Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

(TUAG)- Ngày 29/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội nghị định hướng tuyên truyền quý III/2023. Đồng chí Trần Thị Thanh Hương, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; đồng chí Tân Văn Ngữ, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh chủ trì hội nghị.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Quang cảnh hội nghị

Quý II/2023 là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của thế giới, trong nước, trong tỉnh, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, báo chí. Trong bối cảnh đó, các cơ quan báo chí, truyền thông trong tỉnh đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, tạo sự đồng thuận của xã hội và niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện công tác xây dựng Đảng, đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở trong nước, trong tỉnh.

Báo chí ngày càng thể hiện rõ nét hơn vai trò dẫn dắt thông tin, chủ động, kịp thời, đạt hiệu quả trong tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước, của địa phương, góp phần để tỉnh tổ chức thành công các sự kiện: Lễ Công bố thành lập thị xã Tịnh Biên và các phường thuộc thị xã Tịnh Biên; Lễ khởi công xây dựng Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 tại TP. Châu Đốc; Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ núi Sam; Lễ trao Giải Cuộc thi Sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học - nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022 - 2023 và Giải Báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) tỉnh An Giang lần thứ II năm 2022;…

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương phát biểu kết luận Hội nghị và định hướng tuyên truyền quý III/2023

Phát biểu kết luận Hội nghị và định hướng tuyên truyền quý III/2023, đồng chí Trần Thị Thanh Hương, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh biểu dương nỗ lực của các cơ quan báo chí, truyền thông và các đơn vị có liên quan, đã góp phần tạo nên những kết quả trong công tác tuyên truyền báo chí và nắm dư luận xã hội trong quý.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại Hội nghị

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Tân Văn Ngữ phát biểu tại Hội nghị

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang phát biểu

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Lãnh đạo Báo An Giang phát biểu

Quý III/2023, là khoảng thời gian có nhiều ngày lễ kỷ niệm, sự kiện quan trọng của tỉnh diễn ra, đặc biệt là thời điểm diễn ra Lễ kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), để công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa và tạo sự đồng thuận xã hội, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương đề nghị các cơ quan báo chí, tuyên truyền, các đơn vị có liên quan bám sát nội dung định hướng nắm dư luận xã hội và công tác tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để thực hiện nhiệm vụ chính trị, quan tâm các nội dung trọng tâm:

Thứ nhất, tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng trong quý III/2023 như: Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028; kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023); kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (01/8/1930-01/8/2023); kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2023) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023);…

Đặc biệt tập trung cao điểm tuyên truyền hướng đến Lễ Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2023) và chuỗi hoạt động Tuần Văn hóa – Du lịch chào mừng kỷ niệm, nội dung tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và những cống hiến to lớn, quan trọng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta; những phẩm chất đạo đức cách mạng cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng; tuyên truyền, phản ánh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân; nêu bật những thành tựu và kết quả đạt được của quê hương An Giang trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong thời gian qua; tuyên truyền, phản ánh các hoạt động chào mừng kỷ niệm diễn ra trong tỉnh, qua đó để quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế và hình ảnh vùng đất, con người An Giang đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Thứ hai, tuyên truyền kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của tỉnh; đánh giá, phân tích làm rõ những cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, nêu bật quyết tâm của tỉnh trong việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch trọng điểm năm 2023 và cả nhiệm kỳ 2020-2025. Đặc biệt là nêu bật vai trò lãnh đạo cấp ủy, chính quyền trong điều hành hoạt động của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội.

Song song đó, tuyên truyền tiến độ triển khai thực hiện các công trình, dự án lớn trên địa bàn tỉnh, qua đó nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận của người dân trong việc phối hợp để các công trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ thời gian.

Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, đặc biệt là tình hình sạt lở, qua đó nâng cao ý thức cảnh giác của người dân, có sự chia sẻ với chính quyền. Tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật của người dân, trong đó có ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;…

Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, trong đó quan tâm tuyên truyền kết quả thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; nội dung Chuyên đề học và làm theo Bác năm 2023 “Xây dựng văn hóa, con người An Giang theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao ban, kiểm tra việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW; Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.

Thứ tư, tuyên truyền việc giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng trong phát ngôn, không tham gia đăng tải, chia sẻ những thông tin thiếu căn cứ, không đúng bản chất sự việc. Chủ động nắm chắc và dự báo sát tình hình an ninh chính trị, an ninh tư tưởng và âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch để có các phương án ngăn chặn từ sớm, từ xa các hoạt động vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.

Tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác, các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; cùng việc triển khai thực hiện Quy định số 85-QĐ/TW, ngày 07/10/2022 của Ban Bí thư về việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet, mạng xã hội.

Ngoài những định hướng trên, đề nghị các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế tăng cường công tác phối hợp, nắm bắt thông tin, bổ sung thêm các nội dung tuyên truyền, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu nắm bắt thông tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Kịp thời thông tin, báo cáo về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nếu có vấn đề phức tạp, nhạy cảm phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tăng cường tuyến tin, bài bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; nâng cao tính thuyết phục, tính chiến đấu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Cẩn trọng trong khâu biên tập, kiểm duyệt nội dung tránh để xảy ra trường hợp sai sót không đáng có. Trong phản ánh những vấn đề bất cập, tiêu cực, cần chú ý dung lượng phù hợp để tránh tâm lý hoang mang trong dư luận…/.

NGỌC HÂN

TrueĐưa Nghị quyết vào cuộc sốngGiữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết, “bút sắc, lòng trong”Bài viếtHoàng KỳGiữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết, “bút sắc, lòng trong”/SiteAssets/Giai-A-BLV-2-22.jpg21/06/2023 6:35 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- ​Trải qua 98 năm xây dựng và trưởng thành, báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo luôn đồng hành cùng những chặng đường đấu tranh cách mạng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải A Giải Búa liềm vàng tỉnh An Giang lần II năm 2022

Tự hào truyền thống vẻ vang

Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ra số đầu tiên - đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. 98 năm qua là chặng đường lịch sử vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Phát biểu tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam năm 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng... Đó là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, cũng là nhiệm vụ chính của báo chí ta”. Người cho rằng: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Vì vậy, sứ mệnh của người làm báo vô cùng ý nghĩa, tự hào nhưng cũng đầy gian nan, thử thách.

Báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng, là kênh thông tin chính thống; tuyên truyền hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; là cầu nối giữa Đảng, nhà nước và nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển toàn diện về tính chất, quy mô và vị thế. Các thế hệ người làm báo không ngừng phát triển, giàu bản sắc dân tộc, hội nhập tự tin với báo chí và truyền thông quốc tế, góp phần khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam.

Từ số lượng phát hành khiêm tốn, với cách làm báo đơn sơ gần 1 thế kỷ trước, đến nay, số lượng cơ quan báo chí và đội ngũ làm báo trong cả nước đã phát triển mạnh mẽ với trên 40.000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đủ mọi loại hình từ truyền thống đến hiện đại. Các thế hệ nhà báo cách mạng - những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa đã có nhiều đóng góp quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc, được Đảng, nhà nước tặng thưởng những danh hiệu cao quý nhất: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh.

Phụng sự quê hương, phục vụ Nhân dân

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự quản lý, điều hành của chính quyền, những năm qua, báo chí An Giang có bước phát triển mạnh mẽ, các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo trong tỉnh đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh nhà.

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, diện mạo, số lượng, chất lượng, các ấn phẩm báo chí của An Giang ngày càng cải tiến và chuyên nghiệp. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 cơ quan báo chí (Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Tạp chí Thất Sơn); 2 Cổng thông tin điện tử tỉnh, 33 cổng thành phần, 11 đài truyền thanh cấp huyện, 156 đài truyền thanh cấp xã; gần 200 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhà báo chuyên nghiệp và đông đảo đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Đây chính là lực lượng tiên phong, phản ánh kịp thời diễn biến mọi mặt đời sống xã hội và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; phát hiện, cổ vũ nhũng nhân tố mới, điển hình tiên tiến, những thành tựu trong công cuộc đổi mới; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào thực tiễn cuộc sống.

Nhiều tác phẩm báo chí của An Giang đã đạt giải cao trong toàn quốc, khu vực, từng bước đáp ứng xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong 5 năm qua, có trên 30 lượt phóng viên Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Tạp chí Thất Sơn đạt giải B, C, khuyến khích của các Giải báo chí quốc gia, “Búa liềm vàng”, “Dân vận khéo”, “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc”, đồng bằng sông Cửu Long… Góp phần định hướng dư luận, tạo hiệu ứng xã hội tích cực, nhất là ngày càng nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng bộ, chính quyền.

Với tinh thần “Đoàn kết, trí tuệ, dấn thân, cống hiến”, những năm qua, đội ngũ báo chí trong tỉnh dù bất cứ hoàn cảnh nào vẫn yêu nghề, nhiệt huyết, trách nhiệm. Các tác phẩm báo chí không ngừng được sáng tạo, chú trọng nâng chất lượng, đổi mới và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc; hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ, đề cao cái tốt, phê phán cái xấu, xây dựng tình yêu quê hương, Tổ quốc, tình yêu thương giữa người với người, trách nhiệm với gia đình và xã hội…

Đội ngũ những người làm báo trên địa bàn tỉnh luôn thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, kịp thời thông tin, tuyên truyền trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; góp phần định hướng dư luận, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, quê hương An Giang đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, trong hoàn cảnh phải đối mặt với đại dịch COVID-19 vừa qua, báo chí tỉnh nhà đã không quản ngại gian khổ, là cầu nối quan trọng giữa Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp chiến thắng đại dịch; phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Tiếp tục làm tròn sứ mệnh

Tại Đại hội lần thứ III những người viết báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn về vai trò, nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam, mỗi người hoạt động báo chí là một chiến sĩ cách mạng, “cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Vì vậy, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải “Cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động”.

Tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/2015), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Trong thời đại bùng nổ thông tin, nhà báo cách mạng lại càng phải có bản lĩnh cách mạng, giữ vững vai trò định hướng thông tin, đồng thời đáp ứng tốt nhất quyền thông tin của các tầng lớp nhân dân. Nói cách khác, nhà báo cách mạng phải có tinh thần cách mạng, đó là tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, bảo vệ cái tốt, vì sự nghiệp chung của đất nước, của nhân dân; là tinh thần tự đổi mới, tự hoàn thiện chính bản thân mình”.

Vì vậy, hơn lúc nào hết, những người làm báo, nhất là người đứng đầu cơ quan báo chí trong tỉnh cần phát huy mạnh mẽ những truyền thống tốt đẹp của báo chí cách mạng Việt Nam. Người làm báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, gắn bó máu thịt với nhân dân, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và dân tộc; luôn có mặt nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, theo lý tưởng và con đường mà Đảng và Bác Hồ lựa chọn.

Đội ngũ báo chí tỉnh nhà cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc, quan điểm báo chí là vũ khí sắc bén, công cụ đắc lực của Đảng, là tiếng nói của nhân dân, là diễn đàn rộng lớn mạnh mẽ của nhân dân trên mặt trận tư tưởng, chính trị, văn hóa. Bằng sự tìm tòi, khám phá sáng tạo của người viết, sự trung thực, nhân văn, bằng những tác phẩm báo chí xuất sắc, các nhà báo sẽ góp phần đấu tranh loại bỏ cái sai, cái xấu, bảo vệ cái đúng, cái tốt vì sự nghiệp cách mạng. Tiếp tục tuyên truyền những kinh nghiệm tốt, bài học hay, biểu dương, tôn vinh và lan tỏa nhân rộng những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến.

Đặc biệt, từ phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”, đội ngũ những người làm báo cần nhận thức rõ về vị trí, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước và tỉnh nhà. Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy giá trị văn hóa, tạo ra sản phẩm báo chí giàu chất văn hóa, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của văn hóa, đạo đức và lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam và của vùng đất, con người An Giang.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Mong rằng, đội ngũ báo chí tỉnh nhà tiếp tục giữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết, xứng đáng là “những chiến sĩ cách mạng”, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, xây dựng An Giang - quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), thân ái chúc toàn thể các nhà báo, phóng viên, biên tập viên trong và ngoài tỉnh luôn cháy mãi ngọn lửa đam mê, “tâm sáng, bút sắc, lòng trong”. Mỗi tác phẩm báo chí sẽ lan tỏa niềm tin, truyền cảm hứng, thắp sáng những điều tốt đẹp, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân./.

TS Lê Hồng Quang

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang

TrueChính trịThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An GiangTinBAGThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang/SiteAssets/Th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-l%C3%A0m-vi%E1%BB%87c-v%E1%BB%9Bi-BTV-T%E1%BB%89nh-%E1%BB%A7y10.jpg17/06/2023 8:05 CHYesĐã ban hành

​(TUAG)- Trong chương trình công tác tại tỉnh An Giang, chiều 17/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang về kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Quang cảnh buổi làm việc

Cùng dự có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với lãnh đạo tỉnh An Giang

Về phía tỉnh An Giang có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang

Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 6,87%, vượt kế hoạch đề ra (5,20%). GRDP bình quân đầu người đạt 53,907 triệu đồng/năm (tương đương 2.278 USD). Tỉnh thực hiện đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu nghị quyết HĐND tỉnh đề ra, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt và 8 chỉ tiêu đạt.

Ước 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh tăng 6,50% so cùng kỳ, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước (4,90%). Ước 6 tháng đầu năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước từ kinh tế địa bàn đạt 3.959 tỷ đồng, đạt 59,64% so dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 96,7% so cùng kỳ.

An Giang đã từng bước mở cửa nền kinh tế với lộ trình cụ thể ở các khu, điểm du lịch, các ngành dịch vụ, giải trí, văn hóa - nghệ thuật, lưu thông và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ, sản xuất đảm bảo mục tiêu an toàn và ổn định. Đồng thời, thực hiện tốt an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm…

“Với tinh thần nghiêm túc, chủ động, sáng tạo tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Quốc hội nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 có nhiều chuyển biến tích cực, 3 khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng, nhiều lĩnh vực đã phục hồi và phát triển nhanh (du lịch, thương mại - dịch vụ, xuất khẩu...); các hoạt động giao thương hàng hóa sôi động trở lại; an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời, góp phần giải quyết cơ bản những khó khăn của người dân và công nhân lao động”- ông Nguyễn Thanh Bình thông tin.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lao động được quan tâm; chính sách cho đồng bào dân tộc, giảm nghèo được triển khai đồng bộ. Quốc phòng - an ninh, biên giới quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của An Giang và giải đáp các đề xuất, kiến nghị của địa phương. Đồng thời, gợi ý các giải pháp để tỉnh tập trung phát huy lợi thế phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận buổi làm việc

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương nỗ lực, kết quả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, góp phần vào thành tựu chung của cả nước.

Thủ tướng Chính phủ cho rằng, An Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế về diện tích, dân số, vừa có sông vừa có núi và hội tụ rất nhiều yếu tố phát triển. Tỉnh ở vị trí địa lý quan trọng vùng ĐBSCL, thuộc vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, nằm giữa các cực tăng trưởng phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ...) và Vương quốc Campuchia, có hệ thống giao thông, địa hình, đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; có nhiều điều kiện phát triển du lịch, với bề dày lịch sử - văn hóa , nhiều di sản văn hóa... “Đây là tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh mà tỉnh An Giang cần dựa vào và nỗ lực hơn nữa để đi lên”- Thủ tướng lưu ý.

Tuy nhiên, An Giang chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế sẵn có; phát triển chưa bền vững; hạ tầng giao thông, kết nối logicstic còn hạn chế; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chưa đạt yêu cầu; hợp tác sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu còn hạn chế…

Về định hướng phát triển An Giang trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tình hình thế giới, trong nước vẫn còn khó khăn nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tỉnh. Do đó, Thủ tướng yêu cầu An Giang thực hiện hiệu quả Chiến lược “Bốn trụ cột - Ba nền tảng - Một trung tâm, Ba đô thị động lực - Ba trục phát triển” với trọng tâm là tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo để phát triển bứt phá, bền vững, nâng tầm vị thế An Giang.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh An Giang phải đa dạng hóa các nguồn lực, tăng cường hợp tác công - tư, lấy nguồn lực nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, kích hoạt các nguồn vốn xã hội, tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, mở ra không gian phát triển mới.

An Giang cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh cải cách hành chính; tập trung ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số; tăng cường đối thoại, lắng nghe, nắm bắt kịp thời để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, đồng hành với doanh nghiệp, coi sự phát triển của doanh nghiệp là sự phát triển của tỉnh. Đồng thời, tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường; phát triển nông nghiệp bền vững, ứng dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị, phát triển sản phẩm OCOP; phát triển du lịch tâm linh gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên, sản phẩm, dịch vụ đặc thù của địa phương.

“An Giang có nhiều cảnh đẹp, nhiều di tích văn hóa – lịch sử, có Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, có nhiều món ăn ngon… Tỉnh có nhiều điều kiện phát triển du lịch hơn nữa, để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng ĐBSCL”- Thủ tướng gợi ý.

Thủ tướng cũng chỉ đạo tỉnh tiếp tục quan tâm bảo đảm an sinh xã hội; thực hiện tốt chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo; chăm lo tốt đời sống nhân dân. Thúc đẩy sản xuất – kinh doanh, tạo việc làm cho người dân; giải quyết thỏa đáng những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, cũng như các vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đồng thời, chú trọng xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ…

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Trung ương, lãnh đạo tỉnh An Giang chụp ảnh lưu niệm

THU THẢO, TRỌNG TÍN

TrueChính trị; Đưa Nghị quyết vào cuộc sốngLời kêu gọi thi đua ái quốc và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước đến nay vẫn còn nguyên giá trị (*)TinAdminLời kêu gọi thi đua ái quốc và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước đến nay vẫn còn nguyên giá trị (*)/SiteAssets/thu-tuong-cp-01-3.jpg11/06/2023 12:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 11/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, đã dự và phát biểu tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc trong phong trào thi đua yêu nước. Cổng TTĐT Đảng bộ tỉnh An Giang trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, phát biểu tại Hội nghị

“Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam!

Thưa các đồng chí lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương!

Thưa các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động!

Thưa các đồng chí, đồng bào và quý vị đại biểu!

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023), hôm nay, tại thủ đô Hà Nội anh hùng ngàn năm văn hiến, chúng ta long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến toàn quốc trong phong trào thi đua yêu nước.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi xin gửi tới các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và 700 đại biểu điển hình tiên tiến cùng toàn thể các quý vị đại biểu, khách quý lời chào trân trọng, lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Chúc Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023 thành công rực rỡ!

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu!

Cách đây 75 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Người chỉ rõ: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất", "Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi...".

Lời kêu gọi của Bác như lời hiệu triệu non sông, đã cổ vũ, truyền cảm hứng, động viên, khích lệ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, có nhiều sáng kiến, cải tiến trong lao động, sản xuất và chiến đấu, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó đến nay, thi đua yêu nước đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp từ miền xuôi đến miền núi, biên giới, hải đảo; từ thành thị tới nông thôn với sự tham gia tích cực của người dân, từ các cụ già cho đến các cháu nhỏ và đạt được những kết quả to lớn, rất đáng trân trọng. Đây là một động lực quan trọng để cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong các cuộc kháng chiến kiến quốc, các phong trào "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Năm xung phong", "Sóng Duyên Hải", "Gió Đại Phong", "Trống Bắc Lý", "Nghìn việc tốt", "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt", "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", "Bám đất giữ làng", "Một tấc không đi, một ly không dời"... đã thôi thúc tình cảm, ý chí quyết tâm và hành động thiết thực của mỗi người dân Việt Nam. Trên tiền tuyến, các chiến sĩ thi đua chiến đấu lập công; ở hậu phương, nhân dân hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, diệt giặc đói, giặc dốt, chi viện cho tiền tuyến, góp phần đưa cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện đến thắng lợi hoàn toàn, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" và mốc son lịch sử vẻ vang của dân tộc là Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, non sông thu về một một mối.

Đất nước thống nhất, cả nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội, nhất là trong gần 40 năm Đổi mới, các phong trào thi đua ngày càng nở rộ, đa dạng trên tất cả các lĩnh vực, gắn với các tầng lớp Nhân dân, có sức lôi cuốn, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Phong trào thi đua đã bám sát nhiệm vụ chính trị của cả nước và của từng cơ quan, địa phương, đơn vị với những nội dung cụ thể, thiết thực. Nhiều đề tài, sáng kiến, giải pháp hữu ích, nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả được nhân rộng, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước và xã hội.

Tiêu biểu như phong trào "Lao động giỏi, lao động sáng tạo"; "Thi đua quyết thắng", "Vì an ninh Tổ quốc"; "Dạy tốt, học tốt"; "Dân vận khéo", "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa", "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển", "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19", "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí"…

Những phong trào thi đua này đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn, phát huy tiềm năng, thế mạnh của cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng của Nhân dân ta. Qua đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả, để "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Từ trong phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu trên các lĩnh vực. Đến nay đã có hàng trăm ngàn tấm gương tiêu biểu ở các lĩnh vực trên mọi miền Tổ quốc. Chúng ta đời đời ghi nhớ và biết ơn những tấm gương anh dũng hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên, vì hạnh phúc của Nhân dân. Chúng ta luôn trân trọng, ghi nhận, biểu dương những tấm gương thầm lặng cống hiến cho khoa học, cho sự nghiệp trồng người; những thầy cô giáo hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho con em đồng bào các dân tộc, nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; những người lính nơi đảo xa; những chiến sĩ công an sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để mang lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân; những thầy cô giáo, bác sĩ mang quân hàm xanh ở biên cương; những công nhân vệ sinh môi trường lặng lẽ làm việc ngày đêm; những người cần mẫn trồng cây gây rừng và rất nhiều cá nhân dù chưa được xướng tên trong buổi lễ long trọng hôm nay nhưng họ thực sự xứng đáng với những danh hiệu, phần thưởng cao quý, như lời bài hát "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng - Gian khổ biết dành phần ai" để hành động và cống hiến vì cộng đồng, vì xã hội, vì Nhân dân.

Đặc biệt, trước muôn vàn khó khăn, thử thách do tác động của đại dịch COVID-19, chúng ta không thể không xúc động, thôi thúc trước lời kêu gọi đoàn kết chiến thắng đại dịch COVID-19 của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là lời hiệu triệu toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh. Và thực tế đã chứng minh, chúng ta đã chiến thắng đại dịch COVID-19.

Thời khắc lịch sử ấy đã qua, nhưng chúng ta không thể nào quên hình ảnh những "anh hùng áo trắng", những chiến sĩ quân đội, công an trên tuyến đầu; những tình nguyện viên, người theo đạo sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy vì sức khỏe, tính mạng của cộng đồng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Chúng ta không thể quên những cụ già, cháu bé chắt chiu từng đồng để cùng cả nước chiến thắng đại dịch COVID-19. Đó là những tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm sẵn sàng đóng góp tài chính, hỗ trợ trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh theo lời kêu gọi thi đua ái quốc. Đây thực sự là biểu tượng cao đẹp về tinh thần yêu nước, về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về truyền thống và bản lĩnh Việt Nam anh hùng.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và hoa cho điển hình tiên tiến tiêu biểu

Thưa toàn thể các đồng chí và quý vị đại biểu!

Tại hội nghị hôm nay, có 700 đại biểu điển hình tiên tiến - những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa của phong trào thi đua yêu nước, là những tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trên mọi lĩnh vực, trên mọi miền của Tổ quốc. Những điển hình tiên tiến dù ở độ tuổi, cương vị nào, ngành nghề nào đều tỏa sáng tinh thần yêu nước, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, vì lợi ích của quốc dân đồng bào; tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, khát vọng vươn lên, cống hiến vì cộng đồng, vì xã hội. Tôi tin chắc rằng, còn có rất nhiều tấm gương thầm lặng khác đang ngày đêm đóng góp công sức, trí tuệ, nguồn lực cho đất nước ở tất cả các lĩnh vực, trong mọi tầng lớp nhân dân và đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương các điển hình tiên tiến có mặt tại Hội nghị trọng thể hôm nay. Tôi cũng đánh giá cao những kết quả mà phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng đã đạt được trong thời gian qua.

Thưa các quý vị đại biểu!

Trong bối cảnh đất nước ta đứng trước những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, để làm tốt hơn nữa lời kêu gọi thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tôi đề nghị:

1. Các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt, thấm nhuần sâu sắc tinh thần "càng khó khăn thì càng phải thi đua", tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thi đua, khen thưởng, trọng tâm là Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị và Luật Thi đua, khen thưởng. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và Nhân dân; gắn công tác thi đua, khen thưởng với thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược; thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Mặt trận Tổ quốc, các bộ, ban, ngành, địa phương và các đoàn thể cần tiếp tục phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước có trọng tâm, trọng điểm, gắn với giải quyết các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, địa phương, đơn vị, địa phương. Tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức công tác thi đua, khen thưởng; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao năng lực cán bộ thực thi; bảo đảm thực chất, thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; tránh hình thức, phô trương, tránh tiêu cực, lợi dụng thi đua, khen thưởng vào mục đích cá nhân, lợi ích nhóm.

Có các hình thức phù hợp để động viên, khích lệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các phong trào thi đua trọng tâm, phạm vi toàn quốc; gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; cải cách tư pháp, cải cách hành chính; gìn giữ và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế.

3. Tập trung làm tốt công tác khen thưởng, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, thực chất; đổi mới quy trình theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; sớm phát hiện, tôn vinh, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Chú trọng khen thưởng người lao động, nhà khoa học, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đội ngũ giáo viên, y bác sĩ... Quan tâm khen thưởng tập thể và cá nhân ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng phụ nữ tiêu biểu, người yếu thế có ý chí tự lực, tự cường vươn lên. Chủ động đề xuất khen thưởng các doanh nghiệp, doanh nhân đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, làm tốt công tác giải quyết công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người lao động, người dân, tham gia tích cực vào hoạt động từ thiện, an sinh xã hội; các tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

4. Đối với các điển hình tiên tiến, không được chủ quan, thoả mãn, luôn giữ vững tinh thần, nhiệt huyết, tiếp tục cố gắng, nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên, cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng và xã hội, cho Tổ quốc và cho Nhân dân. Thực sự là những tấm gương sáng cho mọi người học tập, như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy: "Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới". Trọng trách này đặt lên vai các bạn và mỗi chúng ta, bởi để đạt được thành công, sự tôn vinh đã khó, nhưng giữ được danh hiệu, lòng yêu mến còn khó hơn rất nhiều. Mỗi điển hình tiên tiến là một bông hoa tỏa sáng, tỏa hương về tinh thần, đạo đức, ý thức trách nhiệm và sự tận tâm, tận lực cống hiến. Tôi mong rằng hương sắc đó sẽ tỏa ngát trong cộng đồng, lan tỏa, truyền cảm hứng về những điều tốt đẹp.

5. Tăng cường tuyên truyền về các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến, các mô hình mới, sáng tạo, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục, nêu gương, tạo sự lan tỏa, truyền cảm hứng trong cộng đồng, xã hội. Thêm mỗi việc làm tốt, mỗi nghĩa cử cao đẹp sẽ góp phần thiết thực để xây dựng nền tảng đạo đức tốt đẹp, làm cho cuộc sống của mỗi chúng ta, xã hội ta ngày càng tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Thưa toàn thể các đồng chí!

Kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc là dịp để chúng ta bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng Giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hoá thế giới. Lời kêu gọi thi đua ái quốc và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước đến nay vẫn còn nguyên giá trị; là nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ lớn lao; tiếp tục tỏa sáng, dẫn đường cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Xin chúc phong trào thi đua của cả nước tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng, to lớn hơn nữa!

Chúc đồng chí, đồng bào, các vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn!”./.

-----

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.5, tr.444-445.

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.12, tr.558.

(*) Đầu đề của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

FalseChính trịThực hiện đúng điều mong ước và lời căn dặn thiết tha nhất của Bác!Bài viếtTrung ThànhThực hiện đúng điều mong ước và lời căn dặn thiết tha nhất của Bác!/SiteAssets/48-nam-GPMN.jpg08/06/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, Đế quốc Mỹ đã có mưu đồ xâm chiếm nước ta. Từ năm 1950, Phái bộ cố vấn viện trợ quân sự Đông Dương (MAAG) của Mỹ bắt đầu viện trợ quân sự cho Pháp, đến năm 1954, Mỹ chi tới 73,9% chiến phí. Và Mỹ đã “hất cẵng” Pháp, trực tiếp “tham dự” với tư cách chủ trò và thủ vai “kép chính”… Trong Học thuyết Ai-xen-hao có nội dung cốt lõi là Hoa Kỳ "chuẩn bị sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại sự khiêu khích từ bất cứ quốc gia nào bị chủ nghĩa cộng sản quốc tế kiềm chế”. Riêng Việt Nam, Ai-xen-hao khẳng định “… là hòn đá tảng của Thế giới tự do ở Đông Nam Á. Đó là con đẻ của chúng ta. Chúng ta không thể từ bỏ nó, không thể phớt lờ những nhu cầu của nó”… Đa phần chính giới Mỹ đã đặt “vấn đề Việt Nam” vào trong luận thuyết của “chiến tranh lạnh”, “các nhà hoạch định chính sách cảnh báo rằng nếu miền Nam Việt Nam rơi vào tay chủ nghĩa Cộng sản, các nước láng giềng chắc chắn sẽ lần lượt gục ngã, lần lượt như một hàng quân cờ domino”…

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Đế quốc Mỹ đã dựng lên chính quyền bù nhìn từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu. Toàn bộ hệ thống của cái gọi là “Việt Nam Cộng Hòa” được nuôi dưỡng chủ yếu từ viện trơ của Mỹ. Đây là “những quân cờ” trên bàn cờ chiến lược của Mỹ! Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã nói: “Ông Mỹ luôn luôn đứng ra làm sân khấu, làm “kép nhất”. Vì vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”. Một nghiên cứu nước ngoài chỉ rõ: “Nếu không có sự can thiệp của Mỹ, thật khó có thể tưởng tượng rằng miền Nam Việt Nam đã ra đời hoặc nếu có thì sẽ tồn tại được bao lâu”.

Sáng ngày 8/3/1965, Tiểu đoàn 3 thuộc Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đã đổ bộ lên một bãi biển ở Đà Nẵng. Vài tiếng sau, một Tiểu đoàn khác từ căn cứ quân sự Okinawa, Nhật Bản cũng đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Quân xâm lược Mỹ chính thức hiện diện tại chiến trường Việt Nam. Sai lầm căn bản của Mỹ là ảo tưởng có thể đè bẹp chúng ta trong một thời gian ngắn. Nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, và được anh em bầu bạn khắp thế giới hết lòng giúp đỡ, Nhân dân và quân đội ta đã chiến đấu cực kỳ anh dũng và chiến thắng hết sức vẻ vang.

Sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ (ngày 5-8-1964) Đảng ta chỉ ra khả năng Mỹ sẽ đưa quân vào miền Nam để mở rộng chiến tranh. Ngay sau đó, Trung ương đã cử Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương vào làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam và Chính ủy Quân giải phóng miền Nam. Từ thực tế chiến trường ngày 17-12-1964, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã phân tích trong một bài viết rằng: “Cách đây bốn năm, khi Mỹ phát động chiến tranh chống lại nhân dân miền Nam nước ta, chắc có người yếu bóng vía đã cho rằng Mỹ nhất định thắng và sẽ thắng như trở bàn tay… Mỹ không phải là một kẻ bất khả chiến thắng. Đánh Mỹ được, thắng Mỹ được, không còn nghi ngờ gì nữa”.

Cuối năm 1965, Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị lần thứ 12 và khẳng định: “Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền phải giữ vững và nêu cao quyết tâm đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, kiên quyết chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng”. Tổng kết Hội nghị Bác “chốt” lại “... hai điểm quan trọng”. Một là “Ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; hai là “Ta nhất định thắng”. Đứng đầu Đảng Bộ Miền Nam, Tư lệnh Chiến trường Nam Bộ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh khẳng định: “Vấn đề gốc, vấn đề cơ bản của Nghị quyết Trung ương 12 là lập trường kiên quyết đánh Mỹ”…

Ngay sau khi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Bác Hồ đã căn dặn “trận đầu phải thắng”, và chỉ hai ngày sau, với lối đánh bất ngờ, dũng cảm, mưu trí, đội đã đánh thắng hai trận đầu liên tiếp ở Phai Khắt và Nà Ngần, mở đầu cho truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng ngay trận đầu của Quân Đội ta. Trên chiến trường miền Nam, phát huy truyền thống tốt đẹp nói trên: Quân và Dân ta đã đánh thắng quân xâm lược Mỹ ngay từ những trận đầu khi chúng vừa đổ bộ vào. Tiếp theo những trận thắng oanh liệt ở Núi Thành, Vạn Tường, Plây-me, Đất Cuốc, Bầu Bàng, ta lại đánh bại ba cuộc hành quân lớn của Mỹ vào miền Đông Nam bộ, đánh thắng lớn ở các chiến trường Tây Nguyên, miền Tây khu V, Đường 9, đồng bằng Nam bộ và các mục tiêu chủ yếu của địch ở các thành phố lớn. Quân dân miền Bắc tiếp tục đánh trả cuộc tiến công của Mỹ bằng không quân và hải quân, giành những thắng lợi lớn trên nhiều mặt, bảo đảm giao thông thông suốt, chi viện sức người, sức của ngày càng lớn cho miền Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán… với ta tại Hội nghị Pa-ri.

Chiến tranh cục bộ thất bại, Đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (tức là lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt), từng bước mở rộng chiến tranh sang Campuchia, Lào. Thủ đoạn xảo quyệt của Mỹ là thực hiện “chiến tranh hủy diệt” và “chiến tranh giành dân”, “chiến tranh bóp nghẹt” để làm suy yếu cuộc kháng chiến của chúng ta trên cả hai miền Nam - Bắc. Nhờ chuẩn bị tốt lực lượng, nắm đúng thời cơ, ở miền Bắc đã liên tiếp giành thắng lợi lớn trên chiến trường, nhất là cuộc tiến công chiến lược năm 1972 , nổi bật là đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng pháo đài bay B52 của Mỹ, làm thay đổi cục diện chiến trường, cục diện chiến tranh. Ở miền Nam, chúng ta khôn khéo trong đàm phán và tiến công địch, phối hợp chặt chẽ giữa “đánh và đàm”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, rút hết quân Mỹ và quân các nước chư hầu ra khỏi miền Nam, tạo điều kiện cơ bản để ta giành thắng lợi cuối cùng.

Tháng 7/1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực và đề ra các nhiệm vụ lớn cho hai miền Nam - Bắc. Nửa cuối năm 1974, cuộc chiến tranh của quân và dân ta ở miền Nam chống lại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” đã giành được thắng lợi. Ta ngày càng mạnh lên, Ngụy ngày càng suy yếu rõ rệt. Nước Mỹ lâm vào khủng hoảng nội bộ. Tháng 7/1974, Đảng ta chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, nếu thời cơ đến sẽ giải phóng miền Nam trong năm 1975.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt đầu từ ngày 04 tháng 3 bằng ba đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên; Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định kết thúc vào ngày 30/4. Qua gần 2 tháng chiến đấu với sức mạnh áp đảo về chính trị và quân sự, quân và dân ta đã giành được toàn thắng, kết thúc 21 năm trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Thắng lợi của Nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân ta rất tự hào là đã thực hiện một cách xuất sắc Di chúc thiêng liêng của Bác. Điều mong ước và lời căn dặn thiết tha nhất của Bác đã thành sự thật. Đế quốc Mỹ đã vĩnh viễn cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập, thống nhất. Đồng bào Nam - Bắc đã sum họp một nhà. Phát huy tinh thần của Chiến thắng 30/04, thế hệ hôm nay tiếp tục ra sức thực hiện ngày càng tốt chỉ dạy của Người:

“Còn non, còn nước, còn người,

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”./.

Trung Thành

FalseChính trịPhát huy vai trò, thế mạnh của phụ nữ trong các hoạt động của Quốc hộiTinĐảng Cộng sản VNPhát huy vai trò, thế mạnh của phụ nữ trong các hoạt động của Quốc hội/SiteAssets/Tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-gap-mat-nhom-nu-dai-bieu-quoc-hoi.jpg06/06/2023 8:00 SANoĐã ban hành

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn và tin tưởng rằng, các nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo đóng góp nhiều hơn nữa vào các hoạt động của đất nước và Quốc hội.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc gặp mặt.

Chiều 5/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV.

Tham dự cuộc gặp mặt có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV Nguyễn Thúy Anh, cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Báo cáo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tình hình và kết quả hoạt động của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội từ khi thành lập đến nay, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ tịch Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV Nguyễn Thúy Anh cho biết, trải qua 15 năm (15/5/2008-15/5/2023) ghi dấu ấn ở 4 nhiệm kỳ Quốc hội, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và thúc đẩy bình đẳng giới. Những đóng góp về mọi mặt của nữ đại biểu Quốc hội luôn được Đảng, Nhà nước, Quốc hội ghi nhận trong thành công chung của Quốc hội Việt Nam.

Qua các nhiệm kỳ Quốc hội, nhiều đồng chí nữ lãnh đạo, thành viên Nhóm nữ được tín nhiệm, giao các trọng trách lớn hơn, được tiếp tục tái cử đại biểu Quốc hội. Điều này ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu, sự cống hiến của các nữ đại biểu Quốc hội trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Quốc hội, góp phần thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam...

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, có 151 nữ đại biểu Quốc hội, chiếm 30,26%. Tất cả nữ đại biểu Quốc hội có trình độ đại học trở lên, trong đó có 79,5% nữ đại biểu có trình độ trên đại học; 30 đại biểu dưới 40 tuổi (chiếm 19,86%). Các nữ đại biểu Quốc hội có điều kiện hoạt động rất khác nhau, ở các cấp, các ngành, lĩnh vực, nhưng đều giữ vững phẩm chất người đại biểu nhân dân, gần gũi gắn bó với cử tri, nhiệt tình, tâm huyết trong công tác, nỗ lực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, luật pháp...

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Hình ảnh tại cuộc gặp mặt.

Tại cuộc gặp mặt, các nữ đại biểu Quốc hội bày tỏ mong muốn lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ nữ, trong đó có các nữ đại biểu Quốc hội.

Trò chuyện thân mật với Nhóm nữ đại biểu Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng và tự hào được chứng kiến sau mỗi lần gặp mặt, đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội đều có bước phát triển mới, tích cực hơn, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã khẳng định: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". Và với sự đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam, Bác Hồ đã tặng phụ nữ 8 chữ vàng "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, từ những năm tháng đầu tiên, tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, qua từng nhiệm kỳ Quốc hội, các nữ đại biểu Quốc hội luôn tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ, tài năng, tâm huyết của mình, xứng đáng là những phụ nữ ưu tú, đại biểu của nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn và tin tưởng rằng, các nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo đóng góp nhiều hơn nữa vào các hoạt động của đất nước và Quốc hội, nhất là các lĩnh vực chuyên sâu, thế mạnh của đại biểu, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển, Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, đời sống nhân dân ngày càng sung túc, tốt đẹp hơn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới đang đặt ra yêu cầu rất cao đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn hệ thống chính trị, trong đó có vai trò và trách nhiệm lớn lao của Quốc hội cũng như các đại biểu Quốc hội, trong đó có các đại biểu nữ.

Tổng Bí thư lưu ý, các nữ đại biểu Quốc hội cần tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, vẻ vang của phụ nữ Việt Nam, hết lòng, hết sức vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì cuộc sống hạnh phúc nhân dân; làm tốt hơn nữa vai trò là người đại biểu của nhân dân; phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật (trong đó có luật pháp, chính sách về bình đẳng giới), giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong hoạt động của Quốc hội.

“Mỗi nữ đại biểu Quốc hội cần không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; phát huy được thế mạnh của phụ nữ, tạo sự thuyết phục cao trong ý kiến tham gia cũng như trong các hoạt động của Quốc hội” – Tổng Bí thư nhấn mạnh và mong muốn các nữ đại biểu Quốc hội cũng cần phát huy bản lĩnh và trí tuệ, thực sự là những "bông hồng thép", những tấm gương sáng về sự đoàn kết, phấn đấu, tiến bộ, phát triển và lan tỏa, truyền cảm hứng cho phụ nữ cả nước, nhất là thế hệ trẻ.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà các nữ đại biểu Quốc hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tiếp tục đổi mới về nội dung, đa dạng hóa phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động của Quốc hội, tạo sự đồng thuận của Quốc hội trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật nói chung, trong đó có chính sách, pháp luật đối với phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới; góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách về giới; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nữ đại biểu Quốc hội.

Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam cần tiếp tục tăng cường, mở rộng các hoạt động giao lưu hữu nghị, hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là về thúc đẩy bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, đói nghèo và biến đổi khí hậu,... nâng cao hơn nữa vị thế và uy tín của nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế.

Tổng Bí thư khẳng định, Đảng và Nhà nước đã và đang tạo mọi điều kiện để các nữ đại biểu Quốc hội phát huy vai trò là người đại diện của nhân dân; bảo đảm các nguồn lực để pháp luật về bình đẳng giới được thực thi ngày càng tốt hơn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đóng góp to lớn hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì Nhân dân./.

Nguồn: ĐCSVN

FalseChính trịTiếng còi tàu trăm nămBài viếtTTCTTTTiếng còi tàu trăm năm/SiteAssets/Tieng-coi-tau.jpg05/06/2023 8:20 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- "Tiếng còi tàu âm vang trong lồng ngực/ Thôi thúc Anh đi chưa hẹn ngày về/ Trái tim nhỏ đập rung biển lớn/ Khát vọng tự do lay động loài người"1. Vào ngày 05/6/1911, tại Bến Nhà Rồng, Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh), có một chàng trai yêu nước, năm ấy 21 tuổi, anh tên là Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville bắt đầu vượt trùng dương sóng gió, đi ra nước ngoài, khảo sát tình hình, tìm tòi một con đường cứu nước kiểu mới cho dân tộc Việt Nam.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Trên chiếc tàu Amiral Latouche Tréville, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước.

Hành trang lên đường của anh chẳng có gì ngoài trái tim, khối óc, đôi bàn tay lao động và bầu máu nóng sục sôi trong anh là muốn đánh đuổi thực dân xâm lược, giải phóng đồng bào. Anh ra đi còn để trả lời câu hỏi mà Nhân dân Việt Nam lúc ấy đang đặt ra: Đánh đuổi thực dân bằng con đường nào thì thành công? Sự nghiệp nâng tầm tư tưởng của anh bắt đầu từ giờ phút thiêng liêng đó. Anh ra đi chẳng phải thay mặt cho một tổ chức, một đoàn thể nào, mà chỉ với tư cách của một người dân mất nước đi tìm con đường đúng để giành lại nước.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Chuyến đi này, Nguyễn Tất Thành bắt đầu in dấu chân của mình lên một số thuộc địa của Pháp. Khi ấy, Pháp đã có cả một hệ thống thuộc địa khổng lồ, kéo dài từ châu Á qua châu Phi đến châu Mỹ và châu Đại Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Algeria, Tunisia, Senegal, Sudan, Bờ Biển Ngà... Anh cũng đã đặt chân tới những "chính quốc" như: Pháp, Anh, Mỹ. Anh đi, đi rất nhiều, làm bất cứ việc gì để sống và để đi vì mục đích cứu nước.

Trong khi Nguyễn Ái Quốc2 đang còn phân tích tình hình và thời cuộc thì ngày 16 và 17/7/1920, báo L'Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp đăng "Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của V.I.Lênin. Thông qua Luận cương của V.I.Lênin, những vấn đề trước đó còn là những câu hỏi đối với Nguyễn Ái Quốc nay đã là đáp án đối với anh, vì nó đã giải quyết một vấn đề cơ bản là vấn đề dân tộc và thuộc địa. Ngồi một mình trong phòng, Nguyễn Ái Quốc nói to lên: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Trong tác phẩm "Con đường dẫn tôi đến Chủ nghĩa Lênin" (1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần, tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".

Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp đến năm 1923 thì sang Liên Xô tìm hiểu về Cách mạng Tháng Mười Nga và hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Với tầm nhìn chiến lược của một nhà cách mạng kết hợp với thực tiễn Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc xác định được con đường giải phóng dân tộc, đã giải bày đúng đắn vấn đề mà Người rất quan tâm. Đó là con đường giải phóng dân tộc bị áp bức, độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội, góp phần định hướng con đường cứu nước, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.

Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đứng hẳn về con đường Cách mạng Tháng Mười, về chủ nghĩa Mác-Lênin, về Quốc tế Cộng sản. Như Người đã ghi lại trong tác phẩm Đường Kách mệnh: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách mạng để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới".

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Với lập trường yêu nước đúng đắn, Người đã vạch ra chân lý sáng ngời cho dân tộc Việt Nam: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Người còn chỉ rõ: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức". Cùng với những chuyển biến trên, cách mạng Việt Nam lúc này bắt đầu có những chuyển biến mới gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng ở các nước thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa thực dân. Đến năm 1924, sau 13 năm tìm đường cứu nước, Người rời đất nước Nga Xô Viết trở về Phương Đông, Quảng Châu (Trung Quốc) gần Tổ quốc Việt Nam để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tới Quảng Châu, Người đã cùng những nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trên cơ sở cải tổ Tâm Tâm xã. Cùng với quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin tạo nên những tác động trực tiếp đến sự chuyển biến của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, Người chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930.

Ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đưa cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; chứng minh sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện.

Kỷ niệm 112 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2023), chúng ta luôn ghi nhớ về mốc son vàng của lịch sử dân tộc, có ý nghĩa trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Ngày 5/6/1911 không chỉ là sự kiện khởi đầu hành trình tìm đường cứu nước của thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành mà còn là một dấu ấn đặc biệt trong quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Đây là sự kiện mang giá trị lịch sử, thể hiện cống hiến của Người đối với công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

H.B

_____________

1- Tác giả Văn Đình Ưng.

2- Tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp.

TrueChính trịThường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hộiTinThu ThảoThường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội/SiteAssets/B%C3%AD-th%C6%B0-T%E1%BB%89nh-%E1%BB%A7y-l%C3%A0m-vi%E1%BB%87c-v%E1%BB%9Bi-Ban-C%C3%A1n-s%E1%BB%B1-%C4%90%E1%BA%A3ng-UBND-t%E1%BB%89nh-v%E1%BB%81-t%C3%ACnh-h%C3%ACnh-KTXH4.jpg01/06/2023 4:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)-​ Sáng 1/6, Thường trực Tỉnh ủy An Giang đã làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh từ năm 2022 đến nay; tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm; nhiệm vụ thời gian tới.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Quang cảnh hội nghị

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang quán triệt mục đích, yêu cầu buổi làm việc

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước trình bày báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh từ năm 2022 đến nay

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình chủ trì buổi làm việc.

Theo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh An Giang, năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 6,87%, vượt kế hoạch tỉnh đề ra (5,2%); quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt khoảng 102.720 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 53,907 triệu đồng/năm. Thực hiện đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt và 8 chỉ tiêu đạt.

Ước 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 6,95% so cùng kỳ, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước (4,9%); khu vực thương mại, dịch vụ tăng trưởng 8,8%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước (5,93%). Từ đầu năm 2023 đến nay, có 355 doanh nghiệp và 316 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động mới, với tổng vốn đăng ký mới trên 3.000 tỷ đồng; tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư 1 dự án với tổng vốn đăng ký trên 31 tỷ đồng; chấp thuận chủ trương đầu tư để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 1 dự án với tổng vốn đăng ký trên 15.250 tỷ đồng.

Về phát triển văn hóa - xã hội, năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, nhờ kiểm soát tốt dịch COVID-19, nên các hoạt động văn hóa, an sinh xã hội của tỉnh dần phục hồi và tổ chức tốt, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Quốc phòng – an ninh đảm bảo; lực lượng chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2023, 6 tháng cuối năm 2023, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh An Giang tiếp tục lãnh đạo UBND tỉnh bám sát quan điểm phát triển theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ phát triển KT-XH và thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023; Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh… Tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, vừa phục hồi và phát triển KT-XH

Song song đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tập trung thực hiện các dự án trọng tâm, trọng điểm, đầu tư xây dựng, cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông, phục vụ phát triển KT-XH với dự án trọng điểm và tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng…

THU THẢO

FalseĐưa Nghị quyết vào cuộc sốngHội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹpTinĐảng Cộng sản VNHội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp/SiteAssets/Bemac-hngnktw-1.jpg17/05/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

​(ĐCSVN) - Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương giữa nhiệm kỳ khoá XIII đã thành công tốt đẹp và bế mạc sáng 17/5. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị.

Tại Hội nghị, Trung ương đánh giá cao sự chuẩn bị và nhất trí cao với các nội dung nêu trong Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, và cho rằng, việc kiểm điểm của tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã được chuẩn bị rất nghiêm túc, chu đáo, bài bản, cầu thị và có tính tự phê bình sâu sắc; việc xem xét, cho ý kiến diễn ra trong không khí thẳng thắn, chân tình, trách nhiệm cao.

Nhìn lại nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cho rằng: Từ sau Đại hội XIII đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức mới xuất hiện, gay gắt, nặng nề hơn so với dự báo, cũng như so với cùng kỳ của một số nhiệm kỳ gần đây. Đại dịch COVID-19 kéo dài, gây hậu quả nặng nề; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột Nga - U-crai-na diễn biến phức tạp; hầu hết các chuỗi cung ứng bị đứt gãy; lạm phát tăng cao, các nước thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất dẫn đến suy giảm tăng trưởng và gia tăng rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản quốc tế; các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống; biến đổi khí hậu, thiên tai, động đất,... diễn ra với tần suất cao hơn, gây hậu quả nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, khu vực; tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu.

Ở trong nước, dưới tác động của tình hình thế giới và hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ,... kinh tế - xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, rất gay gắt, nặng nề; hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng; vừa phải tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp mới phát sinh, vừa phải xử lý các yếu kém, tồn đọng kéo dài từ nhiều năm trước để lại.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Hình ảnh tại Hội nghị.

Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch, phản động tiếp tục lợi dụng tình hình này để đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ chúng ta nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Trong bối cảnh tình hình đó, với ý chí, quyết tâm cao và tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt", Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đảng ta, Đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và đáng mừng trên nhiều lĩnh vực.

Việt Nam là một điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 2,56%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm; tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 8,02%, cao hơn nhiều so với kế hoạch 6 - 6,5%, và là mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới; tăng trưởng GDP trong quý I năm 2023 tuy chỉ đạt 3,2% so với cùng kỳ, nhưng theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, cả năm vẫn có thể đạt từ 6 đến 6,5%....

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, Ban Chấp hành Trung ương cũng nêu rõ, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại, như: Lãnh đạo, chỉ đạo công tác nắm tình hình; nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa mạnh mẽ và hiệu quả chưa cao. Lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế; tổ chức thực hiện một số chính sách phục hồi phát triển kinh tế - xã hội có lúc, có nơi còn chậm. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính, quản lý, sử dụng biên chế có mặt còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; công tác xây dựng, hoàn thiện luật pháp, chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn là vấn đề rất đáng lo ngại, diễn biến phức tạp, không thể chủ quan, lơ là. Một số đồng chí lãnh đạo cấp cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhận trách nhiệm chính trị, có vi phạm cũng phải xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Từ thực tế lãnh đạo, chỉ đạo trong nửa đầu nhiệm kỳ khoá XIII vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm về việc đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách, lề lối làm việc.

Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương cũng phân tích, dự báo tình hình thế giới, trong nước từ nay đến hết nhiệm kỳ bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cũng sẽ còn có nhiều khó khăn, thách thức lớn. Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh, tuyệt nhiên không được chủ quan, tự mãn, quá say sưa với những kết quả, thành tích đã đạt được, và cũng không quá bi quan, dao động trước những khó khăn, thách thức; mà trái lại, cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, phát huy thật tốt những kết quả, bài học kinh nghiệm đã có, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nhất là từ đầu nhiệm kỳ khoá XIII đến nay, để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức, để triển khai thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho nửa cuối của nhiệm kỳ khoá XIII.

Trung ương cho rằng cần tập trung ưu tiên triển khai thực hiện thật tốt những nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế; về phát triển văn hoá, xã hội; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; về chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng…

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Hội nghị bế mạc sau 3 ngày làm việc.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu, tổng kết lại những kết quả chủ yếu của Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này. Với những kết quả, thành tựu đã đạt được và những kinh nghiệm đã tích luỹ, rút ra được từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Tổng Bí thư tin tưởng và tha thiết mong rằng, sau Hội nghị này, với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ tiếp tục đoàn kết, phấn đấu với quyết tâm và nỗ lực cao hơn nữa; năng động, sáng tạo hơn nữa để sáng suốt nắm bắt mọi thời cơ, thuận lợi; vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức; hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho cả nhiệm kỳ khoá XIII, góp phần xây dựng Đất nước thân yêu của chúng ta ngày càng phát triển, cường thịnh; ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong đợi.

Tổng Bí thư thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân chúc toàn thể các đồng chí Uỷ viên Trung ương, các đại biểu tham dự Hội nghị và các cấp uỷ, chính quyền, đồng bào, chiến sĩ cả nước tiếp tục phát huy những thành tích, kết quả và bài học kinh nghiệm đã đạt được; khắc phục bằng được những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hoạt động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả hơn nữa, hoàn thành xuất sắc trọng trách được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin cậy giao phó./.

Hiền Hòa - Phạm Cường

Nguồn: ĐCSVN

FalseChính trịĐánh giá một cách khách quan, toàn diện thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của ĐảngTinH.TĐánh giá một cách khách quan, toàn diện thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng/SiteAssets/HN-giua-nhiemky23-mg-1305.jpg16/05/2023 8:00 SAYesĐã ban hành

​(TUAG)- Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ BCH Trung ương Đảng khoá XIII với tựa đề: "Đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ đầu nhiệm kỳ đến nay".

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị.

“Kính thưa Trung ương,

Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá của Trung ương, bắt đầu từ hôm nay Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII họp Hội nghị Trung ương bẩy (Hội nghị giữa nhiệm kỳ) để cho ý kiến về các nội dung: Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ và một số nhiệm vụ trọng tâm đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng; Lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII; và một số vấn đề quan trọng khác. Đây là một Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại, đánh giá một cách khách quan, toàn diện những kết quả, thành tựu đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chỉ ra những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; dự báo bối cảnh tình hình mới với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; để từ đó, đề ra những chủ trương, quyết sách lớn cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong nửa cuối của nhiệm kỳ khoá XIII.

Trước hết, tôi xin được thay mặt Bộ Chính trị và Ban Bí thư, nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và các đại biểu tham dự Hội nghị; xin gửi tới các đồng chí lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc tốt đẹp nhất!

Thưa các đồng chí,

Theo Quy chế làm việc, Văn phòng Trung ương Đảng đã cùng các cơ quan hữu quan tích cực chuẩn bị và sớm gửi các tài liệu của Hội nghị để các đồng chí nghiên cứu trước. Sau đây, tôi xin phát biểu một số ý kiến, có tính chất gợi mở, nêu vấn đề, mong được các đồng chí quan tâm trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, và xem xét, quyết định.

1. Về Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ và một số nhiệm vụ trọng tâm đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Các đại biểu dự Hội nghị.

Như các đồng chí đã biết, để chuẩn bị cho Hội nghị lần này, thời gian qua, Bộ Chính trị đã sát sao chỉ đạo Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương, nghiêm túc chuẩn bị dự thảo Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ và đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. Dự thảo đã được gửi xin ý kiến các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư góp ý trực tiếp vào văn bản để hoàn thiện bước đầu. Ngày 8 tháng 5 vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, tiếp tục thảo luận kỹ lưỡng và cho nhiều ý kiến chỉ đạo xác đáng để hoàn thiện Báo cáo trình Trung ương hôm nay. Nội dung của Báo cáo đã đề cập một cách khách quan, toàn diện bối cảnh tình hình thế giới, trong nước từ Đại hội XIII đến nay với những diễn biến nhanh chóng, bất thường và có nhiều khó khăn, phức tạp hơn so với dự báo cũng như so với cùng thời điểm các nhiệm kỳ trước; chỉ rõ những ưu điểm nổi bật, những hạn chế, khuyết điểm chủ yếu, và phân tích nguyên nhân, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế; xây dựng, hoàn thiện pháp luật và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo; và đặc biệt là việc đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc. Đồng thời, phân tích, dự báo tình hình thế giới và trong nước từ nay đến hết nhiệm kỳ, và đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần phải tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện trong nửa cuối của nhiệm kỳ khoá XIII.

Kính đề nghị Trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, thẳng thắn, khách quan thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung, vấn đề nêu trong Báo cáo; thể hiện rõ chính kiến của mình, đồng tình hay chưa đồng tình với những nhận xét, đánh giá của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và có những đề xuất, kiến nghị cụ thể gì đối với những nội dung, vấn đề cần phải bổ sung, làm rõ hoặc điều chỉnh, sửa đổi (nếu có). Chú ý gắn việc kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng trong bối cảnh, tình hình trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện và phức tạp, nặng nề hơn. Tập trung phân tích, làm rõ, tạo sự thống nhất cao về những ưu điểm, kết quả, thành tích đã đạt được; đồng thời thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; phân tích những nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm từ Đại hội XIII đến nay. Phân tích, dự báo một cách có cơ sở khoa học về bối cảnh, tình hình mới, những xu hướng, vấn đề lớn có thể xẩy ra trên thế giới và ở trong nước; từ đó đề xuất những chủ trương, quyết sách lớn và những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu cần phải tập trung quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong nửa cuối của nhiệm kỳ khoá XIII, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Theo Chương trình, Hội nghị diễn ra từ 15 đến 17/5/2023.

Từ đó, biểu quyết thông qua Báo cáo, làm cơ sở để Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục phát huy những ưu điểm, bài học kinh nghiệm thành công có được trong nửa đầu nhiệm kỳ khoá XIII, khẩn trương, nghiêm túc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại để hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách của mình trong nửa cuối của nhiệm kỳ này, góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Nhân đây, tôi xin nhắc lại và nhấn mạnh thêm một vài điều tôi nghĩ là cần thiết. Trong một số lần phát biểu trước đây, tôi đã mạnh dạn khẳng định: Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Những kết quả và thành tựu đạt được trong thời gian qua là sản phẩm kết tinh sự sáng tạo của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân ta. Tuy nhiên, trong dịp phát biểu bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tôi lại nhắc nhở và lưu ý rằng: "Kết quả và thành công của Đại hội là rất quan trọng, tuy nhiên đó cũng mới chỉ là bước mở đầu. Còn làm được hay không, mai kia có biến Nghị quyết thành hiện thực sinh động hay không; có làm ra của cải vật chất, mang lại giàu có và hạnh phúc cho Nhân dân hay không, đấy mới là thành công thực tế của Đại hội". Mong các đồng chí hết sức lưu tâm điều đó.

2. Về việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư khoá XIII

Đây là một trong những nội dung đổi mới rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng ta, bắt đầu được tiến hành từ nhiệm kỳ khoá XI đến nay. Mục đích là để thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn các chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng có đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ; giúp các đồng chí được lấy phiếu tín nhiệm "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và không ngừng nâng cao trách nhiệm nêu gương, trình độ, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Ngày 15/5, buổi sáng, các đại biểu làm việc tại Hội trường.

Trên cơ sở tổng kết việc lấy phiếu tín nhiệm theo các quy định của Bộ Chính trị khoá XI và khoá XII, ngày 02/02/2023, Bộ Chính trị khoá XIII đã ban hành Quy định số 96-QĐ/TW, và ngày 06/4/2023 đã ban hành Kế hoạch số 16-KH/TW "Về việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII".

Thực hiện các Quy định và Kế hoạch trên đây, các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo và gửi trình Trung ương Báo cáo kiểm điểm cá nhân của mình, trong đó tự nhận xét, đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; chỉ ra những hạn chế và giải pháp khắc phục; báo cáo giải trình các vấn đề mà cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu yêu cầu.

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính chất nhạy cảm của vấn đề, đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu kỹ các Báo cáo kiểm điểm cá nhân của từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và từ thực tế quan hệ công tác, thể hiện rõ chính kiến của mình về mức độ tín nhiệm đối với từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo đúng Quy định số 96-QĐ/TW và Kế hoạch số 16-KH/TW của Bộ Chính trị. Đặc biệt là: Bảo đảm sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung, dân chủ, tự phê bình và phê bình; nêu cao trách nhiệm, tinh thần xây dựng của các đồng chỉ Uỷ viên Trung ương Đảng trong việc xem xét, thể hiện sự tín nhiệm của mình; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII. Đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, kết quả cụ thể thực hiện chức trách được giao và uy tín của người được lấy phiếu tín nhiệm. Bảo đảm tính dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch trong việc lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Kiên quyết không để xẩy ra vi phạm hoặc lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm để gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ.

Thưa các đồng chí,

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Hội nghị giữa nhiệm kỳ sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII từ nay đến hết nhiệm kỳ.

Hội nghị Trung ương lần này là Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ, sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII từ nay đến hết nhiệm kỳ trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước đã, đang và sẽ tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo cũng như so với các nhiệm kỳ gần đây.

Đề nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy trí tuệ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến để hoàn thiện Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ và một số nhiệm vụ trọng tâm đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. Đồng thời, thể hiện chính kiến của mình về mức độ tín nhiệm đối với từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ phát triển mới.

Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí!”

TrueChính trịNâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mớiBài viếtQ.HNâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới/SiteAssets/HN-BCHTW-giua-nhiemky-23-2.jpg15/05/2023 11:00 SANoĐã ban hành

​Sáng 15/5, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng điều hành Phiên khai mạc.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: TTXVN.

Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cho ý kiến về các nội dung: Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ và một số nhiệm vụ trọng tâm đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng; lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII; và một số vấn đề quan trọng khác.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc, nhấn mạnh Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là dịp nhìn lại, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả, thành tựu đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay, chỉ ra những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; dự báo bối cảnh tình hình mới với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Từ đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra những chủ trương, quyết sách lớn cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong nửa cuối của nhiệm kỳ khóa XIII.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ảnh: TTXVN.

Nêu cao trách nhiệm, dân chủ, thẳng thắn, khách quan

Về Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ và một số nhiệm vụ trọng tâm đến hết nhiệm kỳ Đại hội khóa XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Báo cáo đã đề cập một cách khách quan, toàn diện bối cảnh tình hình thế giới, trong nước từ Đại hội XIII đến nay với những diễn biến nhanh chóng, bất thường và có nhiều khó khăn, phức tạp hơn so với dự báo cũng như so với cùng thời điểm các nhiệm kỳ trước. Báo cáo chỉ rõ những ưu điểm nổi bật, những hạn chế, khuyết điểm chủ yếu, và phân tích nguyên nhân, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế; xây dựng, hoàn thiện pháp luật và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo; đặc biệt là việc đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc. Đồng thời, phân tích, dự báo tình hình thế giới, trong nước từ nay đến hết nhiệm kỳ và đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện trong nửa cuối nhiệm kỳ khóa XIII.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, Trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, thẳng thắn, khách quan thảo luận, cho ý kiến vào toàn bộ các nội dung, vấn đề nêu trong Báo cáo; thể hiện rõ chính kiến của mình, đồng tình hay chưa đồng tình với những nhận xét, đánh giá của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và có những đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với những nội dung, vấn đề cần bổ sung, làm rõ hoặc điều chỉnh, sửa đổi (nếu có).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, chú ý gắn việc kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng trong bối cảnh, tình hình trong nước, thế giới có nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện và phức tạp, nặng nề hơn.

Trung ương cần tập trung phân tích, làm rõ, tạo sự thống nhất cao về những ưu điểm, kết quả, thành tích đã đạt được; đồng thời thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; phân tích những nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm từ Đại hội khóa XIII đến nay. Phân tích, dự báo một cách có cơ sở khoa học về bối cảnh, tình hình mới, những xu hướng, vấn đề lớn có thể xảy ra trên thế giới và trong nước. Từ đó đề xuất những chủ trương, quyết sách lớn và những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu cần tập trung quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong nửa cuối nhiệm kỳ khóa XIII, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trung ương biểu quyết thông qua Báo cáo, làm cơ sở để Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục phát huy những ưu điểm, bài học kinh nghiệm, thành công có được trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa XIII, khẩn trương, nghiêm túc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại để hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách của mình trong nửa cuối nhiệm kỳ này, góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại, với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Tổng Bí thư khẳng định, những kết quả và thành tựu đạt được trong thời gian qua là sản phẩm kết tinh sự sáng tạo của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

“Trong dịp phát biểu bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tôi lại nhắc nhở và lưu ý rằng: Kết quả và thành công của Đại hội là rất quan trọng, tuy nhiên đó cũng mới chỉ là bước mở đầu. Còn làm được hay không, có biến Nghị quyết thành hiện thực sinh động hay không; có làm ra của cải vật chất, mang lại giàu có và hạnh phúc cho nhân dân hay không, đấy mới là thành công thực tế của Đại hội”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Tăng cường niềm tin đối với Đảng

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình Hội nghị. Ảnh: TTXVN.

Về việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là một trong những nội dung đổi mới rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng ta, bắt đầu được tiến hành từ nhiệm kỳ khóa XI đến nay. Mục đích là để thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn các chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng có đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ; giúp các đồng chí được lấy phiếu tín nhiệm "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và không ngừng nâng cao trách nhiệm nêu gương, trình độ, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu kỹ các Báo cáo kiểm điểm cá nhân của từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và từ thực tế quan hệ công tác, thể hiện rõ chính kiến của mình về mức độ tín nhiệm đối với từng đồng chí theo đúng Quy định số 96-QĐ/TW và Kế hoạch số 16-KH/TW của Bộ Chính trị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, bảo đảm sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung, dân chủ, tự phê bình và phê bình; nêu cao trách nhiệm, tinh thần xây dựng của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng trong việc xem xét, thể hiện sự tín nhiệm của mình; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII. Đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, kết quả cụ thể thực hiện chức trách được giao và uy tín của người được lấy phiếu tín nhiệm. Bảo đảm tính dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch trong việc lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Kiên quyết không để xảy ra vi phạm hoặc lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm để gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy trí tuệ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến để hoàn thiện Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ và một số nhiệm vụ trọng tâm đến hết nhiệm kỳ Đại hội khóa XIII của Đảng. Đồng thời, thể hiện rõ chính kiến về mức độ tín nhiệm đối với từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ phát triển mới.

Theo TTXVN

FalseĐưa Nghị quyết vào cuộc sốngCông tác tư tưởng chính trị góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ Bài viếtTTCTTTCông tác tư tưởng chính trị góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ /SiteAssets/Chien-thang-DBP-69nam-1.jpg07/05/2023 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Cách đây 69 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã giành thắng lợi quyết định trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Thắng lợi lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ được tạo nên bởi sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố như: Kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự, ngoại giao… Trong đó, yếu tố cơ bản mang tính quyết định nhất đó là sức mạnh chính trị tinh thần Việt Nam, công tác tư tưởng chính trị đã được phát huy lên một tầm cao mới.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Trên cơ sở nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời xuất phát từ tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo, khoa học. Đó là đường lối “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Với đường lối ấy, Đảng ta đã động viên toàn dân, tập hợp các giai tầng cách mạng, các lực lượng yêu nước; đoàn kết các dân tộc; củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất,… tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả nước cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tập trung hướng vào giáo dục phương châm tác chiến của Đảng, xây dựng niềm tin chiến thắng cho cán bộ, chiến sĩ.

Trung tuần tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn về chủ trương tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 và đề ra phương châm tác chiến “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”. Nội dung chủ yếu của công tác tư tưởng chính trị được xác định là quán triệt chủ trương tác chiến trong Đông Xuân 1953 - 1954 của Bộ Chính trị. Đặc biệt, sau khi Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch thì nội dung giáo dục là tập trung quán triệt, phân tích chủ trương thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”; từ chỗ tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu đến chỗ chọn Điện Biên Phủ - nơi mạnh nhất của địch lúc đó - để tiêu diệt địch. Làm rõ những thuận lợi, khó khăn và phương pháp khắc phục; phát huy tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, liên tục chiến đấu dài ngày, dũng cảm hy sinh, quyết chiến, quyết thắng. Nhờ đó, bộ đội đã ổn định được tinh thần, tin tưởng, hăng hái thực hiện mọi nhiệm vụ cả trước, trong và sau chiến dịch.

Quá trình tác chiến, tình hình chiến đấu diễn ra rất khẩn trương, gay go, quyết liệt, nhiệm vụ chiến đấu nhiều, liên tục dài ngày trong những điều kiện gian khổ thiếu thốn về nhiều mặt; cùng với thời tiết không thuận lợi khiến trong cán bộ, chiến sĩ đã xuất hiện tâm lý hoang mang dao động, giảm sút ý chí tiến công, bi quan, hoài nghi thắng lợi,... Thời điểm ấy, Đảng ta đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng đến tất cả cán bộ, chiến sĩ nhằm đấu tranh chống tư tưởng hữu khuynh tiêu cực trong tất cả các đơn vị. Với tinh thần phê bình và tự phê bình nghiêm khắc, trung thực và thẳng thắn, cấp trên làm gương cho cấp dưới, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhau.

Song song với công tác tư tưởng chính trị là thực hiện có hiệu quả công tác cổ động chiến trường, củng cố và nâng cao ý chí quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ. Công tác tuyên truyền cổ động chiến trường được thực hiện rộng khắp qua từng tình huống chiến đấu, từng trận đánh và trong suốt toàn bộ chiến dịch. Nội dung công tác tuyên truyền cổ động tập trung vào tuyên truyền, phổ biến kịp thời những bức thư của Bác Hồ, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của Ban Chỉ huy trận địa và của đoàn thể; những thắng lợi của ta, sự nguy khốn của địch, những thành tích chiến đấu của đơn vị, tấm gương anh dũng của các cá nhân, tinh thần vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và cá nhân… Hình thức, phương pháp tuyên truyền, cổ động đa dạng, phong phú mang đậm tính quần chúng như phát huy hoạt động truyền đơn, khẩu hiệu, bảng tin, tranh cổ động… đã đem lại hiệu quả thiết thực trên khắp các chiến trường.

Nhân tố chính trị - tinh thần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được nuôi dưỡng, phát huy và nhân lên sức mạnh trên cơ sở phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đội nhân dân làm nòng cốt; là tài sản tinh thần vô giá, sức mạnh để làm nên chiến thắng. Chính điều đó đã tạo ra thế trận đánh địch rộng khắp, đảm bảo mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng, xã là một pháo đài, kết hợp chặt chẽ lực lượng vũ trang ba thứ quân với đấu tranh cách mạng của Nhân dân. Đó là nghệ thuật lãnh đạo kết hợp chiến tranh nhân dân với khoa học, nghệ thuật quân sự độc đáo và phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng; được vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo, góp phần xây dựng và phát huy tối đa mọi tiềm năng, thế mạnh, ý chí quyết tâm đánh giặc và thắng giặc của toàn dân tộc.

Nhân tố chính trị - tinh thần trong Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng góp phần minh chứng cho luận điểm của Lênin: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào trạng thái tinh thần của quần chúng…” và khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Không một quân đội nào, khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của cả dân tộc! Đó là ưu thế của những người chiến đấu vì mục tiêu chính nghĩa và lý tưởng cao cả, quyết giành độc lập dân tộc, hòa bình cho Tổ quốc trước đội quân xâm lược, phi nghĩa. Ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã được phát huy cao độ, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn, làm cho thế và lực của quân và dân ta trên chiến trường không ngừng phát triển, giành ưu thế đập tan Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - “pháo đài không thể công phá”, biến nó thành nơi chôn vùi quân Pháp xâm lược.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Nối tiếp Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân tố chính trị - tinh thần của quân và dân ta tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tạo sức mạnh to lớn để “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày nay, với những thành tựu từ công cuộc đổi mới đem lại đã góp phần củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ. Bên cạnh mặt thuận lợi, các thế lực thù địch không ngừng đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, với những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tác động tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân ta nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính vì thế, những bài học quý, nhất là bài học về công tác tư tưởng nhằm phát huy nhân tố chính trị - tinh thần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cần tiếp tục được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn làm cho mọi tầng lớp nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực góp phần giữ gìn, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.

Hòa Bình

FalseChính trịAn Giang: Những ngày tháng lịch sử không thể nào quênBài viếtTTCTTTAn Giang: Những ngày tháng lịch sử không thể nào quên/SiteAssets/Chaomung-le-30-4-2023-b.jpg29/04/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- ​Năm 1975, quân và dân An Giang cùng cả nước đập tan sự xâm lược của đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai bán nước, giải phóng quê hương, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Đó là những ngày tháng lịch sử không thể nào quên của quân và dân An Giang.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Năm 1974, để phù hợp diễn biến mới và địa bàn của cuộc kháng chiến, tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà được thành lập.

Hai tỉnh khẩn trương xây dựng kế hoạch hoạt động với tinh thần “một ngày bằng hai mươi năm”, chọn mục tiêu, củng cố và phát triển lực lượng vũ trang, phát động phong trào quần chúng tấn công ba mũi, chuẩn bị cơ sở bên trong sẵn sàng khởi nghĩa khi tình thế chín muồi...

Ngày 28/4/1975, Quân khu 9 chỉ đạo cho tỉnh Long Châu Hà đưa lực lượng vũ trang của tỉnh về giải phóng Hà Tiên là nơi yếu nhất của địch. Hành quân đến Nam Thái Sơn được tin Dương Văn Minh đầu hàng, Tỉnh ủy quyết định chia lực lượng ra làm hai: Một cánh tiếp tục tiến về Hà Tiên, cánh thứ hai quay lại Ba Thê để giải phóng Long Xuyên.

Chiều tối 30/4/1975, ta về đến Ba Thê. Ở đây, lực lượng khởi nghĩa của huyện đã kiểm soát hoàn toàn. Sáng ngày 01/5/1975, ta bao vây gọi hàng chi khu ở núi Sập, đến trưa giải phóng hoàn toàn quận lỵ Huệ Đức. Lực lượng cách mạng tiến về thị xã Long Xuyên. 18 giờ 30, giải phóng hoàn toàn thị xã.

Sau đó, bộ đội tiếp tục tiến lên Châu Thành. Chiều tối 30/4/1975, ta đánh chiếm cầu số 5, hỗ trợ lực lượng tại chỗ giành chính quyền xã Vĩnh Hanh, Cần Đăng. Sáng ngày 01/5/1975, ta đánh tan rã đám bảo an ngụy từ Tri Tôn chạy ra. Đến trưa, ta bao vây gọi hàng chi khu Châu Thành, một bộ phận địch chạy qua đồn Bình Thủy lập phòng tuyến “tử thủ”. Ta chiếm chi khu lúc l6 giờ, đưa một bộ phận xuống bao vây trại công binh Mê Linh. Chiều tối, phối hợp lực lượng từ Long Xuyên lên, ta chiếm trại Mê Linh và sáng hôm sau đánh dứt điểm địch ở đồn Bình Thủy. Tiếp đến, ta tiến lên Châu Phú. Ngày 02/5/1975, giải phóng hoàn toàn Châu Phú.

Ngày 01/5/1975, ta giải phóng hoàn toàn 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Đến trưa, ta giải phóng hoàn toàn tỉnh lỵ Châu Đốc.

Như vậy, đến chiều ngày 02/5/1975, tỉnh Long Châu Hà giải phóng hoàn toàn. Chính quyền quân quản được thiết lập, truy quét tàn quân, ổn định cuộc sống đồng bào.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Nhân dân thị xã Long Xuyên trong ngày vui đại thắng 1975

Từ ngày 28 - 30/4/1975, tỉnh Long Châu Tiền ráo riết chấn chỉnh lại lực lượng, vũ khí, đạn dược, chuẩn bị cơ sở, kế hoạch và phương án tác chiến. Trưa ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Tỉnh ủy, Tỉnh đội chỉ đạo các lực lượng triển khai theo kế hoạch đã định.

Ở Tân Châu, chiều ngày 30/4/1975, ta giải phóng xã Vĩnh Xương. Sáng 01/5/1975, tiếp tục chiếm Tân An, Vĩnh Hòa, chi khu, căn cứ hải quân Vịnh Đồn, giải phóng quận lỵ. Đến trưa, sau khi giải phóng Hồng Ngự một bộ phận của Tiểu đoàn 2 cũng qua Tân Châu. Bộ Chỉ huy chiến dịch chia bộ đội thành 3 cánh quân: Một cánh đi An Phú, hai cánh tiến về “Thánh địa Hòa Hảo” theo ngã Long Sơn và Hòa Lạc.

Ở An Phú, từ chiều ngày 30/4/1975, lực lượng huyện chia làm 3 mũi tiến về thị trấn từ phía Phú Hội, Khánh Bình, Phú Hữu. Chiều tối ngày 01/5/1975, ta vào đến thị trấn và sáng ngày 02/5/1975, tiếp quản quận lỵ, tiến hành truy quét tàn quân cặp biên giới.

Ở Phú Tân, từ trưa ngày 30/4/1975, địch lập các phòng tuyến “tử thủ”. Chiều ngày 30/4/1975 đến 02/5/1975, Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo ra thông cáo số 1 đến số 6, tự ấn định lực lượng ở một số nơi. Ta không đồng ý với yêu cầu đó. Cuối cùng, họ chấp thuận thương lượng vào sáng ngày 03/5/1975.

Chiều ngày 03/5/1975, ta tiếp thu Trung ương giáo hội, kiểm soát toàn bộ trung tâm Phú Tân. Ngày 04/5/1975, tàn quân ở Bình Thạnh Đông, Hiệp Xương, Hưng Nhơn lần lượt đầu hàng. Phú Tân được giải phóng hoàn toàn.

Tại Chợ Mới, từ sáng ngày 30/4/1975 một số tên binh, tề ngụy cấp cao và bọn phản động tụ tập tại Tây An Cổ Tự (Long Kiến) họp bàn kế hoạch giành chính quyền ở miền Tây. Đến trưa ngày 30/4/1975, chúng lập tuyến phòng thủ nhiều tầng từ rạch Cái Tàu Thượng đến rạch Ông Chưởng.

Chiều 30/4/1975, lực lượng huyện từ Mỹ An Hưng (Thạnh Hưng) về lần lượt đánh tan trận địa phòng ngự của địch ở Hội An và Hòa Bình. Ta giải phóng xã vào trưa ngày 01/5/1975. Cùng với Hội An, ở 3 xã Cù lao Giêng, cơ sở cùng đảng viên địa phương vận động quần chúng nổi dậy giải phóng xã.

Trong ngày 01/5/1975, ta tiếp tục đánh địch ở phòng tuyến kinh Cựu Hội và An Thạnh Trung, đẩy địch lui về tuyến chính ở khu vực chợ Bà Vệ và Long Điền B.

Sáng ngày 03/5/1975, ta chiếm chi khu Chợ Mới, chuẩn bị tiến về Long Kiến. Trong lúc đó, địch tiếp tục tăng cường củng cố các tuyến phòng thủ còn lại. Tàn quân ngụy và bảo an quân từ Long Xuyên, Châu Phú, Phú Tân tiếp tục chạy về Tây An Cổ Tự nâng tổng số lên trên 5.000 tên.

Chiều ngày 03/5/1975, ta lần lượt đánh chiếm tuyến Long Điền, Bà Vệ, phát loa gọi bảo an quân ra hàng. Ngày 04/5/1975, nghe lời kêu gọi của thân nhân, cả ngàn bảo an quân ra hàng tay không nhưng còn trên 3.000 tên vẫn tiếp tục “tử thủ”. Ta cho hai máy bay L.19 lên trinh sát và pháo binh bắn vào trận địa của địch, đồng thời lực lượng ta mở ba mũi tiến về Tây An Cổ Tự.

8 giờ ngày 06/5/1975, toàn bộ số quân còn lại kéo cờ trắng ra hàng. Từ ngày 6 - 10/5/1975, ta lần lượt tiếp quản các xã còn lại.

Ở vào một tình thế đặc biệt đầy khó khăn, phức tạp trong những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5/1975, nhưng Đảng bộ và quân dân tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Tiền vẫn nỗ lực vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của mình góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước./.

ĐẶNG THỊ KIM TUYẾN

FalseChính trịLênin và vấn đề dân chủBài viếtTrung ThànhLênin và vấn đề dân chủ/SiteAssets/Lenin-danchu.jpg17/04/2023 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Dân chủ là một phạm trù lịch sử, phát triển từ thấp đến cao: Từ chuyên chế phong kiến đến dân chủ tư sản rồi tiến tới dân chủ xã hội chủ nghĩa… Lênin viết: "Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước. Cho nên, cũng như mọi nhà nước, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người ta. Một mặt thì như thế. Nhưng mặt khác chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa những công dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước". Người tổng kết: "… tư tưởng cơ bản như sợi chỉ đỏ xuyên qua tất cả các tác phẩm của Mác, tư tưởng đó là: Chế độ cộng hoà dân chủ là con đường ngắn nhất đi đến chuyên chính vô sản". Người còn nhấn mạnh: "Giai cấp vô sản không thể giành được thắng lợi bằng cách nào tốt hơn là thông qua chế độ dân chủ, nghĩa là bằng cách thực hiện chế độ dân chủ triệt để và đem những yêu sách dân chủ được đề ra một cách kiên quyết nhất mà gắn liền với từng giai đoạn đấu tranh của họ".

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Chính vì thế, Lênin đã đánh giá: "Chế độ dân chủ (ý nói dân chủ tư sản) có một ý nghĩa lớn lao trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của giai cấp công nhân chống bọn tư bản. Nhưng chế độ dân chủ hoàn toàn không phải là một giới hạn không thể vượt được, nó chỉ là một giai đoạn trên con đường từ chế độ phong kiến đến chủ nghĩa tư bản và từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa cộng sản".

Không được hạ thấp tính ưu việt của nền dân chủ tư sản. Phải nhận thức đầy đủ "vai trò hết sức cách mạng của giai cấp tư sản". Nhưng nói đến dân chủ tư sản cũng cần hiểu rõ nó là: "Dân chủ cho một thiểu số rất nhỏ"; "một thứ dân chủ cắt xén, khốn khổ, giả dối"; nó "gạt bỏ người nghèo ra ngoài chính trị, không cho họ tham gia tích cực vào chế độ dân chủ"… Nhưng đây là sự "gạt bỏ" rất tinh vi. Mác từng châm biếm: "… người ta cho phép những người bị áp bức, cứ mấy năm một lần, lại được quyết định xem trong số đại biểu của giai cấp áp bức, người nào sẽ thay mặt họ và sẽ chà đạp lên họ ở nghị viện".

Hiện nay cùng với đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều "coi thường những giá trị của chủ nghĩa tư bản". Chúng ta cần phải đề phòng và kiên quyết chống thứ "giáo điều mới". Bởi nó luôn thổi phồng các giá trị của phương Tây đến mức "sùng bái"... Cần ghi nhớ nhận xét sau đây của Lênin: "Xã hội tư bản chủ nghĩa, xét trong những điều kiện phát triển thuận lợi nhất của nó, đem lại cho ta một chế độ dân chủ ít nhiều đầy đủ trong chế độ cộng hoà dân chủ. Nhưng chế độ dân chủ ấy bao giờ cũng bị bó trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa và do đó, thực ra, nó luôn luôn là một chế độ dân chủ đối với một thiểu số, vẫn chỉ là một chế độ dân chủ đối với riêng những giai cấp có của, đối với riêng bọn giàu có mà thôi. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tự do luôn luôn vẫn gần giống như tự do trong các nước cộng hòa Hy Lạp thời cổ: Một thứ tự do cho chủ nô. Những người nô lệ làm thuê ngày nay, do sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, nên bị cảnh thiếu thốn đói khổ đè nặng đến nỗi "không thiết gì đến dân chủ", "không thiết gì đến chính trị" và đến nỗi đa số nhân dân đều bị gạt ra ngoài sinh hoạt chính trị - xã hội.

Khi bàn về nền dân chủ kiểu mới gắn với chính quyền Xô-viết, Lênin chỉ rõ: "Dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của đa số; còn có gì cao hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa". "Dân chủ nói một cách cụ thể, là: (1) Bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; (2) Tự do chính trị cho mọi công dân; (3) Quyết định theo đa số của mọi công dân; (4) Quyết định bằng cách biểu quyết, đó là thực chất của dân chủ hòa bình hoặc dân chủ thuần túy v.v"...

Dân chủ mà Lênin đề cập là dân chủ trước hết cho đa số quần chúng nhân dân lao động. Quần chúng nhân dân có vai trò cực kỳ quan trọng cả trong sự nghiệp cách mạng giành chính quyền cũng như trong việc xây dựng bảo vệ chính quyền của nhân dân. Sự nghiệp cách mạng có thành công hay không, có giành và giữ được chính quyền nhà nước hay không phụ thuộc vào khả năng tập hợp, thuyết phục quần chúng nhân dân tiến hành các hành động cách mạng dưới sự lãnh đạo của đảng. Lênin khẳng định: "Chỉ có những người nào tin tưởng vào nhân dân, dấn mình vào nguồn sáng tạo sinh động của nhân dân, mới là người chiến thắng và giữ được chính quyền". Nhân dân không chỉ là lực lượng đông đảo nhất và hùng mạnh nhất, mà còn là lực lượng sáng tạo nhất quyết định sự thành công của cách mạng. Lênin xác định: "Tính sáng tạo năng động của quần chúng, đó là nhân tố cơ bản của xã hội mới". Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội không thể giành được thắng lợi nếu không có sự tham gia sáng tạo quần chúng nhân dân. Khi nói đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nói đến chính quyền thuộc về tay nhân dân, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do nhân dân làm chủ nhà nước thông qua các đại biểu của mình, Người khẳng định: "Chủ nghĩa xã hội thắng lợi nhất thiết phải thực hiện chế độ dân chủ hoàn toàn".

Hồ Chí Minh trên hành trình tìm đường cứu nước đã nhìn thấy: "Chỉ cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật". Kế thừa và phát triển những tư tưởng về dân chủ của Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm rất đặc sắc, dân chủ là: "Dân là chủ", "Dân làm chủ", "Dân là gốc", "Nước ta là nước dân chủ", "Dân chủ là cái chìa khóa vạn năng".

Khẳng định mạnh mẽ vai trò làm chủ xã hội của Nhân dân, Hồ Chí Minh nói: "Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" và quan trọng hơn, Người còn chỉ ra yêu cầu làm cho dân được hưởng quyền làm chủ trên thực tế. Từ "dân là chủ" tiến lên thành "dân làm chủ". Nghĩa là phải làm sao cho người dân có điều kiện làm chủ, biết hưởng quyền làm chủ, đồng thời biết dùng quyền làm chủ. Muốn vậy Nhân dân phải có năng lực làm chủ. Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách, pháp luật…; mặt khác, người dân phải phấn đấu, rèn luyện, phải học dân chủ, phải nâng cao trình độ hiểu biết về dân chủ, phương pháp thực hành dân chủ và bản lĩnh thực hành dân chủ.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta khẳng định: Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của Nhân dân./.

Trung Thành

FalseChính trịCuộc đời và sự nghiệp V.I.LêninBài viếtAn BìnhCuộc đời và sự nghiệp V.I.Lênin/SiteAssets/Cuoc-doi-Lenin.jpg13/04/2023 11:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của V.I.Lênin là vô cùng vĩ đại, những đóng góp của Người cho giai cấp công nhân và những người lao động bị áp bức trên toàn thế giới là đặc biệt to lớn, mang ý nghĩa thời đại sâu sắc. V.I.Lênin sinh ngày 22/4/1870 ở Simbirsk.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Từ nhỏ Ông đã bộc lộ là người có trí tuệ uyên bác, có nghị lực tự học rất cao và là người sớm đón nhận học thuyết chủ nghĩa xã hội, sớm tiếp cận chủ nghĩa Mác và phương pháp cách mạng nhân dân. Ông tốt nghiệp bậc Trung học đạt loại xuất sắc và được tuyển thẳng vào trường Đại học Tổng hợp Kazan, học khoa Luật. Tại đây, vì tham gia nhóm tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, Ông bị đuổi học và bị phát lưu đến làng Kokushino Kazan.

V.I.Lênin có nghị lực rất cao trong việc tự học, chỉ trong vòng hai năm miệt mài đèn sách, năm 1891, V.I.Lênin đã thi đỗ tất cả các môn học của chương trình 4 năm khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự do. Mùa thu 1895, V.I.Lênin thành lập ở Pêtecbua Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Pêtecbua. Cuối năm 1895, do bị tố giác, V.I.Lênin bị cảnh sát bắt. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng 02/1897, V.I.Lênin bị đi đày 3 năm ở làng Shushenkoe. Trong thời gian lưu đày, V.I.Lênin đã viết xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn khá đồ sộ: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga (1899).

Năm 1900, thời hạn lưu đày kết thúc, V.I.Lênin lại tập hợp những người Mácxít cách mạng thành lập đảng. Chính quyền Nga hoàng cấm V.I.Lênin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn, V.I.Lênin phải ra nước ngoài. Năm 1903, tại Luânđôn tiến hành Đại hội lần thứ II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. V.I.Lênin đề xuất phải xây dựng một đảng Mácxít kiểu mới có kỷ luật nghiêm mình, có khả năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng. Nhóm số đông ủng hộ V.I.Lênin gọi là những người Bônxêvich, nhóm số ít chủ trương thành lập đảng đấu tranh theo kiểu Nghị viện gọi là những người Menxêvich. Những nguyên tắc tư tưởng và tổ chức của đảng kiểu mới đã được V.I.Lênin trình bày trong cuốn Làm gì (1902) và cuốn Một bước tiến hai bước lùi (1904).

Tháng 04/1905, tại Luânđôn tiến hành Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, V.I.Lênin được bầu là Chủ tịch Đại hội. Tháng 11/1905, Ộng bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng 12/1907, Ông sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố đảng hoạt động bí mật. Trong cuốn Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908), Ông phê phán sự xét lại về mặt triết học chủ nghĩa Mác và phát triển những cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác.

Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I, V.I.Lênin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916) và những tác phẩm khác, Ông đã phát triển chính trị kinh tế học Mácxít và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, kiện toàn những vấn đề cơ bản của triết học Mácxít (Bút ký triết học).

Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở nước Nga (Tháng 7/1917), V.I.Lênin buộc phải về vùng Pazzliv để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật, Ông thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. Đầu tháng 8/1917, Đại hội lần thứ VI Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga họp bán công khai ở Pêtrôgrat, Ông tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội tiến hành và thông qua đường lối phải khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính quyền. Trong thời gian này, Ông viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang. Đầu tháng 10/1917, Ông từ Phần Lan bí mật trở về Pêtrôgrat. Ngày 23/10/1917, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của Ông đề ra được Hội nghị Uỷ ban trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thông qua.

Tối ngày 06/11/1917, V.I.Lênin đến Cung điện Smolnưi trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 07/11/1917, toàn thành phố Pêtecbua nằm trong tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 07/11/1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng, chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội các Xô Viết toàn Nga lần thứ II, V.I.Lênin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên nhân dân.

Ngày 11/3/1918, V.I.Lênin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô Viết trở về Mátxcơva. Ông đã có công lao to lớn trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nước Nga Xô Viết chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài và lực lượng phản cách mạng trong nước; trong việc lãnh đạo quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước Nga.

Ngày 30/8/1918, V.I.Lênin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau đó ít lâu sức khoẻ hồi phục. Năm 1919, Ông sáng lập Quốc tế Cộng sản. Tháng 03/1919, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, Ông được bầu là chủ tịch Uỷ ban soạn thảo Cương lĩnh Mùa xuân năm 1920, Ông viết cuốn Bệnh ấu trĩ tả khuynh của chủ nghĩa cộng sản trình bày những vấn đề chiến lược và sách lược của phong trào cộng sản.

Năm 1922, V.I.Lênin bị ốm nặng. Tháng 12/1922 đến tháng 03/1922, V.I.Lênin đọc ghi âm lại một số bài báo quan trọng như: Những trang nhật ký, Bàn về hợp tác hóa, Bàn về cách mạng của chúng ta, Thà ít mà tốt, Thư gửi Đại hội.

Ngày 21/04/1924, V.I.Lênin qua đời ở làng Gorki, gần thủ đô Mátxcơva. Sự ra đi của V.I.Lênin để lại niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân Xô viết và giai cấp vô sản trên thế giới. 54 tuổi đời, gần 30 hoạt động vì sự nghiệp cao cả, V.I.Lênin đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do của các dân tộc, vì hạnh phúc của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: "Lênin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã tạo ra những chiến sỹ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận khoa học cách mạng nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất". Những tư tưởng, lý luận quý báu của Người đã, đang được Đảng và Nhân dân ta vận dụng sáng tạo, phát triển phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam./.

An Bình

FalseChính trịAn Giang tổng kết thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủyTinNgọc HânAn Giang tổng kết thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy/SiteAssets/TU-tket-dean02-2.jpg12/04/2023 2:20 CHYesĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng ngày 12/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 18/5/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giai đoạn 2011-2022. Đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Võ Nguyên Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Quang cảnh Hội nghị

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Chủ trì Hội nghị

Hội nghị đã nghe Báo cáo tổng kết thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU, giai đoạn 2011-2022, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã phát huy vai trò của lực lượng chính trị nòng cốt giải quyết có hiệu quả nhiều vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án thường xuyên quan tâm tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nội dung của Đề án. Định kỳ hằng quý trao đổi kinh nghiệm trong vận động và phương pháp phối hợp tham gia xử lý các tình huống cho các tổ, đội viên. Trên cơ sở Kế hoạch của Ban Chỉ đạo, lực lượng chính trị nòng cốt triển khai, nhiệm vụ, phần việc cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, qua đó góp phần ổn định tình hình, Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia cùng với chính quyền địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Thời gian tới, cấp ủy tiếp tục cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Trung ương xây dựng, quản lý và phát huy vai trò lực lượng chính trị nòng cốt; tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người Nhân dân; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh;…

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Nhân dịp này, có 15 tập thể và 4 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vì có thành tích trong thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

NGỌC HÂN

TrueChính trịNâng cao chất lượng tuyên truyền trên báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh TinNgọc HânNâng cao chất lượng tuyên truyền trên báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh /SiteAssets/HN-dinhhuong-baochi-qui-1-23-1.jpg31/03/2023 1:10 CHYesĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng ngày 31/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị định hướng công tác tuyên truyền quý II/2023. Đồng chí Trần Thị Thanh Hương, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Lâm Thanh Sĩ, TUV, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì Hội nghị.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương phát biểu kết luận và định hướng tuyên truyền quý II/2023

Hội nghị đã nghe báo cáo tóm tắt tình hình dư luận xã hội và công tác tuyên truyền báo chí quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2023. Trong quý, báo chí đã tuyên truyền đậm nét kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/02/1930 - 3/02/2023). Tuyên truyền, phản ánh không khí phấn khởi, tin tưởng, thi đua yêu nước và các hoạt động đón Tết, mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão năm 2023 trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Thông tin kịp thời các hoạt động thăm hỏi của lãnh đạo tỉnh, các địa phương thăm, tặng quà Tết cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, công nhân lao động theo tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, qua đó làm lan tỏa không khí Tết ấm áp đến mọi nhà, mọi địa phương trong tỉnh.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Quang cảnh Hội nghị

Các tin, bài, phóng sự tuyên truyền nhận định tích cực về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022 đã nêu bật được hình ảnh một An Giang quyết tâm, nỗ lực, trên đà phục hồi sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư; một An Giang quan tâm chăm lo cho công tác an sinh xã hội; một An Giang khởi sắc với với nhiều triển vọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đề ra cho năm 2023 và những năm tiếp theo. Đặc biệt báo chí đã làm tốt công tác tuyên truyền cho thấy sự vào cuộc, trách nhiệm của tỉnh trong việc khẩn trương chuẩn bị các bước triển khai dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (giai đoạn 1) đoạn đi qua địa phận tỉnh An Giang, qua đó nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận của người dân trong việc phối hợp để dự án có thể khởi công đúng tiến độ.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Đại biểu tham dự họp phát biểu

Cơ chế nắm bắt, phản ánh tình hình báo chí và dư luận xã hội được thực hiện tốt, qua đó, góp phần tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; ổn định tình hình tư tưởng trong các tầng lớp nhân dân; thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển….

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Thành Sĩ phát biểu

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Hải phát biểu

Phát biểu kết luận Hội nghị, chỉ đạo định hướng tuyên truyền quý II/2023, đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá: Qúy I/2023, các cơ quan báo chí, tuyên truyền trong tỉnh đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, tạo sự đồng thuận của xã hội và niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và chế độ; thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở trong nước, trong tỉnh.

Đồng chí biểu dương nỗ lực của tất cả các cơ quan báo chí, tuyên truyền trong toàn tỉnh đã hợp sức cùng nhau làm nên kết quả trên lĩnh vực công tác tuyên truyền. Nhân Hội nghị, đồng chí gửi lời chúc mừng đến Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang với kết quả tham dự Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 41 đạt được 03 giải thưởng rất ấn tượng và đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục động viên lượng lượng báo chí đơn vị tham gia các giải báo chí của khu vực, Trung ương, thông qua các tác phẩm báo chí tham gia dự thi tiếp tục quảng bá hình ảnh, quê hương con người An Giang.

Về định hướng công tác tuyên truyền quý II/2023, đồng chí nhấn mạnh một số nội dung cần quan tâm:

Thứ nhất, đề nghị các cơ quan báo chí, tuyên truyền tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò, khai thác, động viên giúp cho lực lượng làm công tác tuyên truyền của đơn vị mình phát huy tốt năng lực, sở trường, trách nhiệm để làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng trong đội ngũ phóng viên, nhà báo, chú trọng hơn nữa công tác xây dựng Đảng, nhất là quan tâm nguyên tắc tập trung dân chủ. Phát huy tốt vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng trong các cơ quan báo chí. Quan tâm giải quyết tốt những vấn đề dư luận nảy sinh trước hết trong chính nội bộ các cơ quan báo chí và hoặc dư luận liên quan đến cơ quan báo chí.

Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, động viên đội ngũ những người làm báo có những tác phẩm ngày càng chất lượng. Đổi mới phương thức lãnh đạo và phương pháp tổ chức hoạt động để trong điều kiện khó khăn như tình hình hiện nay nỗ lực vươn lên, tăng cường công tác phối hợp triển khai nhiệm vụ một cách chủ động, thiết thực, hiệu quả.

Các cơ quan báo chí, tuyên truyền cần quan tâm suy nghĩ để có thêm những đột phá trong công tác tuyên truyền, bên cạnh đó quan tâm chất lượng các tác phẩm báo chí. Trên cơ sở định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo các cơ quan báo chí cần chỉ ra, gợi ý, khai thác lực lượng báo chí của đơn vị mình phải viết nội dung gì, thế nào để góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, cụ thể là Bảo vệ Đảng bộ tỉnh, củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân trước những diễn biến phức tạp như tình hình hiện nay, có những sản phẩm báo chí sát với nhiệm vụ chính trị, đáp ứng sự mong mỏi, kỳ vọng của lãnh đạo tỉnh.

Quan tâm nghiên cứu, triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 75-KH/TU, ngày 30/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, đối với những nội dung cụ thể định hướng tuyên truyền trong quý II/2023, cần quan tâm những vấn đề nảy sinh trên địa bàn, từ đó có hướng tuyên truyền sát với tình hình thực tế địa phương, Có hướng tuyên truyền truyền, ổn định tình hình tư tưởng trong Nhân dân, trấn an dư luận, vận động Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của Nhân dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật. Kêu gọi trách nhiệm, sự tự giác, cảnh giác của người dân cùng tham gia trách nhiệm với các ngành chức năng trong đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Thứ ba, quan tâm tuyên truyền nội dung sơ kết, đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị để góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, con người an giang. Tuyên truyền các sự kiện quan trọng quý như: Lễ công bố Nghị quyết 721/NQ-UBTVQH15, ngày 13/2/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang) và các phường thuộc thị xã Tịnh Biên; Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023); Kỷ niệm 137 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886-01/5/2023); Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) gắn với tuyên truyền kết quả 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nội dung Chuyên đề học và làm theo Bác năm 2023; Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam; Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn lần thứ 22; khởi công Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2023. Đặc biệt hướng đến kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023).

Công tuyên truyền cần nêu bật hình ảnh một An Giang giàu truyền thống lịch sử văn hóa, với nhiều mô hình hay, cách làm thiết thực, hiệu quả; một An Giang khởi động lại với nhiều dự án, đã và đang phát huy hiệu quả tích cực; một An Giang đang huy động và phục hồi sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư để tạo động lực phát triển cho năm 2023 và những năm tiếp theo./.

NGỌC HÂN

TrueĐưa Nghị quyết vào cuộc sốngThường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai chủ trì tọa đàm chuyên đề về công tác cán bộ nữTinHạnh ChâuThường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai chủ trì tọa đàm chuyên đề về công tác cán bộ nữ/SiteAssets/Toa-dam-phunu-tw-2.jpg11/03/2023 1:00 CHYesĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng 11/3, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến Tọa đàm “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới”.

Hội nghị do đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì. Tọa đàm có sự tham dự của 1.971 đại biểu dự trực tiếp và trực tuyến trên địa bàn 62 tỉnh, thành phố.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Bình đẳng giới tỉnh; Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Lê Bảo Toàn và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lê Bích Phượng chủ trì điểm cầu An Giang; cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Trưởng, Phó Trưởng ban Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Bình đẳng giới tỉnh, nữ lãnh đạo của tỉnh tham dự.

Buổi tọa đàm có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm thảo luận, tìm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cán bộ nữ theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và Chỉ thị 21-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Hội nghị được nghe Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai thông tin chuyên đề “Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới”. Đồng thời, các đại biểu thảo luận thực trạng, nguyên nhân chưa đạt các chỉ tiêu về cán bộ nữ theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị 21/CT-TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Qua đó, buổi tọa đàm đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cán bộ nữ theo yêu cầu đã đặt ra; giải pháp và kiến nghị.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Tại buổi tọa đàm, đồng chí Trương Thị Mai khẳng định, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Nhờ công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo,bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ được quan tâm cùng sự nỗ lực vươn lên của chính đội ngũ cán bộ nữ, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ không ngừng gia tăng. Nhiều cán bộ nữ được tín nhiệm giữ những trọng trách và qua thực tiễn công tác, đã khẳng định và phát huy vai trò của mình trong các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp ngày càng nhiều.

Việt Nam là quốc gia có nữ đại biểu Quốc hội chiếm tỷ lệ cao trong khu vực. Nhiệm kỳ 2021-2026 có 151/499 đại biểu Quốc hội là nữ. Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV là nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ cương vị này.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nhấn mạnh thời gian tới, trước yêu cầu, nhiệm vụ chính trị ngày càng nặng nề, khó khăn và phức tạp hơn, việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ, góp phần thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng trở nên cấp thiết.

Để thực hiện tốt công tác cán bộ nữ trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới bình đẳng trong tham gia, thụ hưởng thành quả trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Các địa phương cần chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch nguồn cán bộ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý. Cần quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ trong tổng thể chiến lược công tác cán bộ của Đảng. Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ vào sự phát triển của đất nước. Cùng với đó, cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp hội liên hiệp phụ nữ trong giai đoạn hiện nay; lựa chọn hoạt động thực sự phù hợp với điều kiện tổ chức hội và của hội viên, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao trình độ, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động chính trị - xã hội.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Cùng với đó, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu và hệ thống chính trị đối với việc thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chủ trương của Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và những mục tiêu, chương trình về bình đẳng giới. Bổ sung, thực hiện có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới sát với thực tiễn Việt Nam; có giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức, hạn chế về: Chính sách, pháp luật; tính bền vững của kết quả đạt được; tạo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ; rút ngắn khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa cán bộ nam và cán bộ nữ…

Bên cạnh đó, động viên đội ngũ cán bộ nữ phấn đấu, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất, uy tín đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. Quan tâm phát hiện, tạo nguồn, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ nữ trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị; đảm bảo đạt được mục tiêu tỷ lệ nữ, trong cấp ủy, cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, doanh nghiệp… Tăng cường sự tham gia tích cực của cán bộ nam trong thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ nữ.

H.C

TrueĐưa Nghị quyết vào cuộc sốngLan tỏa, truyền cảm hứng, tạo sự thống nhất, đồng thuận xã hội trong việc nghiên cứu, xây dựng và thực hành các hệ giá trị TinNguyễn LamLan tỏa, truyền cảm hứng, tạo sự thống nhất, đồng thuận xã hội trong việc nghiên cứu, xây dựng và thực hành các hệ giá trị /SiteAssets/HN-bcvtw-t3-1.jpg09/03/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng ngày 09/3/2023, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 3/2023 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đồng chí Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị và phát biểu định hướng tuyên truyền.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Quang cảnh điểm cầu tỉnh An Giang

Tại An Giang, chủ trì tại điểm cầu cấp tỉnh có đồng chí Lâm Thành Sĩ – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Thái Thúy Xuân - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Hội nghị còn được kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, 76 điểm cầu cấp xã (tại các huyện, thị, thành: Chợ Mới, An Phú, Phú Tân, Tân Châu, Long Xuyên), có 2.753 đại biểu tham dự.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Hội nghị được trực tuyến đến 89 điểm cầu cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh An Giang

Đại biểu tham dự hội nghị được nghe đồng chí PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương thông tin chuyên đề “Xác định và xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”. Đồng chí cho biết, kế thừa và phát triển các quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng qua các kỳ Đại hội và các Hội nghị Trung ương về lĩnh vực văn hóa trước đây, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Theo đồng chí, các giá trị cơ bản của quốc gia hiện nay có thể thống nhất với các mục tiêu mà Cương lĩnh nêu ra là xây dựng quốc gia thịnh vượng với các đặc trưng là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời nên bổ sung giá trị Hạnh phúc. Bởi vì hạnh phúc là thước đo cao nhất về sự hài lòng của người dân đối với quốc gia. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đất nước cũng luôn nhấn mạnh đến giá trị hạnh phúc của người dân. Vì vậy, có thể xác định hệ giá trị quốc gia là Hòa bình, Thống nhất, Độc lập, Dân giàu; Nước mạnh; Dân chủ; Công bằng; Văn minh; Hạnh phúc (9 thành tố). Hệ giá trị văn hóa Việt Nam được xác định là Dân tộc, Dân chủ, Nhân văn, Khoa học, Pháp quyền, Khai sáng (Khai phóng). Hệ giá trị con người Việt Nam, đề xuất 9 giá trị: Yêu nước, Đoàn kết, Dũng cảm, Sáng tạo, Tự cường, Nghĩa tình, Trung thực, Trách nhiệm, Kỷ cương…

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Hội nghị nghe Thượng tướng, PGS.TS. Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo chuyên đề

Hội nghị còn được nghe đồng chí Thượng tướng, PGS.TS. Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thông tin chuyên đề: “Những kết quả nổi bật của công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng thời gian gần đây; định hướng thời gian tới”. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh, những năm qua, việc triển khai công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, với nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả; là một trong những trụ cột đóng góp quan trọng vào thành công chung của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước, Quân đội trên trường quốc tế, góp phần quan trọng xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Hợp tác quốc phòng trên cả bình diện song phương và đa phương đạt hiệu quả tích cực, tạo sự tin cậy chiến lược với các đối tác, cân bằng quan hệ với các nước lớn; thúc đẩy xu thế hòa bình, ngăn ngừa nguy cơ xung đột trong khu vực; gắn kết chặt chẽ đối ngoại quốc phòng với các lĩnh vực ngoại giao chính trị, kinh tế, đối ngoại an ninh, gìn giữ hòa bình, khắc phục hậu quả chiến tranh.

Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đã ngày càng khẳng định vừa là kênh ngoại giao quốc phòng, hợp tác quốc phòng hữu hiệu, một phương thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình, vừa là kênh hợp tác để thu hút nguồn lực xây dựng, tăng khả năng phòng thủ đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Phát biểu chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền miệng thời gian tới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy yêu cầu Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ báo cáo viên các cấp và tuyên truyền viên cơ sở tập trung tuyên truyền bám sát hai nội dung mà báo cáo viên cung cấp tại hội nghị, đồng thời khẳng định Việt Nam kiên định thực hiện nguyên tắc “bốn không” trong đối ngoại quốc phòng thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong duy trì và giữ gìn môi trường hòa bình; đồng thời là đóng góp tích cực, trách nhiệm của Việt Nam vào hòa bình, ổn định chung của khu vực và trên thế giới.

Đồng thời, các tổ chức đảng và hệ thống chính trị các cấp, các ngành, đội ngũ trí, thức văn nghệ sĩ, các đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các cơ quan thông tin đại chúng chủ động, tích cực khẳng định, lan tỏa, truyền cảm hứng, tạo ra sự thống nhất, sự đồng thuận xã hội trong việc nghiên cứu, xây dựng và thực hành các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Về tuyên truyền tình hình kinh tế - xã hội: Đẩy mạnh tuyên truyền khẳng định thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Tuyên truyền giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế, thu hút thương mại, đầu tư của các địa phương. Tuyên truyền việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nêu bật việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân được chuẩn bị kỹ lưỡng, tiến hành sâu rộng, phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng và tạo sự đồng thuận trong nhân dân về việc hoàn thiện dự thảo Luật; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức và toàn dân đối với Luật Đất đai và thi hành Luật Đất đai.

Tiếp tục tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943 - 2023), và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng như: Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch); kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Chu Huy Mân (17/3/1913 - 17/3/2023), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam; kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023)...

Nguyễn Lam

FalseĐưa Nghị quyết vào cuộc sốngĐồng chí Trương Thị Mai giữ chức Thường trực Ban Bí thư khoá XIII TinAdminĐồng chí Trương Thị Mai giữ chức Thường trực Ban Bí thư khoá XIII /SiteAssets/ttmai-ttbbt.jpg06/03/2023 5:05 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Chiều ngày 06/3/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp để xem xét về công tác cán bộ.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Bộ Chính trị quyết định như sau:

1. Đồng ý đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Thường trực Ban Bí thư khóa XIII thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư.

2. Phân công đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

FalseChính trịTăng cường xây dựng “Thế trận lòng dân” góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới của Tổ quốcBài viếtTTCTTTTăng cường xây dựng “Thế trận lòng dân” góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới của Tổ quốc/SiteAssets/B%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ch%C3%A2n%20gi%E1%BB%AF%20%C4%91%E1%BA%A5t.jpg03/03/2023 8:00 SAYesĐã ban hành

​(TUAG)- Được thành lập vào ngày 17/6/1976, trải qua gần 47 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng. Dù ở mặt trận nào cán bộ, chiến sĩ BĐBP An Giang cũng nêu cao tinh thần, ý thức tự lực, tự cường, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, quyết tâm bảo vệ biên cương bờ cõi, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới của Tổ quốc.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Bước chân giữ đất. Ảnh: Nguyễn Hảo.

Bước vào thời kỳ đổi mới, BĐBP tỉnh An Giang xác định: Công cuộc xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân, “thế trận lòng dân” vững chắc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Để tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức và thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy:“Đoàn kết, cảnh giác, liêm chính, kiệm cần, hoàn thành nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, dũng cảm trước địch, vì nước quên thân, trung thành với Đảng, tận tụy với dân”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đã quán triệt, vận dụng linh hoạt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, thực hiện “03 cùng, 04 bám”, xác định “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”.

Để giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên khu vực biên giới, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đồn biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Luật Biên phòng Việt Nam và các Đề án xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới. Ban hành nghị quyết lãnh đạo thực hiện kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh.

Theo đó, nhiều mô hình quần chúng tham gia xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới đã được triển khai hiệu quả như: “Tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới”, “Tổ phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, mốc quốc giới”, “Tổ tự quản an ninh trật tự khóm, ấp biên giới”... thường xuyên duy trì hoạt động. Hiện nay, có 98 tổ tự quản đường biên, cột mốc ở 73 khóm, ấp biên giới; 915/915 hộ dân có đất sản xuất sát biên giới đăng ký tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền trên phần đất họ đang canh tác; có 51 tập thể, 1.287 hộ gia đình, 1.588 cá nhân đăng ký tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Qua đó, Nhân dân đã cung cấp cho BĐBP nhiều tin tức có giá trị phục vụ cho công tác chỉ huy, chỉ đạo.

Trong lĩnh vực bảo vệ an ninh biên giới: BĐBP tỉnh đã xác lập và đấu tranh thành công nhiều chuyên án xâm phạm an ninh quốc gia, bắt 30 đối tượng phản động lưu vong, thu thập hàng ngàn tài liệu có liên quan đến hoạt động của các tổ chức phản động; bắt gần 500 vụ mua, bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vàng, ngoại tệ, ma túy; mua bán người; xuất, nhập cảnh trái phép; hơn 1.500 vụ buôn lậu, gian lận thương mại...trị giá hàng hóa trên 160 tỉ đồng.

Riêng trong năm 2022, đơn vị đã độc lập bắt 11 vụ/09 đối tượng vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới. Độc lập bắt, xử lý 95 vụ/29 đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại... trị giá hàng hóa 4,938 tỉ đồng. Phối hợp bắt 128 vụ/116 đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại; trị giá hàng hóa khoảng 14,138 tỉ đồng. Độc lập bắt, xử lý 1.104 vụ/1.710 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép.

Nhiều mô hình tiêu biểu được triển khai đạt hiệu quả như: Phối hợp với các địa phương mở 56 lớp xóa mù chữ, 71 lớp giáo dục phổ cập tiểu học do CBCS trực tiếp đứng lớp, có hơn 4.200 học sinh tham gia; tham gia đắp đê chống lũ, thu hoạch mùa màng, sửa chữa, xây dựng lộ giao thông nông thôn. Phối hợp và trực tiếp cất tặng trên 640 “Mái ấm Biên cương” cho người nghèo nơi biên giới; hỗ trợ hàng trăm tấn gạo cho người dân vào mùa lũ, mùa dịch COVID-19; khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho hàng trăm nghìn lượt người; nâng bước 62 em đến trường, 06 con nuôi Đồn Biên phòng, Mẹ đỡ đầu cho 01 cháu do Hội phụ nữ BĐBP tỉnh thực hiện và nhiều nghĩa cử cao đẹp khác… được người dân mến tặng những danh hiệu hết sức cao quý “Chiến sỹ quân hàm xanh”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Thầy thuốc quân hàm xanh”…

Bên cạnh đó, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác Đối ngoại biên phòng; vận động Nhân dân thực hiện tốt công tác ngoại giao nhân dân. Tiếp tục củng cố, phát huy mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với chính quyền, các lực lượng Campuchia ở phía đối diện. Duy trì chế độ họp đối ngoại theo định kỳ và đột xuất; cùng lực lượng đối diện tuần tra song phương;… Ngoài ra, tham mưu UBND tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, biên giới giúp đỡ các lực lượng vũ trang Campuchia xây dựng, sửa chữa doanh trại, phục vụ bầu cử các cấp; tổ chức hơn 120 đoàn y, bác sĩ sang khám bệnh và cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân 02 tỉnh TaKeo, Kandal; tổ chức các đoàn sang thăm, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao; hỗ trợ 23 học sinh nghèo Campuchia ở phía đối diện, với định mức 500.000 đồng/01 em/01 tháng… tổng trị giá hàng trăm tỉ đồng.

Tổ chức ký kết nghĩa 11 Đồn Biên phòng với các Đại đội Biên phòng Campuchia phía đối diện và ký kết nghĩa 05 cặp cụm dân cư hai bên biên giới. Đến nay, hai bên đã xác định và xây dựng xong 35/46 mốc chính; phân giới được 75,828/96 km đường biên giới. Các vụ việc liên quan đều được hai bên phối hợp giải quyết, xử lý dứt điểm.

Thời gian tới, trước yêu cầu cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tình hình an ninh trên khu vực biên giới của tỉnh được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; hoạt động của các loại tội phạm ma túy, vũ khí, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, xuất nhập cảnh trái phép… đặt ra yêu cầu, ngày càng cao đối với công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện, đồng bộ các mặt công tác; trong đó, đặc biệt là xây dựng nền Biên phòng toàn dân và “thế trận lòng dân” vững chắc, nhằm giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần xây dựng và vun đắp tuyến biên giới An Giang và 2 tỉnh Takeo, Kandal (Campuchia) luôn hòa bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển bền vững./.

BĐBPAG

TrueĐưa Nghị quyết vào cuộc sốngTrung tướng Đồng Sỹ Nguyên: “Cánh chim đại bàng của Trường Sơn”Bài viếtNgọc HânTrung tướng Đồng Sỹ Nguyên: “Cánh chim đại bàng của Trường Sơn”/SiteAssets/Trung-tuong-DongsiNguyen.jpg01/03/2023 8:00 SAYesĐã ban hành

​(TUAG)- Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, sinh ngày 01/3/1923 (tên khai sinh là Nguyễn Hữu Vũ, bí danh Nguyễn Văn Đồng), sinh ra, lớn lên tại xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - quê hương của truyền thống đấu tranh cách mạng chống thực dân, đế quốc xâm lược; tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Cuộc đời và sự nghiệp của Trung tướng đã gắn liền với cuộc đấu tranh của Nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà mảnh đất dụng võ của đồng chí là dãy Trường Sơn trùng điệp nối liền biên giới ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Trên dãy Trường Sơn này đồng chí đã lãnh đạo, chỉ huy bộ đội và thanh niên xung phong lập nên một tuyến đường vận tải quân sự Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, được ví như “Cánh chim đại bàng của Trường Sơn”.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên thị sát trên đèo Phu La Nhích - đường 20 Quyết Thắng, tỉnh Quảng Bình, năm 1972 (Ảnh tư liệu)

Con người của sự lựa chọn lịch sử gắn liền với Trường Sơn

Xuất thân từ một gia đình trung lưu. Lớn lên trong truyền thống yêu nước của gia đình và địa phương, 12 tuổi Đồng Sỹ Nguyên bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng dưới sự dẫn dắt của cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương; mới 15 tuổi đã gia nhập, trở thành đảng viên trẻ tuổi nhất của Đảng; 17 tuổi được cử làm Bí thư chi bộ xã Trung Thôn; sau theo học trung học và trở thành Bí thư chi bộ trường Saint Marie (Đồng Hới). Tại đây, đồng chí bị thực dân Pháp truy nã và phải chuyển vào hoạt động bí mật ở Lào và Thái Lan, tham gia gây dựng cơ sở trong phong trào Việt kiều yêu nước.

Năm 1944, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên bí mật trở về nước hoạt động, được phân công phụ trách Phủ ủy Quảng Trạch, chủ nhiệm báo Hồng Lạc, xây dựng chiến khu Trung Thuần, huấn luyện quân sự, tham gia Cách mạng tháng Tám. Cách mạng thành công, đồng chí được bầu làm Chủ nhiệm Việt Minh, kiêm Chỉ huy trưởng bộ đội Quảng Bình. Năm 1946, đồng chí được bầu và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí giữ nhiều cương vị khác nhau, nhưng phần nhiều là lãnh đạo, chỉ huy quân sự tại Quảng Bình; đặc biệt là làm biệt phái viên của Tổng cục Chính trị tham gia Bộ tư lệnh cánh phối hợp Trung Hạ Lào trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí được phụ trách Cục Động viên dân quân, rồi được cử sang Trung Quốc học Trường Cao cấp Quân sự Bắc Kinh, chuyên sâu về vận tải quân sự. Năm 1964, đồng chí về nước và được đề bạt giữ chức vụ Tổng tham mưu phó một thời gian, sau đó liên tục được điều động về làm Chính ủy, sau là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Trung - Hạ Lào…

Như vậy, trước khi được cử làm Tư lệnh Đoàn 559, hầu như tuổi trẻ và sự nghiệp chiến binh của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đều gắn chặt với dải Trường Sơn đại ngàn, nơi ông rất thân thuộc và hiểu biết thấu đáo về “nhân hòa, địa lợi”. Bổ nhiệm đồng chí làm Tư lệnh Đoàn 559 là Đảng, Nhà nước và Quân đội đã sáng suốt lựa chọn được người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị có lý luận quân sự vững chắc, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đã được rèn luyện, thử thách trên nhiều cương vị công tác cách mạng của Đảng.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên đến thăm bộ đội Trường Sơn (Ảnh tư liệu)

Lịch sử mãi khắc ghi “Cánh chim đại bàng của Trường Sơn”

Tên tuổi của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên gắn liền với chiến trường Trường Sơn huyền thoại, với những chiến thắng lịch sử, chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Thiếu tướng Võ Sở, người thuộc quyền của Trung tướng, nguyên Trưởng phòng Tổ chức, Chính ủy Binh trạm, Phó Chủ nhiệm chính trị Đoàn 559, sau này là Chính ủy Binh đoàn 12 (nay là Binh đoàn Trường Sơn), Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam đánh giá, trong số các Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn thì tướng Đồng Sỹ Nguyên là người để lại dấu ấn đậm nét nhất khi lập nên kỳ tích tổ chức thế trận giao thông liên hoàn. Ông cũng là người “giăng lưới lửa trên đỉnh Trường Sơn”, “kiến trúc sư hệ thống đường hầm màu lam”. Ông Nguyên là người đề xuất xây dựng binh chủng hợp thành ở Trường Sơn và cùng hàng trăm nghìn chiến sĩ Trường Sơn tạo trận đồ bát quái, cơ động, thần tốc đưa các quân đoàn chủ lực từ Bắc vào giải phóng miền Nam.

Lúc đương thời, nhận xét về đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từng ghi nhận: “Đồng chí đã có công lao lớn trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt, đồng chí có công lớn đối với con đường chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, người được ví như “Cánh chim đại bàng của Trường Sơn”, đã có đóng góp đặc biệt to lớn trong suốt quá trình xây dựng, duy trì thông suốt đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, trực tiếp chỉ đạo các lực lượng quân đội, thanh niên xung phong “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” hình thành nên tuyến đường huyết mạch, chiến lược để vận chuyển cán bộ, chiến sĩ, quân lương, đạn dược từ hậu phương miền Bắc chi viện cho các mặt trận phía Nam.

Trên các trọng trách được giao sau ngày đất nước thống nhất, đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên luôn thể hiện tinh thần quyết liệt, sâu sát thực tiễn, không ngừng học tập, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong chỉ đạo điều hành, khẳng định vai trò của nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đồng chí đã cùng với tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước có nhiều quyết sách quan trọng, góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Đồng chí tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ và để lại những dấu ấn đậm nét trong các lĩnh vực được phân công quản lý, điều hành, trong đó có nhiều đóng góp trong tham mưu hoạch định các chủ trương, chính sách về xây dựng, phát triển các ngành, cũng như trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng nhiều công trình giao thông, thủy điện, thủy lợi, các công trình công nghiệp, dân dụng trọng điểm của quốc gia...Đồng chí là một trong những người đề xuất ý tưởng xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh nối liền đất nước trên nền của tuyến đường mòn Trường Sơn huyền thoại.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên luôn thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; sự quyết đoán, gan dạ, mưu trí, thao lược của người lãnh đạo, người chỉ huy. Cán bộ, chiến sĩ quân đội, lực lượng thanh niên xung phong năm xưa và ngày này, luôn ghi nhớ và mãi tự hào về một vị chỉ huy dũng cảm, một tư lệnh chiến trường tài năng xuất chúng nhưng rất bình dị, gần gũi, gắn với Trường Sơn - một kỳ tích của quân và dân ta.

Với những cống hiến, công lao to lớn, thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng nhất, Huy hiệu 80 tuổi Đảng và nhiều Huân chương, Huy chương, phần thưởng cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đồng Sỹ Nguyên (01/3/1923 - 01/3/2023) là dịp để chúng ta ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và tôn vinh những công lao, cống hiến không mệt mỏi suốt đời vì dân, vì nước. Đồng thời giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Khích lệ, cổ vũ các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ noi gương Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và các đồng chí lãnh đạo cách mạng tiêu biểu, ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến sức lực, trí tuệ, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, văn minh./.

NGỌC HÂN

TrueChính trị“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”Bài viếtNgọc Hân“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”/SiteAssets/Dang-vien-ditruoc-1.jpg21/02/2023 1:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tỉnh ủy An Giang đã xác định nội dung đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW cho cả khóa chính là sự nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp với mục đích làm cho toàn Đảng bộ và Nhân trong tỉnh nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và lan tỏa ra toàn xã hội. Ở một khía cạnh trong việc phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhằm tăng thêm nguồn lực chăm lo an sinh xã hội đã phát huy hiệu quả, từ sự nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đã khích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân cùng chung tay chăm lo cho công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

Trao hoa và thư cảm ơn các đơn vị ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2022 và “Cây mùa Xuân” Tết Quý Mão 2023

"Đảng viên đi trước"

Trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, hàng năm chưa thể tự cân đối, vẫn phải dựa vào trợ cấp ngân sách từ Trung ương, vì vậy nguồn lực từ ngân sách đầu tư, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân còn nhiều hạn chế. Để giải quyết bài toán đó, tỉnh xác định cần phải có giải pháp huy động mọi nguồn lực trong xã hội, chung tay làm tốt mảng công tác quan trọng này. Để có thể huy động toàn xã hội, cán bộ, đảng viên phải là những người nêu gương bằng việc làm cụ thể, thiết thực.

Và Kế hoạch số 27-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phát động đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thực hành tiết kiệm góp phần chăm lo an sinh xã hội chính thức được ban hành vào ngày 05/5/2017. Ngay sau khi Kế hoạch số 27-KH/TU được ban hành, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh đã nhanh chóng triển khai và tạo thành đợt phát động rộng lớn. Tùy theo khả năng, điều kiện, cấp ủy các cấp vận động đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thực hành tiết kiệm để tham gia, theo hình thức đóng góp tự nguyện, mức vận động mỗi người đóng góp ít nhất 1.000đ/ngày. Trong thực hiện, các đồng chí cấp ủy viên và lãnh đạo các địa phương, đơn vị luôn thể hiện tính tiên phong, gương mẫu, tự nguyện tham gia đóng góp ở mức cao hơn, từ 500.000 đồng – 2.000.000 đồng/người/năm. Thống kê giai đoạn 5 năm (từ khi kế hoạch ban hành đến năm 2021, tổng số tiền tiếp nhận từ nguồn tiết kiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức các đến ngày 15/11/2021 được 99.087.766.515 đồng).

Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng tặng quà Tết cho người nghèo (nguồn ảnh: AGO)

Hàng năm, số tiền thu được từ nguồn tiết kiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được điều tiết cho các quỹ an sinh xã hội như: Quỹ "Xã hội công đoàn" chăm lo cho đối tượng đoàn viên công đoàn gặp khó khăn; Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" chăm lo cho các đối tượng chính sách, thương binh liệt sỹ, gia đình có công… Quỹ Khuyến học "Tôn Đức Thắng" chăm lo cho công tác khuyến học, khuyến tài và Quỹ "Vì người nghèo" chăm lo cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ.

Có thể nói Kế hoạch số 27-KH/TU đã tạo nên hiệu ứng hết sức tích cực, góp phần lan tỏa mạnh mẽ công tác an sinh xã hội trên địa bàn, trở thành động lực to lớn thúc đẩy, hiệu triệu và kết nối các nguồn lực từ xã hội, chung tay chăm lo công tác an sinh xã hội, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ trên địa bàn. Động viên khích lệ tinh thần tương thân, tương ái, nhân lên nét văn hóa rất đặc trưng của con người miền Tây nói chung, An Giang nói riêng: Phóng khoáng, hào hiệp, thủy chung, nghĩa tình.

"Làng nước theo sau"

Từ sự nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn đã khích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng chung tay tích cực chăm lo cho công tác an sinh xã hội. Để rồi nhắc đến quê hương An Giang, sẽ nhắc đến vùng đất nghĩa tình với rất nhiều mô hình thiện nguyện nổi bật như: Mô hình mua xe chuyển bệnh nhân bằng hình thức xã hội hóa (đến nay, toàn tỉnh hiện có trên 200 xe chuyển bệnh từ thiện); rồi những mô hình bếp ăn không đồng, gian hàng không đồng được duy trì hoạt động thường xuyên tại các địa phương với phương châm ai thừa đến cho, ai thiếu đến nhận; các bếp ăn từ thiện tại các bệnh viện phục vụ những suất ăn miễn phí cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi không may ốm đau; vào các ngày lễ tết hay rằm lớn, các tổ chức nấu ăn miễn phí, phát rau củ quả và gạo cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Xe chuyển bệnh miễn phí ở Châu Phú (nguồn ảnh: TGAG)

Ngoài lo cho cái ăn, cái mặc cho những người có hoàn cảnh khó khăn, nhiều tổ chức, cá nhân còn tổ chức các mô hình "Tổ cất nhà từ thiện", "Tổ đổ cột bê-tông, cất nhà Đại đoàn kết" hoạt động tích cực và phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần hỗ trợ hộ nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở. Rồi những người nông dân chân chất, mộc mạc, một nắng hai sương trên ruộng đồng, dù cuộc sống chưa hết khó khăn nhưng vẫn sẵn sàng hiến đi phần đất đai sinh kế của bản thân, gia đình để làm đường, cất trường học, bệnh viện;…

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Bếp ăn từ thiện ở bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Đây cũng chỉ là một vài mô hình trong hàng trăm, hàng ngàn những việc tốt người tốt trên địa bàn. Những người dân đủ mọi thành phần lứa tuổi vẫn âm thầm, tự nguyện gom góp tiền của làm từ thiện xã hội, góp phần vào công tác an sinh xã hội trên địa bàn…

Những "quả ngọt" từ việc học và làm theo Bác tiêu biểu trên cho thấy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đã thấm sâu lan tỏa mạnh mẽ như những hành động tự nhiên trong cuộc sống thường nhật hằng ngày. Kết quả đó đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong nếp sống, cách nghĩ, hành động, nghĩa cử cao đẹp của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn góp phần tạo điều kiện để kinh tế - xã hội tỉnh phát triển. Minh chứng rõ nét cho điều này chính là kết quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh những năm qua: Đầu năm 2016 trên địa bàn tỉnh có 45.789 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,45% thì đến cuối năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh giảm bình quân 1-1,2%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt 53,179 triệu đồng. đây là một trong những thành tích rất đáng tự hào.

Những kết quả trên cũng cho thấy, học Bác chẳng việc gì đâu xa, mà là cố gắng hoàn thành nhiệm vụ chính trị, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Muốn huy động được sự chung tay của toàn xã hội, trước hết từ cấp ủy, cán bộ, đảng viên phải đi trước làm gương. Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên không phải hô khẩu hiệu chung chung, mà phải được thể hiện bằng hành động, việc làm cụ thể. 1.000 đồng/ 1 ngày/1 cán bộ, đảng viên nghe qua không phải quá lớn, nhưng 1.000 đồng này thể hiện sự nêu gương của cán bộ, đảng viên góp phần chăm lo cho an sinh xã hội và việc làm này được thực hiện lâu dài chứ không phải một ngày, một bữa, phong trào của một thời điểm. Tất cả đã tạo nên nét đẹp văn hóa quê hương, con người An Giang./.

NGỌC HÂN

FalseĐưa Nghị quyết vào cuộc sốngViệc sử dụng Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt NamTinAdminViệc sử dụng Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam/SiteAssets/Quy-dinh-Dang-ky-vn-1.jpg14/02/2023 9:15 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Trước thực trạng một số cơ quan, đơn vị sử dụng mẫu Đảng kỳ và biểu tượng “Búa - Liềm” Đảng Cộng sản Việt Nam không đúng, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành hướng dẫn chi tiết về kích thước, hình dáng, biểu tượng “Búa - Liềm”. Cụ thể là Công văn số 4789-CV/BTGTW, ngày 09/02/2023 về việc sử dụng Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo đó, Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định, thời gian vừa qua, có một số cơ quan, địa phương, đơn vị sử dụng mẫu Đảng kỳ và biểu tượng “Búa - Liềm” Đảng Cộng sản Việt Nam không đúng trong trang trí hội trường, cơ quan, tuyên truyền cổ động trực quan trên đường phố, chương trình văn hóa, văn nghệ, làm logo, biểu tượng tại các sự kiện.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Quy cách Đảng kỳ theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương

Để khắc phục tình trạng trên, Ban Tuyên giáo Trung ương đã trình Ban Bí thư dự thảo Quy định về sử dụng Đảng kỳ và hình ảnh Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam; trong khi chờ Quy định của Ban Bí thư, đề nghị các cơ quan, đơn vị lưu ý một số nội dung sau:

Sử dụng Đảng kỳ và hình ảnh Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam, biểu tượng “Búa - Liềm” theo quy cách sau đây:

- Hình dáng, kích thước: Đảng kỳ hình chữ nhật, ở giữa có biểu tượng “Búa - Liềm”, kích thước chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, tùy vào quy mô, tính chất sự kiện và mục đích sử dụng để lựa chọn kích thước cho phù hợp bảo đảm đúng tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng.

- Biểu tượng “Búa - Liềm” (Đảng huy): “Búa” và “Liềm” đặt vuông góc với nhau (không có nét chồng tại chỗ giao nhau giữa “Búa” và “Liềm”). Đường kính của “Búa - Liềm” bằng 4/10 chiều ngang lá cờ; “Búa - Liềm” đặt ở trung tâm của lá cờ. Hình “Búa” đặt chếch lên 45 độ so với chiều ngang lá cờ; cán “Búa” và cán “Liềm” hình chữ nhật; mặt trên cùng đầu “Búa” tạo thành đường thẳng với đỉnh nhọn lưỡi “Liềm”; điểm giao giữa cán “Búa” và đầu “Búa” tạo thành đường thẳng với mặt trên cán “Liềm”; điểm dưới cùng của cán “Búa” tạo thành đường thẳng ngang với điểm dưới cùng của cán “Liềm”.

- Màu sắc: Nền cờ màu đỏ tươi (như màu của Quốc kỳ); biểu tượng Búa - Liềm màu vàng tươi (như màu ngôi sao vàng 5 cánh của Quốc kỳ).

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Chia ô Đảng kỳ (Chấm “xanh” là tâm Búa Liềm)

Chi tiết hình dáng, kích thước lá cờ và biểu tượng Búa - Liềm theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Ban Tuyên giáo Trung ương cũng yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, giám sát, kiểm duyệt kỹ việc sử dụng Đảng kỳ và hình ảnh Đảng kỳ tại các cấp, các ngành; trên báo chí, Internet, mạng xã hội, trong công tác thông tin tuyên truyền cổ động và các hoạt động chính trị, văn hóa.

Đồng thời kịp thời thu hồi, thay thế Đảng kỳ không đúng quy cách, bị hỏng, bạc màu, nhất là ở những nơi công cộng, khu trung tâm; gỡ bỏ và xử lý nghiêm các hành vi sử dụng, đăng tải, chia sẻ hình ảnh xuyên tạc, bóp méo, xúc phạm Đảng kỳ trên Internet, mạng xã hội.

BBT

FalseChính trị55 năm nhìn lại phong trào thanh niên góp phần thắng lợi chiến dịch Mậu Thân năm 1968Bài viết55 năm nhìn lại phong trào thanh niên góp phần thắng lợi chiến dịch Mậu Thân năm 1968/SiteAssets/Tet-mau-than-1.jpg08/02/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Trong bối cảnh lịch sử những năm 60 của thế kỷ XX, đất nước ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: vừa làm nhiệm vụ chiến đấu chống Mỹ - ngụy ở miền Nam, vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương lớn cho chiến trường miền Nam đánh đế quốc Mỹ. Đầu năm 1965, chiến lược "chiến tranh đặc biệt" bị phá sản, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ", ồ ạt đưa quân Mỹ vào tham chiến ở quy mô lớn ở miền Nam, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Tham vọng của đế quốc Mỹ trong chiến lược "chiến tranh cục bộ" là đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng từ 25 đến 30 tháng, với kế hoạch ba giai đoạn, hai cuộc phản công chiến lược, mà giai đoạn ba dự tính là hoàn thành việc tiêu diệt khối chủ lực của ta, tiếp tục bình định miền Nam, rút quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ về nước vào cuối năm 1967.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Tại hội nghị chính trị đặt biệt (3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào miền Bắc ra sức thi đua lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, tích cực ủng hộ đồng bào miền Nam ruột thịt. Tại hội nghị, Người đã phát động phong trào "Mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào miền Nam ruột thịt". Xuất phát từ phong trào "Tam bất kì" - "Ba bất kỳ" (1964): "Đi bất kì nơi đâu Tổ quốc cần; Làm bất kì việc gì Tổ quốc giao phó; Vượt qua bất kì khó khăn gian khổ nào để hoàn thành nhiệm vụ" trong thanh niên ở Hà Nội. Tháng 3/1965, Trung ương Đoàn đã chính thức kêu gọi thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào "Ba sẵn sàng": "Sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng nhập ngũ; sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần". Phong trào nay đã lan rộng ra các tỉnh, thành phố toàn miền Bắc, miền Trung, trở thành phong trào thi đua yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam thời bấy giờ.

Sau năm 1965, phong trào "Ba sẵn sàng" có thay đổi nội dung phù hợp với thực tế cuộc chiến hơn: "Sẵn sàng chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào; Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần". Cùng đồng hành với phong trào "Ba sẵn sàng" của thanh niên miền Bắc; tháng 02/1965, Đại hội thanh niên toàn miền Nam phát động phong trào "Năm xung phong": "Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh; xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến; xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính; xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội". Các phong trào lớn này đã nhanh chống đi vào mọi lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, học tập… Đây là phát súng mở màng cho hàng loạt các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất sau đó; trong đó, có phong trào "Ba đảm đang" trong phụ nữ miền Bắc do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động, phong trào thi đua "Quyết thắng Mỹ xâm lược" do Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam (02-06/5/1965) phát động.

Thành công của phong trào "Ba sẵn sàng" ở miền Bắc, phong trào "Năm xung phong" ở miền Nam và các phong trào khác sau đó; đã động viên, khuyến khích tinh thần tuổi trẻ, đưa hàng triệu thanh niên đi vào tuyến đầu của cuộc kháng chiến; góp phần to lớn vào thắng lợi rất oanh liệt của đòn tiến công và nổi dậy táo bạo, bất ngờ; làm đã đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ", làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Từ ngọn lửa nhiệt huyết của hai phong trào lớn "Ba sẵn sàng" và "Năm xung phong"; một thế hệ thanh niên với những phẩm chất tốt đẹp, yêu nước, biết hy sinh, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc đã hình thành và ngày càng lớn mạnh; không chỉ có giá trị trong thời kỳ chiến tranh mà vẫn luôn phát huy giá trị trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước thanh bình. Đây chính là cơ sở để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh An Giang tổ chức các phong trào hành động cách mạng, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm kỳ 2017-2022, qua 03 phong trào "Thanh niên tình nguyện", "Tuổi trẻ sáng tạo" và "Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc" và 03 chương trình hành động với thanh niên; Đoàn các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đạt được kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; việc xây dựng hình mẫu thanh niên thời đại mới của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; hướng tới hình thành một lớp thanh niên có lý tưởng cách mạng, nếp sống văn hóa, phù hợp với truyền thống dân tộc, xứng đáng là lớp người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp nối truyền thống "Ba sẵn sàng" của thế hệ cha anh là một nội dung hết sức quan trọng của công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi hiện nay. Mặt khác, để thanh niên ngày nay tạo dựng được ý thức trách nhiệm của mình đối với dân tộc, tiếp nối truyền thống "Ba sẵn sàng", "Năm xung phong"… thì vai trò của các tổ chức Đoàn là vô cùng quan trọng.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Với khẩu hiệu: "Tuổi trẻ An Giang bản lĩnh, tiên phong, đoàn kết, khát vọng, phát triển" mà Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh An Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2022 - 2027) đã đề ra; các tổ chức Đoàn nói chung; đoàn viên, thanh thiếu niên tỉnh An Giang nói riêng tiếp tục thực hiện thắng lợi các phong trào hành động cách mạng của Đoàn; phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo trong việc bảo vệ môi trường, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tóm lại, cách đây 55 năm, đúng vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, toàn dân ta ở miền Nam đã mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đánh vào hầu hết các thành phố, đặc biệt là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, các thị xã, thị trấn, chi khu, quận lỵ, sân bay và căn cứ hậu cần của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn trên toàn chiến trường miền Nam. Chiến dịch Mậu Thân năm 1986 đã gây ra cho đế quốc Mỹ một đòn "choáng váng đột ngột", làm đảo lộn thế bố trí, phá vỡ kế hoạch tác chiến dự định của chúng; làm rung chuyển không những toàn bộ chiến trường miền Nam - Việt Nam mà còn làm rung chuyển cả Lầu Năm Góc cũng như toàn nước Mỹ. Đó cũng là hồi chuông cuối cùng báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ ở Việt Nam. Thắng lợi này đã tạo ra bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc; có sự đóng góp rất to lớn của thanh niên, với hai phong trào lớn "Ba sẵn sàng" và "Năm xung phong"; đây cũng khởi nguồn cho các phong trào thi đua yêu nước trong thời điểm này.

Hòa chung không khí hân hoan, phấn khởi chào đón năm mới 2023; chúng ta luôn tự hào về truyền thống của hai phong trào lớn, oai hùng nhất của thanh niên Việt Nam trong thập niên 60 của thế kỉ XX và để lại dư âm cho đến tận ngày nay khi chiến tranh đã lùi xa cách đây 55 năm. Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, đoàn viên, thanh thiếu niên tỉnh An Giang nói riêng tiếp tục khắc ghi những công lao, cống hiến to lớn của thế hệ thanh niên đi trước; ra sức rèn luyện, học tập và làm theo lời Bác dạy; xung kích, tình nguyện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, viết tiếp những trang sử vẻ vang của các phong trào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Bạch Thanh Sang

Học viện Chính trị khu vực IV

FalseChính trịVÌ LÀ ĐẢNG TA!Bài viếtNgọc HânVÌ LÀ ĐẢNG TA!/SiteAssets/93-nam-dang-ta.jpg03/02/2023 6:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Không nơi nào trên thế giới này, có một cụm từ "ĐẢNG TA" được lưu luyến trong cửa miệng của đông đảo Nhân dân dành cho Đảng cầm quyền. Theo các nhà nghiên cứu chính trị và lịch sử ở trong nước cũng như ở nước ngoài, hai từ đặc biệt ấy hàm chứa tâm trạng và tình cảm quý mến, biết ơn của Nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, đã và đang lãnh đạo đất nước và xã hội Việt Nam gần một thế kỷ qua, kể từ ngày lập Đảng. Và cũng vì là "Đảng ta" nên mỗi đảng viên và mỗi người dân Việt Nam đều có nhiệm vụ phải bảo vệ Đảng.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Đảng viên Trần Sơn Hà, sinh năm 1932, hiện là đảng viên thuộc Đảng bộ phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên. Khi vinh dự nhận Huy hiệu 75 tuổi Đảng đồng chí khẳng định "Luôn tin và bảo vệ Đảng đến hơi thở cuối cùng"

Khi nghe câu thơ "lòng Dân yêu Đảng như là yêu con", có thể có ai đó, nhất là không ít người trẻ hiện nay, cho rằng, mình đọc nhầm hoặc nghe nhầm chăng? Sao Dân lại gọi Đảng là "con" nhỉ. Câu thơ khá bất ngờ nhưng giản dị và đáng yêu đó trong bài thơ dài "Ba mươi năm đời ta có Đảng" của nhà thơ Tố Hữu. Tố Hữu viết bài thơ này tròn sáu mươi ba năm trước, vào dịp toàn Đảng, toàn Dân ta trọng thể kỷ niệm ba mươi năm Ngày thành lập Đảng (3/02/1930 - 3/02/1960). Từ "con" yêu thương, gần gũi, ấm áp đó còn được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ vừa nêu "Đảng ta, con của phong trào/ Mẹ nghèo mang nặng khổ đau khôn cầm/ Như đứa trẻ sinh nằm trong cỏ/ Không quê hương, sương gió tơi bời/ Đảng ta sinh ở trên đời/ Một hòn máu đỏ nên người hôm nay"... Đó là những năm tháng đầy hy sinh, gian khổ, Đảng và Dân gắn bó máu thịt, keo sơn "Sống cùng Đảng, chết không rời Đảng/ Tấm lòng son chói sáng nghìn thu/ Mặt trời có lúc mây mù/ Trái tim ta vẫn đỏ bầu máu tươi/...". Trong chặng đường chiến đấu, hy sinh đầy cam go đó, Đảng ở giữa lòng Dân, Dân chở che, nuôi nấng, sẵn sàng chết vì Đảng, coi Đảng là con đẻ của mình. Và Đảng luôn tin tưởng, yêu quý, biết ơn Dân "Con chim biết nhớ đàn nhớ tổ/ Ta nhớ người đau khổ nuôi ta/ Ơn người như mẹ, như cha/ Lòng dân yêu Đảng như là yêu con/ Nghèo rau cháo, từng lon gạo bữa/ Dành cho ta chút sữa cầm hơi/ Dù khi tắt lửa tối trời/ Vững lòng quyết sống, không rời Đảng ta/ Dù khi giặc khảo giặc tra/ Cắn răng thà chết, không xa Đảng mình".

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Nhớ về bài thơ "Ba mươi năm đời ta có Đảng" của Tố Hữu, chúng ta càng thấm thía quan điểm rất cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin khi nói về Đảng Cộng sản "Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân nhưng lợi ích của những người Cộng sản không chỉ gắn bó chặt chẽ với giai cấp công nhân mà còn không thể tách rời lợi ích của dân tộc"... Từ quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng". Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam". Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc". Đảng là con của Dân, con của giống nòi Việt Nam. Đảng đi tiên phong trên con đường giải phóng dân tộc, ngọn cờ búa liềm quyện cùng cờ đỏ sao vàng hiệu triệu các tầng lớp nhân dân "Đứng lên tự cứu mà giành ấm no/ Đứng lên cứu tự do, độc lập/ Đứng lên giành ruộng đất, áo cơm/ Đứng lên thân cỏ, thân rơm/ Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn". Đó là các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945 làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 long trời lở đất "Lời Đảng gọi, một ngày sấm nổ/ Biển người dâng ngập phố ngập đồng/ Mùa thu Cách mạng thành công/Mùa thu đây, hỡi cờ hồng vàng sao". Đó là chín năm gian khổ, anh dũng chống xâm lược Pháp "Chín năm nắng núi mưa ngàn/ Nắng mưa có Đảng, cơ hàn có nhau/ Nhớ những lúc hầm sâu địch hậu/ Nhớ những đêm theo dấu đường đây/ Giặc lùng, giặc quét, giặc vây/ Có dân, có Đảng đêm này vẫn vui/ Làng kháng chiến không lui một bước/ Nhổ sạch đồn cho nước ta yên/ Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng". Là hơn hai mươi năm trường chinh chống Mỹ để có "Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp/ Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta/ Chúng con đến, xanh ngời ánh thép/ Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa".

Từ mốc lịch sử vẻ vang, cả nước đi những bước đầu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là quá trình vừa làm, vừa lắng nghe, học hỏi, tìm đường, kể cả kinh nghiệm của các nước trên thế giới và tổng kết lý luận và thực tiễn của Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh, quá trình lãnh đạo cách mạng, dù gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, Đảng luôn bền tâm, vững chí, gắn bó máu thịt với Nhân dân, chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Trên mọi trận tuyến, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, phấn đấu thực hiện tốt những điều căn dặn của Người trong Di chúc thiêng liêng, sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đảng dựa vào dân, hết lòng hết sức phụng sự Nhân dân; dân bên Đảng, sắt son tin tưởng tuyệt đối và một lòng, một dạ đi theo Đảng sẽ tạo nên sức mạnh vô song. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có những thời điểm, Đảng ta mắc sai lầm, khuyết điểm. Khi đó, Nhân dân luôn bên Đảng, góp ý chân thành; đồng thời Đảng ta cũng nghiêm khắc chỉ rõ sai lầm, yếu kém và kiên quyết tự sửa chữa, tự chỉnh đốn, qua đó Đảng thêm vững mạnh, củng cố niềm tin của Nhân dân.

Những năm qua, trước những nguy cơ lớn đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ, từ Trung ương đến các chi bộ đều quyết tâm đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và những biểu hiện "tự diễn biến', "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đảng đã thẳng thắn chấp nhận sự đau đớn trong "cơ thể" của mình, loại bỏ "ung nhọt" - những tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên vi phạm, suy thoái, trong đó, cả những cán bộ cấp cao vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ Đảng đã bị kỷ luật nghiêm minh, bị loại ra khỏi bộ máy để giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và bộ máy Nhà nước.

Dân tin Đảng, luôn ở bên Đảng, hết lòng ủng hộ là động lực to lớn góp phần quan trọng, quyết định để Đảng không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, thêm vững vàng chèo lái, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc đến thắng lợi.

Lãnh đạo tỉnh An Giang chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí cao niên tuổi Đảng tại Lễ Trao huy hiệu Đảng đợt 03/02/2023

Khát vọng mùa Xuân của Đảng mang đến cho dân tộc, đất nước niềm tin và hạnh phúc, phồn vinh và cường thịnh, làm cho mỗi chúng ta tràn đầy sinh lực, bản lĩnh, trí tuệ và chắp cánh những ước mơ: "Đảng cho ta trái tim giàu/Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay". Sau hơn 35 năm đổi mới đã mang lại cho đất nước những thành quả kỳ diệu, như lời nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Mùa Xuân mới Quý Mão 2023 đã về. Với bản lĩnh chính trị được rèn luyện 93 năm qua, Nhân dân ta có quyền tự hào với một niềm tin cao quý "Đảng cho ta trái tim giàu", chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới đem lại những mùa Xuân cho đất nước, sức xuân của lòng người. Khát vọng mùa Xuân chính là khát vọng của dân tộc hướng tới tương lai tươi đẹp bằng niềm tin son sắt với Đảng.

Kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng, là dịp để mỗi tổ chức đảng và đảng viên ôn lại truyền thống oanh liệt của Đảng, của đất nước, thực hiện nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ và các nghị quyết, quy định của Đảng; thực hiện thật tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "chuyển hóa" trong nội bộ gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thi đua phát triển kinh tế - xã hội, giữa vững quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh đối ngoại và hợp tác quốc tế. Bài học của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt và bản lĩnh của Đảng. Trong giai đoạn mới, phải tăng cường vai trò lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, gương mẫu từ Trung ương đến tận cơ sở. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch, gương mẫu về chính trị, tư tưởng, tổ chức, văn hóa và đạo đức.

Phải làm sao luôn để "Lòng Dân yêu Đảng như là yêu con". Mãi mãi yêu quý, tin tưởng, gắn bó giữa Đảng với Dân như cá với nước, như đất với cây, như mạch nguồn với sông suối, như những hạt mưa xuân với mầm cây, rễ cây đang rạo rực nẩy lộc đâm chồi. Câu trả lời đó chính là Đảng vì Dân, Dân tin yêu, một lòng theo Đảng./.

NGỌC HÂN

TrueChính trị[Infographic] Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳBài viết[Infographic] Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ/Imagesnews/2023-02/TBT-DCSVN-quathoiky_Key_02022023205543.jpg02/02/2023 6:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã 13 lần tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc với nhiều đồng chí Tổng Bí thư. Đồng chí Trần Phú là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

FalseChính trịNhững truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam Bài viếtTTXVNNhững truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam https://www.angiang.dcs.vn/SiteAssets/93-nam-thanhlap-Dang.jpg02/02/2023 2:30 CHNoĐã ban hành

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp: Trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp. Giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin. Gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ. Đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Nguồn: TTXVN

FalseChính trịGiữ trọn niềm tin Bài viếtGiữ trọn niềm tin /SiteAssets/Dang-ta-gtnt.jpg02/02/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

Đảng ta ra đời vào đúng dịp mùa xuân của đất nước, của dân tộc với tràn đầy niềm hạnh phúc và tràn đầy niềm tin, ước vọng ở tương lai. Những thành tựu và truyền thống quý báu qua 93 mùa xuân có Đảng (3/2/1930 - 3/2/2023) là chặng đường lịch sử vẻ vang để mỗi chúng ta thêm tự hào về Đảng, về tương lai ở phía trước.

Hơn 9 thập kỷ xây dựng và trưởng thành, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giương cao ngọn cờ Cách mạng, vượt qua muôn ngàn khó khăn, thử thách, làm nên những thành tựu vĩ đại có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam đã chứng minh và ngày càng khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng
Đảng ta với 93 năm hình thành và phát triển, ở mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường, mỗi hoàn cảnh lại có những thành tích và chiến công vĩ đại, huy hoàng và ghi dấu ấn trong lịch sử.

Qua những biến cố trong lịch sử, qua những thời khắc “ngàn cân treo sợi tóc”, qua những giai đoạn “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”, những giai đoạn được đánh giá “nguy cơ ảnh hưởng tới sự tồn vong của Đảng”, qua quá trình lãnh đạo cách mạng, càng khó khăn, hy sinh, mất mát, Đảng ta càng được thử thách, tôi luyện, trui rèn và không ngừng trưởng thành, dạn dày kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò của một Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện sự nghiệp Cách mạng Việt Nam, xứng đáng với sự tin cậy của Nhân dân.

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã xoá bỏ chế độ thực dân, nửa phong kiến, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tiếp đến là thắng lợi của các cuộc kháng chiến “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ở Điện Biên Phủ và đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng dân tộc, đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất đất nước, thu non sông về một mối, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Sau khi giành độc lập, với chủ trương và chiến lược đúng đắn, đất nước ta đã vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng vào những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 thế kỷ XX, mở ra chặng đường phát triển mới của dân tộc, thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới toàn diện đất nước được thông qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng vào năm 1986. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Niềm tin về Đảng càng được nhân lên khi trong những năm gần đây, Đảng ta liên tiếp thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng tổ chức và đảng viên ngày càng chất lượng hơn. Với phương châm dựa vào dân để xây dựng Đảng, lắng nghe tâm tư nguyện vọng và những kiến nghị chính đáng của nhân dân, đề cao vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận các cấp, công tác xây dựng Đảng có những chuyển biến tích cực. Đổi mới phương thức lãnh đạo, Đảng đã “tự soi, tự sửa”, kiểm điểm nghiêm túc qua từng nhiệm kỳ, từng năm hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ đó nhận diện những mặt còn hạn chế để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy luật vận động của thực tiễn. Nhiều Quy định mới được ban hành nhằm đổi mới trong công tác cán bộ, từ quy hoạch, đào tạo đến luân chuyển, bổ nhiệm, đồng thời giúp ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Công tác xây dựng nội bộ ngày càng được chú trọng hơn khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp làm Trưởng ban sau 10 năm hoạt động đã có nhiều kết quả được tổng kết mang tầm lý luận và thực tiễn. Qua 10 năm, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhận thức ngày càng sâu, quyết tâm ngày càng cao hơn, cách làm ngày càng bài bản, hiệu quả. Một dấu ấn mới từ đầu năm 2022, 63 tỉnh, thành phố đều lập Ban chỉ đạo nhằm khắc phục nhanh hiện tượng “trên nóng dưới lạnh”, “dĩ hòa vi quý”. Phương châm xử lý vi phạm là “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” dù đó là ai… Những dấu ấn và thành công đó đã góp phần củng cố và nhân lên niềm tin trong Đảng, trong Nhân dân về vai trò, vị thế của Đảng ta.

Cũng trong những năm vừa qua, toàn Đảng, toàn dân đoàn kết, chung sức, đồng lòng trên dưới một lòng, dọc ngang thông suốt được thể hiện rõ qua cuộc chiến đấu chống lại đại dịch COVID-19. Mọi chủ trương, chính sách đều hướng tới Nhân dân, bảo đảm sự an toàn, an nguy cho Nhân dân, cho dân tộc và đất nước, chấp nhận sự thiệt hại về kinh tế và các giá trị trước mắt khác…

Những thành tựu đạt được qua chín mươi ba năm qua là kết tinh sức sáng tạo của quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta qua nhiều nhiệm kỳ đại hội, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của nước ta qua hơn 35 năm đổi mới.

Càng tự hào về Đảng quang vinh, chúng ta càng thêm tự hào và biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Người không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh phấn đấu quên mình cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân.

Kỷ niệm 93 năm ngày sinh nhật Đảng cũng là dịp để nghĩ về những chặng đường đã qua, để mỗi chúng ta nghĩ về Đảng và tự hào về Đảng, để thấm thía hơn những bài học kinh nghiệm qua từng chặng đường cách mạng, để mỗi đảng viên tự soi, tự sửa, thấy mình cần phải có trách nhiệm tự rèn luyện mình thật xứng đáng là những hạt nhân của Đảng, góp phần làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra mục tiêu “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc…”. Những kết quả của hơn chín thập kỷ qua và sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII là minh chứng sinh động, là động lực to lớn để chúng ta vững bước trong những năm tiếp theo. Khát vọng càng cao, niềm tin phải càng mãnh liệt và hành động quyết liệt hơn như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói “đã quyết tâm càng quyết tâm hơn” với sự đoàn kết, “trên dưới một lòng, dọc ngang thông suốt”.

Đảng ta với 93 năm hình thành và phát triển, ở mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường, mỗi hoàn cảnh lại có những thành tích và chiến công vĩ đại, huy hoàng và ghi dấu ấn trong lịch sử. Và bài học quan trọng nhất là Đảng luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, nhân dân giữ trọn niềm tin với Đảng, là sức mạnh vô song tạo nên sức mạnh to lớn, làm nên thắng lợi của cách mạng, của Đảng qua các giai đoạn lịch sử. Thành tựu vinh quang, vẻ vang của Đảng ta trong suốt 93 năm qua tiếp tục là hành trang, là tiền đề và động lực to lớn thôi thúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến bước thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội XIII: đầu năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước trở thành nước phát triển, thu nhập cao./.

Hoa Hiền

Nguồn: ĐCSVN

FalseChính trịBáo chí đồng hành với sự phát triển của tỉnhBài viếtTTCTTTBáo chí đồng hành với sự phát triển của tỉnh/SiteAssets/Hopmat-baochi-22.jpg27/01/2023 8:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Năm qua, dưới sự lãnh đạo, định hướng của Đảng bộ tỉnh, sự quản lý, điều hành của chính quyền, báo chí An Giang tiếp tục có những đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển của tỉnh và có bước tiến mạnh mẽ.

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Đoàn kết, trí tuệ, dấn thân, cống hiến

Với tinh thần “Đoàn kết, trí tuệ, dấn thân, cống hiến”, năm qua, đội ngũ báo chí trong tỉnh dù bất cứ hoàn cảnh nào vẫn đam mê, yêu nghề, sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu đổi mới. Thông qua các tác phẩm báo chí, qua cuộc sống bình dị thường nhật, đội ngũ phóng viên, nhà báo của các cơ quan báo chí trong tỉnh luôn thể hiện rõ trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của mình. Toàn tỉnh hiện có 3 cơ quan báo chí, với gần 200 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhà báo chuyên nghiệp. Báo chí An Giang luôn là lực lượng tiên phong, phản ánh kịp thời diễn biến mọi mặt của đời sống xã hội, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong xã hội và những thành tựu trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng; là lực lượng tích cực, tiên phong tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân.

Các tác phẩm báo chí không ngừng được sáng tạo theo hướng chú trọng chất lượng, không ngừng đổi mới nhưng vẫn giữ được quan điểm, đường lối chính trị của Đảng và bản sắc văn hóa dân tộc; hướng đến chân - thiện - mỹ, đề cao cái tốt, phê phán cái xấu, xây dựng tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương giữa người với người, trách nhiệm với gia đình và xã hội…

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, diện mạo, số lượng, chất lượng, các ấn phẩm báo chí của An Giang ngày càng được cải thiện và có tính chuyên nghiệp cao. Những năm trở lại đây, ngày càng có nhiều tác phẩm báo chí đạt giải cao tại các giải báo chí toàn quốc, khu vực và từng bước đáp ứng xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong 5 năm qua, có gần 30 lượt phóng viên của Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Tạp chí Thất Sơn đạt các Giải báo chí quốc gia, “Búa liềm vàng”, “Dân vận khéo”, “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc”, ĐBSCL; Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí viết về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Trung ương và Tỉnh ủy tổ chức…

Công văn 11130 ngày 28 11 2023 của đà nẵng

Chung sức, đồng lòng vì sự phát triển của tỉnh

Phát biểu tại buổi gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với đội ngũ báo chí trong và ngoài tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp quan trọng của đội ngũ phóng viên, nhà báo thời gian qua: Đội ngũ những người làm báo trên địa bàn tỉnh luôn thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, kịp thời thông tin, tuyên truyền trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; đặc biệt, tiên phong, tuyên truyền có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Phát huy vai trò là cầu nối hiệu quả giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; kịp thời phản ánh mọi diễn biến trong đời sống xã hội, góp phần định hướng dư luận.

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình mong muốn các phóng viên, nhà báo tiếp tục chung sức, đồng lòng với Đảng bộ, chính quyền tỉnh An Giang, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống. Đặc biệt, quan tâm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, những giá trị tốt đẹp về vùng đất, con người, những thành tựu, kết quả mọi mặt của tỉnh, nhất là Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2023 nhằm góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với An Giang…

Tin rằng, với truyền thống đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ nhà báo, văn nghệ sĩ trong tỉnh sẽ tiếp tục dấn thân hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao; sẽ góp cho đời thêm nhiều tác phẩm báo chí, văn học - nghệ thuật hay, hấp dẫn người xem, người nghe…