Cuốn sách nói về những vì sao

Cuốn sách nói về những vì sao

“Khi lỗi thuộc về những vì sao” là một cuốn sách đã quá nổi tiếng của nhà văn John Green, vì nó đã được chuyển thể thành phim với tên gọi “The fault in our stars” vào năm 2014. Quyển sách nói về Hazel, một cô bé mắc bệnh ung thư và sắp phải từ bỏ cả một cuộc đời phía trước, nhưng rồi cô gặp được Augustus, mọi thứ đã lại thay đổi thêm lần nữa, cô tìm thấy hi vọng được sống của mình bởi cảm giác mà tình yêu mang lại, cô khao khát được trải nghiệm cuộc sống của mình, để không lãng phí sự sống của mình cho một căn bệnh mà mình đã biết trước kết quả. Tuy câu chuyện khép lại với một kết thúc không ngờ tới được, nhưng đối với riêng tôi, cái kết này thật đẹp, đẹp vì họ đã sống hết mình cho tình yêu, hết mình cho tuổi trẻ, và cho sự sống đang cạn dần qua từng hơi thở. Sau khi đọc xong quyển sách, tác giả muốn cảm giác đọng lại trong mỗi chúng ta không chỉ là chuyện tình yêu của cặp đôi nhân vật chính, mà còn là nghị lực sống phi thường của Hazel, tình yêu đầy bao dung và cao cả của Gus, và lời khuyên cho mỗi chúng ta rằng hãy sống hết mình cho cuộc sống của bạn, vì ngày mai đâu ai nói trước được bất cứ điều gì.

Dẫu đã đến những giây phút cuối đời, khi người ta biết chắc chắn rằng mình sẽ chết - nhưng có nghĩa là chưa chết người ta vẫn sẽ khao khát được yêu và sẽ yêu mãnh liệt. Câu chuyện về những nhân vật đều có một điểm chung là đều đang "chờ chết" vì mắc bệnh ung thư, đủ chủng loại. Họ cùng nhau chống chọi lại với bệnh tật, lên dây cót tinh thần cho nhau, rồi cùng tưởng nhớ về những thành viên trong hội đã đi trước họ chết. Rồi ở đó cô gái Hazel và chàng trai Gus gặp nhau ấn tường về nhau rồi có tình cảm từ lần gặp đầu tiên và tình cảm của họ chứ thế lớn dần theo thời gian, cùng với bệnh tật. Trong khi họ đang thăng hoa nhất trong tình yêu thì một người phải ra đi, đi trước người kia một cách đầy bất ngờ và ngỡ ngàng sau khi cả 2 vừa bị hụt hẫng, và đầy bức xúc khi kết thúc chuyến đi thực hiện điều ước được gặp nhà văn mà Hazel yêu quý Peter Van Houten - một ông già xấu xí, nát rượu và vớ vẩn. Trong khi người đọc luôn nghĩ đây là cuộc chống chọi của Hazel với tử thần và Gus là người giúp cô vượt qua mọi thử thách, giúp cô có một tình yêu tuyệt diệu, những kỷ niệm thật đẹp thì Gus chết và Peter Van Houten lại xuất hiện một lần nữa - một ông già ăn mặc lịch thiệp và biết điều và rồi lại để lại mình Hazel. Mọi chuyện diễn ra quá quá đỗi nhẹ nhàng, êm đềm nhưng không kém phần bá đạo và ngang tàn, cười đau bụng và rồi lại đưa đến một cái kết đau thương, thấm đẫm nước mắt. Sau tất cả tình yêu luôn là điều tuyệt diệu nhất.

"Khi lỗi thuộc về những vì sao" thực sự là một câu chuyện ám ảnh. Khi mới nghe tên của nó lần đầu tiên, mình cứ tưởng nó sẽ dễ thương và mơ mộng. Nhưng không, câu chuyện bên trong lại hoàn toàn ngược lại, thay vì nụ cười như mình nghĩ thì lại là nước mắt, thay vì mơ mộng như mình tưởng thì nó lại quá chân thực và đắng cay. Đây là một trong số truyện khiến mình đọc phải khóc, và khiến đọc đi đọc lại bao nhiêu lần cũng không chán. Ước gì ở trên thiên đường, họ lại gặp được nhau và yêu nhau lần nữa, tiếp tục câu chuyện còn quá dang dở ở hiện thực phũ phàng! Hazel và Augustus là hai nạn nhân của căn bệnh ung thư quái gở. Một Hazel tuyệt vọng với căn bệnh ung thư tuyến giáp đã di căn đến phổi, chán chường với mớ ống thở oxy vướng víu. Một Augustus mang theo mình một bên chân giả chỉ vì bệnh u xương ác tính, luôn ám ảnh về sự quên lãng của những người xung quanh đối với mình sau cái chết treo đang chờ. 

“Tôi muốn chia sẻ với mọi người về nỗi sợ của mình – nỗi sợ bị lãng quên”, đó chính là câu nói của nhân vật dễ thương và đầy nghị lực, quan tâm và thấu cảm cho người khác - Augustus. Mặc dù tác giả John Green đã gò hai con người Hazel và Augustus vào một tình huống đau khổ, thế nhưng giọng văn, lẫn tính cách, lẫn cuộc sống của cả hai đều rất dí dỏm, hài hước và vui tươi khác hẳn với những suy nghĩ của người ta về bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Hai người gặp nhau tại một câu lạc bộ dành cho những bệnh nhân ung thư gặp khó khăn trong việc hòa nhập cuộc sống và tranh luận với nhau, chú ý đến nhau nhiều ngay từ lần gặp đầu tiên. Dần dần, họ tìm thấy niềm vui và hạnh phúc khi ở bên nhau, giới thiệu nhau những bản nhạc và những cuốn sách, họ quyết định sống dựa vào nhau để vượt qua hoàn cảnh bằng chính tình yêu kết tinh của cả hai.  "Khi lỗi thuộc về những vì sao" không phải là câu chuyện quá bi lụy và mộng tưởng, cũng không phải câu chuyện quá u ám và tuyệt vọng. Mà tác giả John Green đã hướng nhân vật mình theo chiều lạc quan hơn. Họ gặp nhau rất tự nhiên và thân thuộc rồi sau đó với hi vọng chớm sáng trong tim, Hazel dần biết châm chọc người yêu, Gus không còn nỗi sợ quên lãng, thậm chí mời người thân đến tham dự buổi lễ tiền đám tang của mình. John Green đã mang đến góc nhìn khác biệt về những căn bệnh nan y ác tính. Ông cài vào hiện thực đáng lẽ đau buồn này một sự lạc quan, dí dỏm, hài hước, thêm chút triết lý cuộc đời và chất ngọt ngào lãng mạn của tình yêu, hiện diện nơi những con người đơn sơ. Cuối cùng mình đã rất ấn tượng với cuốn sách này. Mình cũng như Hazel khóc vì căn bệnh của cô bé và cái chết của bé đến rất gần, khóc vì sắp phải rời xa Augustus nhưng không biết làm thế nào cả. Nhưng cuối cùng chính Augustus lại rời bỏ cô mà đi. Bức thư mà cậu để lại thật đau lòng. Mình không chỉ khóc vì tiếc nuối cho họ mà còn khóc vì tình yêu họ quá đẹp, vì nghị lực họ quá phi thường.

Cuốn sách nói về những vì sao

Truyện thực sự rất tuyệt vời, trong những phút giây bi thương nhất vẫn ẩn chứa những cảm xúc ngọt ngào, và trong những giây phút bật cười thành tiếc còn là sự nghẹn ngào tiếc nuối không dứt. Tuy có vài chỗ tác giả có thể viết sâu thêm, cảm xúc có thể sâu lắng hơn, nhưng đối với mình thế là quá đủ. Tình yêu ấy thật đẹp, nhan đề cũng thật đẹp, cuộc đời của mỗi nhân vật trong tác phẩm khiến cho người đọc chẳng thể quên nổi. Chẳng ai muốn mình bị chìm vào quên lãng cả, và Hazel, Gus, Isaac, hay cả Anne của nỗi đau tột cùng nữa, đã làm cho tác phẩm trở nên sáng chói hơn bao giờ hết.

Thực sự không hối tiếc khi mua tác phẩm này. Nếu có, cũng chỉ là tại sao không mua nó sớm hơn một chút.

Tớ đã băn khoăn liệu tất cả mọi người có thể được nhớ tới không. Kiểu như nếu chúng ta sắp xếp lại, ấn định cụ thể số người đã chết cho từng người đang sống, liệu có đủ số người còn sống để có thể nhớ hết được những người đã chết không?

Khi Lỗi Thuộc Về Những Vì Sao – John Green

“Bất cứ khi nào bạn đọc một cuốn sổ tay, trang web hoặc bất cứ điều gì về ung thư, người ta luôn liệt kê trầm cảm là một trong những tác dụng phụ của căn bệnh này. Nhưng trên thực tế, trầm cảm không phải là tác dụng phụ của ung thư. Trầm cảm là tác dụng phụ của việc chờ chết.”

“Sẽ đến một thời điểm mà tất cả chúng ta đều chết hết. Tất cả chúng ta. Sẽ đến một thời điểm mà không có người nào còn sống và nhớ xem ai đã từng hiện diện trên cõi đời này hay nhớ xem loài người chúng ta đã từng làm được những gì. Sẽ không còn ai sống để mà nhớ đến Aristotle hay Cleopatra, huống chi là nhớ đến bạn. Những gì chúng ta đã làm, gầy dựng nên, viết, suy nghĩ hay phát hiện được đều sẽ bị lãng quên và tất cả mọi thứ”

“”Tôi sợ bị chìm vào quên lãng.” Hắn đáp không đắn đo. “Tôi sợ điều đó giống như một người mù sợ bóng tối vậy.””

“”Thuốc lá sẽ không giết được ai trừ khi người đó châm thuốc hút,” hắn nói rành rọt khi Mẹ vừa trờ xe đến. “Và anh chưa bao giờ châm điếu nào hết. Đó là một phép ẩn dụ, xem này: Ta đặt cái thứ giết người này ngay giữa hai hàm răng mà không cho nó sức mạnh để giết ai cả.””

Cuốn sách nói về những vì sao

“Nỗi đau cần được cảm nhận.”

“Một trong vô vàn lợi ích của việc không hút thuốc là gói thuốc sẽ tồn tại vĩnh viễn”

“”Thế giới này,” anh nói, “không phải là một công xưởng sản xuất điều ước.””

“”Mọi sự cứu rỗi đều mang tính tạm thời,” Augustus đáp lại. “Anh kéo dài được một phút cho bọn trẻ. Có lẽ đó là phút giúp chúng sống thêm một giờ, và một giờ đó giúp chúng sống thêm một năm. Sẽ không ai kéo dài thời khắc mãi mãi được cho bọn trẻ, Hazel Grace à. Nhưng mạng sống của anh kéo dài thêm một phút cho chúng. Và điều đó không hẳn là vô nghĩa.””

“Tớ đã băn khoăn liệu tất cả mọi người có thể được nhớ tới không. Kiểu như nếu chúng ta sắp xếp lại, ấn định cụ thể số người đã chết cho từng người đang sống, liệu có đủ số người còn sống để có thể nhớ hết được những người đã chết không?”

“Một buổi chiều, anh chỉ bâng quơ về phía một giỏ đựng quần áo đặt ở góc phòng và hỏi tôi, “Cái gì kia?”

“Giỏ quần áo?”

“Không, cạnh nó cơ.”

“Em chẳng thấy có gì cạnh nó cả.”

“Đó là mảnh tự tôn cuối cùng của anh. Nó rất nhỏ.””

“”Ngay cả khi con chết, mẹ vẫn sẽ là mẹ của con, Hazel à. Mẹ sẽ không thôi việc làm mẹ của con đâu. Con có thôi yêu Gus không?” Tôi lắc đầu. “Đấy, thế mẹ ngừng yêu con làm sao nổi.””