Công tác văn thư lưu trữ của đảng năm 2024

(binhthuan.gov.vn) Chiều 06/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương trong tỉnh sơ kết 5 năm (2018 - 2023) thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hoài Anh chủ trì. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đại diện các Ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh.

Đảng bộ Bình Thuận có 33 đầu mối trực thuộc. 05 năm qua, công tác văn thư, lưu trữ của toàn Đảng bộ tỉnh đã đạt nhiều kết quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Các cấp ủy đã quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ. Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ và bảo vệ bí mật Nhà nước được chú trọng hơn, tổ chức thực hiện đúng quy định.

Văn phòng Tỉnh ủy đã tiến hành số hóa văn bản đến, phát hành và chuyển qua Văn kiện Đảng bộ tỉnh 6.122 văn bản đi, đạt tỷ lệ 100%; tiếp nhận, xử lý 28.050 văn bản đến; Văn phòng các cấp ủy huyện, các ban của Tỉnh ủy, các đảng ủy trực thuộc đã phát hành 38.738 văn bản đi và tiếp nhận 92.161 văn bản đến các loại, hầu hết đều được chuyển thành văn bản điện tử; số lượng và chất lượng hồ sơ, tài liệu được cập nhật vào CSDL Mục lục hồ sơ và danh mục tài liệu tại các kho lưu trữ huyện, thị, thành ủy tăng lên với 11.327 hồ sơ, 53.484 tài liệu.

Bên cạnh đó, công tác phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ ngày càng được chú trọng, số lượng người đến khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ ngày càng tăng, góp phần thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong Đảng. Từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2023, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy đã phục vụ 1.362 lượt người khai thác với 1.120.953 tài liệu. Kho lưu trữ các cấp ủy huyện đã phục vụ hơn 1.270 lượt người khai thác với hơn 2.737 tài liệu.

Công tác văn thư lưu trữ của đảng năm 2024

Phát biểu tại hội nghị, bên cạnh ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hoài Anh cũng chỉ rõ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc thu thập tài liệu về Kho lưu trữ chưa đạt yêu cầu; công tác sưu tầm, chỉnh lý tài liệu chưa đầy đủ vào các phông lưu trữ. Mặt khác, đa số cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cấp chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, phải kiêm nhiệm nhiều việc khác, thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng không ít đến chất lượng công việc; công tác kiểm tra, hướng dẫn chưa nhiều, chưa thường xuyên…

Trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nâng cao nhận thức, quán triệt đầy đủ, tổ chức thực hiện đúng quy định ở tất cả các khâu của quy trình công tác văn thư, lưu trữ, đồng bộ từ lãnh đạo đến chuyên viên thực hiện nhiệm vụ và cán bộ văn thư, lưu trữ, nhất là các phông lưu trữ của tổ chức đảng qua các thời kỳ, cá nhân các đồng lãnh đạo tỉnh. Bên cạnh đó, lãnh đạo các cấp cần phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tránh tình trạng lạm quyền, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, khoa học, chặt chẽ trong công tác văn thư, lưu trữ.

Đối với công tác văn thư, cần phải đúng quy định, đúng thẩm quyền, đảm bảo khoa học, chặt chẽ, bí mật thông tin tài liệu. Đẩy mạnh cải cách quy trình, thủ tục, giảm bớt văn bản, giấy tờ; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Đối với công tác lưu trữ, cần thực hiện theo đúng quy định, trong đó tổ chức sưu tầm, thu thập tài liệu từ các nguồn nộp lưu vào các kho lưu trữ, đồng thời, thực hiện tốt công tác bảo quản an toàn tài liệu, tổ chức khai thác, phát huy hiệu quả giá trị tài liệu lưu trữ, chú trọng công tác phòng chống cháy nổ…

Ngoài ra, cần quan tâm tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ văn thư lưu trữ. Quan tâm thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ văn thư, lưu trữ. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với các đơn vị trực thuộc, qua đó chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong việc thực hiện các khâu của công tác văn thư, lưu trữ…

Từ nay đến năm 2028, Văn phòng Trung ương Đảng, các văn phòng cấp ủy, cơ quan, tổ chức tham mưu, giúp Ban Bí thư, thường trực cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức phổ biến, quán triệt Luật Lưu trữ (sửa đổi). Các cấp ủy, cơ quan, tổ chức căn cứ quy định của Luật Lưu trữ (sửa đổi), các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Đảng và Chính phủ bổ sung, sửa đổi, ban hành các quy chế, quy định về văn thư, lưu trữ phù hợp, thống nhất trong hệ thống chính trị để tổ chức thực hiện.

Công tác văn thư lưu trữ của đảng năm 2024
Hội nghị toàn quốc công tác văn thư, lưu trữ đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, do Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức, ngày 26/10/2023.

Văn phòng Trung ương Đảng vừa ban hành Kết luận Hội nghị toàn quốc công tác văn thư, lưu trữ đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội năm 2023 (Kết luận số 02-KL/VPTW, ngày 08/11/2023). Theo đó, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác văn thư, lưu trữ vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm, trong đó có những mặt còn kéo dài và chậm được khắc phục, như: Vẫn còn tình trạng tài liệu giao nộp vào lưu trữ cơ quan chưa được sắp xếp, lập hồ sơ; một số cơ quan, tổ chức chưa chỉnh lý dứt điểm tài liệu tồn đọng, tồn đọng chồng tồn đọng, xuất hiện tình trạng tái tồn đọng; nhiều tài liệu xuống cấp, hư hỏng chưa được tu bổ, phục chế; nhiều nơi chưa thực hiện đầy đủ quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; quản lý tài liệu xã, phường, thị trấn còn lỏng lẻo; tổ chức văn thư, lưu trữ thiếu thống nhất, chưa ngang tầm nhiệm vụ, biên chế cán bộ văn thư, lưu trữ chưa đáp ứng yêu cầu, số lượng cán bộ kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ còn rất lớn; đầu tư hiện đại hoá công tác văn thư, lưu trữ chưa tương xứng...

Về nhiệm vụ chủ yếu từ nay đến năm 2028

Các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức cần quán triệt sâu sắc chỉ đạo của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương tại Hội nghị, đồng thời căn cứ nhiệm vụ chủ yếu và các biện pháp tổ chức thực hiện nêu trong Báo cáo của Văn phòng Trung ương Đảng để cụ thể hoá thành các nhiệm vụ của mỗi cấp uỷ, cơ quan, tổ chức. Trong đó, cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

- Văn phòng Trung ương Đảng, các văn phòng cấp ủy, cơ quan, tổ chức tham mưu, giúp Ban Bí thư, thường trực cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức phổ biến, quán triệt Luật Lưu trữ (sửa đổi), quy định của Ban Bí thư về văn thư, lưu trữ, bảo đảm 100% cán bộ, công chức nắm được những nội dung chủ yếu, những điểm mới trong các văn bản trên.

Các cấp ủy, cơ quan, tổ chức căn cứ quy định của Luật Lưu trữ (sửa đổi), các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Đảng và Chính phủ bổ sung, sửa đổi, ban hành các quy chế, quy định về văn thư, lưu trữ phù hợp, thống nhất trong hệ thống chính trị để tổ chức thực hiện.

- Các cấp ủy, cơ quan, tổ chức phải chỉ đạo quán triệt công tác bảo mật; tuyệt đối không để mất, để lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác. Văn bản hóa đầy đủ hoạt động của các cấp ủy, cơ quan, tổ chức; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm văn bản giấy, phấn đấu 100% văn bản điện tử được ký số, 100% văn bản đi, đến có bản điện tử gắn vào cơ sở dữ liệu quản lý văn bản và xử lý trên mạng nội bộ, 100% cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử cho công việc; thực hiện gửi, nhận văn bản qua mạng.

Tất cả cán bộ, công chức lập hồ sơ và giao nộp đầy đủ hồ sơ vào lưu trữ cơ quan, phấn đấu 90% cán bộ, công chức giải quyết công việc trên môi trường mạng và lập hồ sơ điện tử.

- Các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức chỉ đạo công tác thu thập, tổ chức khoa học tài liệu, tập trung chỉnh lý dứt điểm tài liệu tồn đọng tại Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử của Đảng; trọng tâm là làm tốt nhiệm vụ thường trực tiểu ban phục vụ đại hội, quản lý chặt chẽ văn bản, lập hồ sơ đầy đủ, thu thập, chỉnh lý hoàn chỉnh tài liệu đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Đại hội XIV của Đảng.

- Các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức quan tâm đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa, mở rộng kho lưu trữ, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo quản, bảo đảm diện tích tiếp nhận tài liệu nộp lưu của các cấp ủy, cơ quan, tổ chức; triển khai ứng dụng phần mềm số hoá, đẩy nhanh tiến độ số hóa tài liệu, phấn hoàn thành mục tiêu số hoá 30 triệu trang tài liệu, 80% mục lục thống kê tài liệu, 100% tài liệu hư hỏng nặng tại Lưu trữ lịch sử đảng bộ tỉnh được tu bổ phục chế đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Các Lưu trữ lịch sử và các Lưu trữ cơ quan nâng cao hiệu quả công tác phục vụ khai thác, mở rộng các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ; tập trung phục vụ đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tổng kết 40 năm đổi mới; chủ trì, phối hợp biên tập, xuất bản các ấn phẩm từ tài liệu lưu trữ; tăng cường tổ chức trưng bày, triển lãm, công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ nhân các sự kiện chính trị, các ngày kỷ niệm lịch sử; lựa chọn tài liệu phục vụ qua mạng nội bộ và mạng thông tin diện rộng của Đảng; thí điểm triển khai phòng đọc trực tuyến, phòng đọc ảo.

Về các biện pháp tổ chức thực hiện

Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Hội nghị nhất trí các biện pháp tổ chức thực hiện chủ yếu sau:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác văn thư, lưu trữ, vì tài liệu văn thư bảo đảm thông tin cho mọi hoạt động của cấp ủy, cơ quan, tổ chức; tài liệu lưu trữ là toàn bộ lịch sử hoạt động của Đảng; của các cấp ủy, cơ quan, tổ chức. Đồng thời tăng cường chỉ đạo của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức đối với công tác văn thư, lưu trữ ở cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương.

- Thực hiện nền nếp chế độ kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cấp ủy, cơ quan, tổ chức trực thuộc, định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ.

- Củng cố, kiện toàn tổ chức văn thư, lưu trữ của cấp ủy, cơ quan, tổ chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Lựa chọn, bố trí đủ cán bộ văn thư, lưu trữ có năng lực, trình độ chuyên môn, bảo đảm phẩm chất chính trị, tin cậy, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động văn thư, lưu trữ, trước hết là việc xây dựng, cải tạo, sửa chữa các kho lưu trữ, mua sắm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu bảo quản an toàn tài liệu; bố trí kinh phí cho các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là kinh phí chỉnh lý tài liệu tồn đọng.

- Mở rộng, củng cố quan hệ hợp tác về văn thư, lưu trữ trong và ngoài nước trong việc xây dựng chủ trương, chính sách về văn thư, lưu trữ, sưu tầm, phát huy giá trị tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ hiện đại...

Đề nghị các cơ quan, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy căn cứ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thường trực Ban Bí thư và Kết luận của Hội nghị, giúp cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác văn thư, lưu trữ đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội./.