Công thức tính số vòng quay của công tơ điện

Cấu tạo của công tơ điện

Công thức tính số vòng quay của công tơ điện

Hình ảnh cấu tạo công tơ điện

Các công tơ được ứng dụng phổ biến hiện nay thường có cấu tạo gồm:

Cuộn dây điện áp được đặt song song với phụ tải của dây và có số vòng dây tương đối lớn.

Bộ phận đĩa nhôm được đặt ở vị trí trên trục và tỳ vào trụ để đĩa nhôm quay quay tự do trong từ trường của nó.

Hộp số cơ khí được gắn với trục của đĩa nhôm đảm nhiệm vai trò hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm.

Nam châm vĩnh cửu có vai trò tạo ra momen để cản trở trong trường hợp bộ phận đĩa nhôm quay trong từ trường khi thiết bị hoạt động.

Công dụng chính của công tơ điện

Công tơ điện có công dụng chính là đo đạc lượng điện tiêu thụ của các thiết bị điện được lắp đặt trên cùng một đường dây tải điện.

Phân loại công tơ điện thông dụng hiện nay

Công thức tính số vòng quay của công tơ điện

Công tơ điện 1 pha

Công tơ điện 1 pha

Công tơ điện 1 pha được chia thành công tơ điện 1 pha cơ và công tơ điện 1 pha điện tử

Công tơ điện 1 pha cơ

Các thông số

Điện áp 220V: Điện áp định mức của công tơ điện, đây là giá trị bắt buộc phải tuân thủ

Dòng điện 5(20)A, 10(40)A, 20(80)A: Dòng điện định mức và dòng điện cho phép quá tải của công tơ. dòng điện tối đa bắt buộc phải tuân thủ, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng hỏng công tơ điện

Tần số 50Hz: Tần số định mức của công tơ điện bắt buộc phải tuân thủ

Rev/ KWh 225 Rev/ KWh, 450Rev/ KWh, 900 Rev/ KWh: Số vòng quay của đĩa nhôm để đạt 1 KWh

Cấp chính xác C1: CL1, CL2: cấp chính xác của công tơ điện

Công tơ điện 1 pha điện tử

Có nhiều ưu điểm nổi bật:

Có đèn cảnh báo rò điện, đảm bảo an toàn khi sử dụng

Độ chính xác cao hơn công tơ điện 1 pha cơ

Công tơ đo được điện áp nguồn và dòng điện tải nên người sử dụng có thể theo dõi và kiểm soát được lượng điện tiêu thụ.

Công tơ điện 3 pha

Dùng để đo điện năng tiêu thụ cho lưới điện 3 pha, thường sử dụng cho các công trình điện 3 pha lớn, ít gặp trong lưới điện hộ gia đình.

Công thức tính số vòng quay của công tơ điện

Công tơ điện 3 pha

Công tơ điện 2 chiều

Gồm có 2 bộ nhớ, bộ nhớ thứ nhất để lưu trữ điện năng tiêu thụ được cung cấp bởi EVN, bộ nhớ thứ 2 lưu trữ điện năng được tạo ra từ hệ thống điện của năng lượng mặt trời. Công tơ điện 2 chiều thường được sử dụng trong các hộ gia đình hòa lưới điện năng lượng mặt trời hoặc các dự án cung cấp điện từ điện năng lượng mặt trời.

Hướng dẫn chọn công tơ điện phù hợp với nhu cầu

Lựa chọn công tơ phù hợp với các tải tiêu thụ của thiết bị điện là rất cần thiết, sẽ giúp đo đếm chính xác lượng điện tiêu thụ hàng ngày, hàng tháng, không bị sai số hay dẫn đến tình trạng quá tải cháy nổ. Các thông số bắt buộc phải tuân thủ đó là: Điện áp và tần số, ngoài ra, cấp chính xác CL và dòng điện cũng là yếu tố quan trọng quyết định độ đo lường chính xác của công tơ điện.

Nguyên tắc chọn công tơ điện đó là: Tốt nhất nên lựa chọn dòng điện tải dao động từ 50% dòng điện định mức đến 75% dòng điện tối đa cho phép.

Chọn công tơ theo tiêu chuẩn đo lường của viện đo lường Việt Nam. Theo đó công tơ điện xoay chiều 1 pha kiểu cảm ứng đo đếm điện năng tác dụng cấp chính 2 (sai số 2%) sẽ có ngưỡng độ nhạy là 0.005 so với dòng điện định mức.

Với công tơ điện 1 pha, trên thị trường có 4 loại với các đặc tính kỹ thuật:

Công tơ điện 1 pha 5(20)A , số vòng quay 900 vòng/kWh, hiển thị 5 số + 1 số lẻ. Dòng điện max là 20A

Công tơ điện 1 pha 10(40)A, số vòng quay 450 vòng/kWh, hiển thị 5 số + 1 số lẻ. Dòng điện max là 40A

Công tơ điện 1 pha 20(80)A, số vòng quay 250 vòng/kWh, hiển thị 5 số + 1 số lẻ. Dòng điện max là 80A

Công tơ điện 1 pha 40(120)A, số vòng quay 100 vòng/kWh, hiển thị 6 số (không số lẻ). Dòng điện max là 120A

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0898.41.41.41

Email:

Website: www.tranphucable.com.vn