Công văn hướng dẫn thông tư 103 2023

Ngày 05/07/2022, Bộ Tài chính ban hành TT 41/2022/TT-BTC về việc Hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội - từ thiện

của tổ chức, cơ quan, đơn vị và việc ghi sổ, lập báo cáo đối với hoạt động xã hội, từ thiện của cá nhân theo quy định của pháp luật, bao gồm:

1. Hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

2. Các hoạt động tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ theo quy định của Nghị định 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

3. Các hoạt động tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong nước và ngoài nước khác với mục đích để trợ giúp cho các đối tượng gặp khó khăn, yếu thế trong cuộc sống mà theo quy định phải thực hiện kế toán thì áp dụng quy định tại Thông tư này.

Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm:

1. Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã).

3. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân khác không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có tham gia vận hành, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các công việc hoạt động xã hội, từ thiện thực hiện theo quy định của này thông tin tư vấn từ ngày này tư tư có hiệu lực

Công văn hướng dẫn thông tư 103 2023

Đăng ký Đăng nhập

  • Giới thiệu
  • * Công dân
    • Doanh nghiệp
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Dịch vụ công nổi bật
    • Tra cứu hồ sơ
    • Câu hỏi thường gặp
  • * Nộp thuế doanh nghiệp
    • Nộp thuế cá nhân/Trước bạ
    • Tra cứu/Thanh toán vi phạm giao thông
    • Thanh toán phí/lệ phí dịch vụ công
  • * Gửi PAKN
    • Tra cứu kết quả trả lời
  • * Tra cứu TTHC
    • Thủ tục hành chính
    • Thủ tục hành chính liên thông
    • Quyết định công bố
    • Cơ quan
  • * Điều khoản sử dụng
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Thông báo

Đăng nhập Đăng ký

- Danh mục báo cáo của Phụ lục số 4 “Hệ thống Báo cáo tài chính” của Thông tư số 103 quy định: đối tượng lập Báo cáo tài chính (mẫu số B01-Q) là: cấp Trung ương, Tỉnh và đối tượng lập Báo cáo thu, chi hoạt động quỹ (mẫu số B02-Q) là: cấp Huyện, Xã.

Theo đó, kế toán Quỹ “Vì người nghèo” các cấp khi lập chứng từ phải hạch toán kép và lập Báo cáo tài chính theo quy định.

Hướng dẫn về chính sách thuế nhà thầu tại Việt Nam của nhà thầu nước ngoài mới nhất bởi Tổng Cục thuế như thế nào? Thắc mắc của anh T.N ở Hải Phòng.

Hướng dẫn về chính sách thuế nhà thầu tại Việt Nam của nhà thầu nước ngoài mới nhất bởi Tổng Cục thuế như thế nào?

Ngày 25/7/2023, Tổng Cục thuế ban hành Công văn 3117/TCT-CS năm 2023 về việc hướng dẫn chính sách thuế nhà thầu.

Theo đó, tại Công văn 3117/TCT-CS năm 2023, Tổng Cục thuế hướng dẫn về chính sách thuế nhà thầu tại Việt Nam của nhà thầu nước ngoài như sau:

Trường hợp Công ty Việt Nam ký kết hợp đồng với Công ty nước ngoài để được cung cấp dịch vụ thử nghiệm mẫu cho mặt hàng dây nhôm lõi composite và phụ kiện ACCC trước khi nhập khẩu về Việt Nam thì dịch vụ thử nghiệm này thuộc đối tượng áp dụng thuế nhà thầu tại Việt Nam.

Công văn hướng dẫn thông tư 103 2023

Hướng dẫn về chính sách thuế nhà thầu tại Việt Nam của nhà thầu nước ngoài mới nhất bởi Tổng Cục thuế như thế nào? (Hình từ internet)

Tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam thuộc đối tượng nào thì chịu thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 103/2014/TT-BTC, quy định về tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam thuộc các tối tượng sau thì phải chịu thuế giá trị gia tăng:

- Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I Thông tư 103/2014/TT-BTC), bao gồm:

+ Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam;

+ Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp ngoài Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam.

- Trường hợp hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 2 Chương I Thông tư 103/2014/TT-BTC); hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế, các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì giá trị hàng hóa chỉ phải chịu thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu theo quy định, phần giá trị dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại Thông tư 103/2014/TT-BTC.

Trường hợp hợp đồng không tách riêng được giá trị hàng hóa và giá trị dịch vụ đi kèm (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí) thì thuế giá trị gia tăng được tính chung cho cả hợp đồng.

Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là khoản thu nhập nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định như sau:

Thu nhập chịu thuế TNDN
...
3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; chuyển nhượng quyền tham gia hợp đồng kinh tế/dự án tại Việt Nam, chuyển nhượng quyền tài sản tại Việt Nam.
- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).
“Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, "Chuyển giao công nghệ" quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
- Thu nhập từ Lãi tiền vay: là thu nhập của Bên cho vay từ các khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào mà khoản vay đó có hay không được đảm bảo bằng thế chấp, người cho vay đó có hay không được hưởng lợi tức của người đi vay; thu nhập từ lãi tiền gửi (trừ lãi tiền gửi của các cá nhân người nước ngoài và lãi tiền gửi phát sinh từ tài khoản tiền gửi để duy trì hoạt động tại Việt Nam của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam), kể cả các khoản thưởng đi kèm lãi tiền gửi (nếu có); thu nhập từ lãi trả chậm theo quy định của các hợp đồng; thu nhập từ lãi trái phiếu, chiết khấu giá trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), tín phiếu kho bạc; thu nhập từ lãi chứng chỉ tiền gửi.
Lãi tiền vay bao gồm cả các khoản phí mà Bên Việt Nam phải trả theo quy định của hợp đồng.
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
- Tiền phạt, tiền bồi thường thu được từ bên đối tác vi phạm hợp đồng.
- Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I Thông tư 103/2014/TT-BTC), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.