Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời trước

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời?

Cúng tất niên là một dịp vô cùng quan trọng để tiễn năm cũ đi và đón năm mới về với những niềm hy vọng mới. Vì vậy, để lễ cúng tất niên diễn ra thật trang trọng, chúng ta sẽ dọn dẹp nhà cửa, sân vườn. Và điều đặc biệt quan trọng là bàn thờ gia tiên. Bạn cần phải dành thời gian lau chùi sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng tất cả bàn thờ trong nhà.

Đặc biệt, với những gia đình dư giả về tài chính, chúng ta có thể chuẩn bị thêm một mâm cúng ngoài trời. Nếu không, gia đình chỉ cần một mâm trong nhà, để cúng ông bà tổ tiên là được.

Theo quan niệm trong dân gian thì phong tục cúng tất niên chủ yếu là cơ hội gia đình sum vầy, cung kính với tổ tiên, nên không cần bày vẽ. Chúng ta chỉ cần đảm bảo sự trang nghiêm, tấm lòng và trân quý những gì đang có.

Cúng tất niên vào ngày nào, giờ nào tốt?

Theo quan niệm thì lễ cúng tất niên sẽ được tiến hành vào những ngày cận tết. Cụ thể là ngày 29 ân với những năm thiếu. Hoặc ngày 30 âm lịch với năm đủ tháng Chạp, trước lễ cúng giao thừa. Thế nhưng, nhiều gia đình hiện nay chọn cách cúng sớm hơn. Vấn đề này không quá quan trọng, miễn là đảm bảo được ý nghĩa sum vầy, đoàn viên cho gia đình bạn.

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời trước

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời

Và cũng tùy vào mỗi gia đình mà khung giờ cúng cũng linh hoạt. Nếu có làm lễ cúng cho các vị thần linh, thì chúng ta cúng ngoài trời trước, ông bà tổ tiên cúng sau. Theo phong thủy thì việc này không phạm quy tắc, miễn sao gia chủ thành tâm dâng lễ lên ông bà tổ tiên thể hiện tấm lòng thành kính là được.

Mâm cúng tất niên đầy đủ nhất

Theo phong thủy thì mâm cơm cúng sẽ được bày biện cho tươm tất nhất. Nhưng nhìn chung, tất cả cũng đều phải dựa theo phong tục tập quán. Các lễ vật chính gồm: Bánh chưng, Trầu cau, Hoa tươi. Vàng mã, quả tươi...

Ngoài những lễ vật trên, các gia đình còn cần chuẩn bị thêm những món ăn đặc trưng của từng vùng miền. Tuy nhiên, phần lớn với các miền Bắc đều chuẩn bị gà luộc, món kho hoặc xào trong mâm cúng. Đối với người dân miền Trung, yếu tố cầu kỳ thường được đặt lên cao hơn. Trong mâm cơm thì nhất định phải có bánh chưng hoặc bánh tét, giò chả, gỏi gà, thịt heo luộc và một số món đặc sản khác theo từng vùng. Còn ở khu vực miền Nam, trong mâm cơm cúng tất niên thường sẽ có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt..

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời trước

Cơm cúng tất niên

Trên bàn thờ cần có nến, ánh đèn sáng ấm. Tùy theo kích cỡ của bàn thờ, sở thích gia chủ, cũng như phong tục từng vùng mà sắp xếp. Gia chủ chỉ cần đảm bảo sự ấm cúng, trang nghiêm.

Hoa cúng tất niên thường là hồng, lay ơn, hoa cúc. Gần đây, các gia đình còn dùng cành đào nhỏ để dâng lên bàn thờ cúng. Điều này càng làm tăng thêm không khí Tết trong những dịp cuối năm hơn.

(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Theo Minmin/Khoevadep

Tết Việt Nam

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước, đây là câu trả lời chính xác nhất

Cúng giao thừa thường phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Tuy nhiên, nhiều gia đình băn khoăn việc cúng ngoài trời hay trong nhà trước.

Đọc thêm :

Văn khấn Tất niên Giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 trong nhà và ngoài trời

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên đón Giao thừa năm Nhâm Dần 2022 thế nào cho đúng?

Cách sắm lễ và cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất để cả năm bình an, may mắn

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết). Lễ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình để cầu mong sự bình an, may mắn, thịnh vượng và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới.

Theo đúng phong tục thì lễ cúng giao thừa phải làm hai lễ, một lễ cúng giao thừa trong nhà và một lễ cúng ngoài trời.

Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội), lễ ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu”, tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ.

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời trước
Mâm cỗ cúng Giao thừa của người miền Bắc (Ảnh: Gia đình & Xã hội)

Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới khác nhau. Giao thừa cũng là thời khắc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan Hành khiển. Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể coi như một buổi tiệc để tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Gia đình sắm lễ với mong muốn cả nhà được bình an, hạnh phúc trong năm mới.

Quan niệm dân gian cho rằng việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị thần diễn ra rất khẩn trương, các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Vì vậy mâm cỗ cúng quan Hành khiển thường đặt ngoài cửa chính.

Thông thường lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ có xôi gà và hoa quả, riêng lễ cúng này không cần dùng bát hương mà có thể cắm hương vào các đồ lễ cúng.

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật dùng để cúng giao thừa trong nhà gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn.

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời trước
Đối với mâm cúng giao thừa trong nhà vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, nhiều gia đình ở chung cư băn khoăn rằng “ở chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời không”? Bàn về vấn đề này, chuyên gia phong thủy Linh Quang (Tư vấn đào tạo phong thủy thực hành) cho biết do không gian chật hẹp không có đất có vườn nên việc cúng chỉ cần tập trung ở trong nhà mà không nhất thiết phải cúng ngoài trời. Nếu các gia đình cần cúng ngoài trời nên xuống dưới sân của nhà chung cư chứ không phải ở trên tầng.

Theo các chuyên gia, mâm lễ cúng giao thừa phải có ngũ quả. Ngũ quả chính là tượng trưng cho ngũ phúc (Phúc – Lộc – Thọ - Khanh – Ninh) là những điều con người ta luôn mong ước.

Trong cúng giao thừa phải có sớ viết cẩn thận, tiền vàng phải có đủ cho quan hành khiển, phán quan và ngũ phương long mạnh ninh thần… Tuy nhiên, mọi người lưu ý vàng mã không nên quá nhiều, tránh mê tín.

(Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo)

Theo Hà Anh/Khám phá

Đọc thêm :

Văn khấn Tất niên Giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 trong nhà và ngoài trời

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên đón Giao thừa năm Nhâm Dần 2022 thế nào cho đúng?

Cách sắm lễ và cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất để cả năm bình an, may mắn

Trở về đầu trang

Các tin khác

  • Câu chuyện bảo vệ cảnh quan xung quanh Đền thờ Hai Bà Trưng thời Pháp thuộc
  • Huyền thoại ngôi đền thiêng trên hồ Ba Bể
  • Đình Vĩnh Ninh, thờ phụng Xà Công (Ông Rắn) và Bạch Công (Ông Đất) và Nàng Tía Trương Tử Nương
  • Am Tiên địa danh lịch sử, linh thiêng bậc nhất xứ Thanh
  • Chùa Hương sẽ đón khách tham quan từ ngày 16/2
  • Ninh Bình đón gần 180 nghìn lượt khách du xuân
  • 6,1 triệu lượt khách du lịch nội địa trong kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần 2022
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xuống đồng cày ruộng tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn
  • Đầu năm 2022, Việt Nam đón gần 20 nghìn lượt khách quốc tế
  • Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên đón Giao thừa năm Nhâm Dần 2022 thế nào cho đúng?
  • 12345...>>