ yêu nước. Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương và Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh (Việt Minh) trong thời kỳ 1930-1945 _đã đưa tới thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

     Đó là Mặt trận Việt Minh, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam trong thời kỳ 1946 – 1954 _đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lẫy lừng, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi vẻ vang.

Đến 3/3/1951, Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên Việt.

Sau khi thống nhất nước nhà, ngày 31/1/1977, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất quyết định thống nhất ba tổ chức Mặt trận, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông qua chương trình hoạt động và Điều lệ mới nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân để cùng nhau phấn đấu xây dựng Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, XHCN và tích cực góp phần vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.

Đó là mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng Dân tộc,

Dân chủ và Hoà bình Việt Nam trong thời kỳ 1955-1975 đã đi tới thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vĩ đại mùa Xuân năm 1975, đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn xây dựng Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa. Nhân dân cả nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của chủ nghĩa xã hội.

Dân tộc Thống nhất Việt Nam đã được triệu tập tại TP Hồ Chí Minh. Gần 500 đại biểu thay mặt cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên Minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, thay mặt cho các chính đảng, các đoàn

thể, quân đội, nhân dân các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ trí thức, các nhà công thương… đã tham dự Đại hội. Đó là hình ảnh tiêu biểu Trong niềm vui đại thắng của đất nước, ngày 31-1-1977 Đại hội đại biểu Mặt trận rực rỡ của khối đại đoàn kết toàn dân.

*ĐẠI HỘI MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT

Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tôn Đức Thắng đã đọc lời khai mạc Đại hội.

Trong ngày làm việc đầu tiên, Đại hội đã được nghe đồng chí Lê Duẩn, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu ý kiến.

Nghị quyết của Đại hội đã hoàn toàn nhất trí việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam và Liên minh Các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thống nhất lại thành Mặt trận dân tộc duy nhất, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

nhằm đoàn kết tất cả các chính đảng, các đoàn thể cách mạng, các giai cấp tiến bộ, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ ở trong nước và kiều bào ở nước ngoài củng nhau phấn đấu xây dựng Tổ quốc Việt Nam Hòa bình, Độc lập, Thống nhất và Xã hội Chủ nghĩa.

Đại hội đã thông qua Chương trình chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm 8 điểm quan trọng.1 – Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa.

2 – Xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

3 – Xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.

4 – Chăm sóc đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

5 – Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.

6 – Thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền và tôn trọng tự do tín ngưỡng.

7 – Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.

8 – Đoàn kết rộng rãi các lực lượng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội.

*NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN

Sách trang 174. 175,176 (sách Liên)

“Mặt trận Tổ quốc ngày nay là sự tập hợp rộng lớn của nhân dân nước Việt Nam độc lập, thống nhất đã làm chủ hoàn toàn đất nước của mình đã bước vào một kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa và là một bảo đảm thắng lợi của cuộc cách mạng mới”.

http://www.baomoi.com/Duong-loi-mo-hinh-to-chuc-cua-Mat-tran-Dan-toc-Thong-nhat/122/5091764.epi

*ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin với nguyên tắc tập trung dân chủ. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, là cơ quan duy nhất có quyền ban hành hoặc sửa đổi Điều lệ Đảng và cương lĩnh chính trị, thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đã qua và thông qua nghị quyết về phương hướng hành động nhiệm kỳ tới, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất việc chấp hành nghị quyết của đại hội.[12]

Giữa 2 kỳ đại hội, Ban chấp hành trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Ban chấp hành trung ương do đại hội bầu ra tại đại hội Đảng toàn quốc và ban này họp 6 tháng 1 lần, họp bất thường khi cần. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ chính trị, bầu Tổng bí thư trong số ủy viên Bộ Chính trị và thành lập Ban Bí thư để xử lý công việc theo nhiệm vụ đã được quy định tại Điều lệ Đảng. Tổng bí thư đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương chủ trì cả Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị và Ban bí thư.[12]

Đại hội Đảng được tổ chức thường kỳ 5 năm một lần để xác định đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đại hội bất thường khi cần. Đồng thời Đại hội Đảng bộ Quân đội cũng tổ chức 5 năm 1 lần bầu ra Đảng ủy Quân sự Trung ương, gồm có một số ủy viên do Bộ Chính trị phân công và các ủy viên trong quân đội để lãnh đạo đường lối quân sự của Đảng đề ra.[12]

Vào năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tăng từ 77 đến 133 ủy viên và Bộ Chính trị tăng từ 11 đến 17 ủy viên trong khi Ban Bí thư tăng từ 7 đến 9 ủy viên.

Đảng Cộng sản Việt Nam còn có hệ thống các ban, mỗi ban do một trưởng ban (ít nhất là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương) đứng đầu.

Số đảng viên tăng gấp hai từ 760.000 vào năm 1966 đến 1.553.500 vào năm 1976, đại diện 3,1% tổng dân số toàn quốc, và lên đến gần 2 triệu vào năm 1986.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tổ chức vào tháng 12 năm 1986, ông Nguyễn Văn Linh trở thành Tổng Bí thư cùng 14 thành viên được bầu vào Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương được mở rộng đến 173 thành viên.

Đại hội lần thứ IX diễn ra vào tháng 4 năm 2001 với 1168 đại biểu tham dự. Ban Chấp hành Trung ương Đảng với 150 thành viên do Đại hội Đảng bầu ra, họp ít nhất mỗi năm hai lần, với Bộ Chính trị họp nhiều lần hơn và Ban Bí thư có trách nhiệm giám sát hoạt động hằng ngày dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, ông Nông Đức Mạnh trở thành Tổng Bí thư mới.

Kết thúc nhiệm kỳ này, toàn Đảng có gần 3,1 triệu đảng viên, chiếm 3,73% dân số cả nước.

Đại hội lần thứ X diễn ra từ 18 đến 25 tháng 4 năm 2006 với 1.176 đại biểu tham dự, sau khi bốn đại biểu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa X với 160 thành viên, với Bộ Chính trị gồm 14 thành viên. Ông Nông Đức Mạnh được bầu lại chức Tổng Bí thư.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gồm 175 Ủy viên chính thức và 25 Ủy viên dự khuyết. Ngày 19/1/2011, gần 1.400 đại biểu đã cùng chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi, Chủ tịch Quốc hội) trúng cử Tổng bí thư khóa XI. Danh sách 14 Ủy viên Bộ Chính trị cũng được xác định với 5 người mới, bên cạnh 9 vị tái cử.

Các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc

Lần thứ nhất   (27 – 31/3/1935)          Ma Cao           13        600      Thực hiện phong trào Cộng sản ở ba xứ Đông Dương

Lần thứ hai      (11 – 19/2/1951)          Tuyên Quang  158 (53 dự khuyết)     766.349           Đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam.

Lần thứ ba(05 – 12/9/1960)     Hà Nội            525 (51 dự khuyết)     500.000           Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành cách mạng miền Nam

Lần thứ tư(14 – 20/12/1976)   Hà Nội            1008    1.550.000        Đại hội đầu tiên sau thống nhất, lấy lại tên là đảng Cộng sản Việt Nam

Lần thứ năm    (27 – 31/3/1982)          Hà Nội            1033    1.727.000        Giữ gìn và bảo vệ tổ quốc trước tình trạng chiến tranh cục bộ.

Lần thứ sáu     (15 – 18/12/1986)        Hà Nội            1129    ~1.900.000      Khởi xướng chính sách đổi mới

Lần thứ bảy     (24 – 27/6/1991)          Hà Nội            1176    2.155.022        Giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, tiếp tục phát huy kinh tế và đẩy mạnh mở cửa quan hệ ngoại giao về mọi mặt trong chính trị – xã hội.

Lần thứ tám(28 – 01/7/1996)   Hà Nội            1198    2.130.000        Tổng kết các hoạt động Cộng Sản vào thế kỉ 20, xây dựng chủ trương của Đảng vào thế kỉ 21.

Lần thứ chín    (19 – 22/4/2001)          Hà Nội            1168    2.479.719        Thay đổi chính sách kinh tế 10 năm, bắt đầu giai đoạn đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010.

Lần thứ mười(18 – 25/4/2006)            Hà Nội            1176    ~3.100.000      Thay đổi chính sách kinh tế 10 năm lần 2, đưa đất nước ra khỏi kém phát triển và phấn đấu đến năm 2020 xây dựng đất nước thành nước công nghiệp hóa.

Lần thứ mười một       (12 – 19/1/2011)          Hà Nội            1377    ~ 3.600.000     Phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại

VAI TRÒ:

. Trước năm 1930 khi chưa có Đảng, đất nước ta chìm đắm dưới ách thống trị, áp bức hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân Pháp và hàng trăm năm của chế độ phong kiến thối nát.Nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta đã liên tiếp nổ ra nhưng kết cục đều thất bại do thiếu một đường lối chính trị đúng đắn soi đường. Phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ “” của các sĩ phu yêu nước lãnh đạo cùng với các cuộc khởi nghĩa nông dân lấy hệ tư tưởng phong kiến làm nền tảng đã tỏ ra lỗi thời, bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử. Các phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản dân tộc cũng nhanh chóng lộ rõ sự yếu hèn, thất bại trước các nhiệm vụ lịch sử. Chỉ có phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động cách mạng, kiên trì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội là giành được những thắng lợi vẻ vang.

Sự lựa chọn đúng đắn con đường cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Từ một người yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã sớm nhận ra rằng, “. Đó chính là chủ nghĩa Mác – Lênin, một học thuyết cách mạng và khoa học nhất về con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Ngay từ những năm đầu thập niên 20, thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có sự lựa chọn đúng đắn khẳng định con đường đi đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam: “”[1]. Trải qua thực tiễn cuộc sống, hoạt động cách mạng phong phú và tiếp thu chân lý khoa học, Người đã đi đến kết luận chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc.

Từ khi có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã trải qua những chặng đường đấu tranh oanh liệt và thắng lợi vẻ vang, từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945) mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam – độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vận mệnh của Đảng gắn liền với vận mệnh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và quần chúng nhân dân là nguồn gốc sức mạnh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta – Đảng của giai cấp công nhân – không ngừng củng cố và tăng cường”[3].

Trong thực tiễn, Đảng luôn kết hợp chặt chẽ giữa kiên trì chuẩn bị lực lượng với nắm vững thời cơ, khi thời cơ đến đã biết chớp lấy, kịp thời tổ chức, động viên nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành thắng lợi. Hội nghị Trung ương lần thứ tám của Đảng (10/5 – 19/5/1941) đã có quyết định chuyển hướng chiến lược đấu tranh cách mạng kịp thời thành lập Mặt trận Việt minh, ra lời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam đoàn kết, đứng lên chống phát-xít, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Sau khi phát-xít Đức, Ý bại trận, phát-xít Nhật sửa soạn đầu hàng (7/1945), Hồ Chí Minh vẫn rất sáng suốt nhận định thời cơ cách mạng đang đến gần và nhắc nhở các đồng chí Trung ương: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”[4].

Ngay sau ngày giành được độc lập (02/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẩn trương lãnh đạo nhân dân cả nước bắt tay vào thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược gắn xây dựng với bảo vệ chính quyền cách mạng; trong đó trọng tâm là xây dựng, lấy xây dựng làm điều kiện cho bảo vệ. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, Trung ương Đảng, Bác Hồ đã đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo – “”, kháng chiến đi đôi với kiến quốc để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Qua đó, làm chuyển hóa thế trận, thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng, từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng miền Nam vẫn  bị Mỹ,  chiếm đóng. Đảng và Hồ Chí Minh đã xác định đúng đắn hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là vừa tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành triệt để cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, hoàn thành mục tiêu giải phóng dân tộc trong cả nước, đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội. Điều đáng chú ý là cả hai cuộc cách mạng đó đều được xác định nằm trong quỹ đạo cách mạng vô sản và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hiện nay nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta là gì? Là xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội để làm cơ sở vững chắc cho việc đấu tranh thống nhất nước nhà. Muốn đấu tranh thống nhất nước nhà thắng lợi thì nhất định phải xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội”[5]. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước không được phép lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng chiến lược xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.

  1. 4. Đảng luôn nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trải nghiệm thực tiễn để có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo làm nên những bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước chồng chất khó khăn càng làm nổi bật những thành tựu đạt được sau 25 năm đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử,.. Mỗi sai lầm, vấp ngã, Đảng đã dũng cảm “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”, kiên quyết sửa chữa, kịp thời tổng kết rút ra những bài học từ những thành công và cả những sai lầm, thất bại, kiên trì sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

25 năm qua với bản lĩnh, trí tuệ và đạo đức cao đẹp của một Đảng cách mạng cầm quyền dày dạn kinh nghiệm, luôn biết tự đổi mới, tự chỉnh đốn tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước vươn lên giành nhiều thắng lợi mới. Mô hình, mục tiêu và con đường, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn. Mặc dù cách mạng còn nhiều khó khăn, lâu dài nhưng nhất định thắng lợi. Bởi đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử nhân loại. Đường lối đổi mới của Đảng xa lạ với những gì mà kẻ thù lâu nay vẫn ra sức tuyên truyền xuyên tạc rằng con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta là “sản phẩm ngoại nhập, không có tương lai”. Nhất là từ sau những sai lầm về đường lối cải tổ dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô những năm cuối thế kỷ XX. Kẻ thù đã lớn tiếng tuyên bố rằng chủ nghĩa Mác – Lênin đã bị phủ định ngay tại quê hương của nó bởi sự lỗi thời; hơn nữa, khi du nhập vào Việt Nam đã bị cắt xén, biến dạng thành bạo lực đấu tranh; kinh tế trì trệ, suy thoái, khủng hoảng…; là những biểu hiện của “hồi kết”, “Chương thử nghiệm cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản”; “sự toàn thắng của chủ nghĩa tư bản”.v.v.. Nhưng thắng lợi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước 25 năm qua của dân tộc ta đã bác bỏ những luận điệu xuyên tạc xằng bậy đó của kẻ thù.

Giữ vững nguyên tắc độc lập, sáng tạo, trung thành với lợi ích của nhân dân, bám sát thực tiễn cuộc sống, xác định đường lối, chính sách đúng đắn và nhanh chóng đưa vào cuộc sống hướng dẫn hoạt động cách mạng của nhân dân là bí quyết thành công của Đảng ta. Ngay từ đầu, Đảng đã xác định rõ khâu đột phá của sự nghiệp đổi mới là đổi mới tư duy nhưng trọng tâm lại là đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế kết hợp với đổi mới chính trị làm cơ sở cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nướcquyết tâm xây dựng một xã hội “”. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định rõ để toàn Đảng, toàn dân ta quán triệt và thực hiện: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.