Cùng tên sheet title trong sheetset

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SHEETSET
1.

Tổng quan về Sheetset

1.1. Ưu điểm của việc sử dụng Sheetset
Sheetset Manager là công cụ dùng để:
- Quản lý bản vẽ, quản lý hồ sơ hiệu quả tránh nhầm lẫn và sai sót;
- Link đến các bản vẽ tại bất cứ thư mục nào;
- Tự động lập danh mục bản vẽ;
- Tự động cập nhật tên bản vẽ chỉnh sửa vào danh mục đã lập;
- Xuất PDF, hoặc in tất cả bản vẽ của dự án bằng 1 lệnh;
- Bind xref tất cả bản vẽ của dự án qua chức năng etransmit;
- Lưu tất cả bản vẽ ở Version cad thấp hơn khi cần thiết;

1.2. Thành phần cơ bản của Sheetset
Cũng giống như quản lý danh mục tự động qua Heading trong Word thì trong Cad ta có thể
quản lý cây thư mục qua Sheetset để tạo danh mục tự động. Các thành phần cơ bản của
Sheetset như sau (Xem hình vẽ):
1) Sheetset
Đây là Sheetset ban đầu được
tạo ra, là cây thư mục tổng thể.
Thông thường lấy tên của dự
án để đặt tên cho Sheetset.
2) Subset (cấp 1)
Đây là các thư mục con cấp 1

1

của Sheetset. Có thể gọi là

2

Subset cấp 1.
2a) Subset (cấp 2)

3

Đây là thư mục con của Subset
cấp 1 và là thư mục con cấp 2
của Sheetset. Có thể gọi là
Subset cấp 2.

2
2a

Với mỗi Sheetset ta có thể tạo
ra nhiều Subset để phân thành
các mục, các hạng mục để

2a

3

2a

3

quản lý dễ dàng hơn.
3) Sheet
Đây là các bản vẽ được đặt

mỗi layout. Chú ý mỗi layout chỉ
được chứa 01 bản vẽ duy nhất
Mỗi Sheet sẽ được xuất hiện với
cấu trúc: Sheetnumber-Sheettitle
(Tức là Số hiệu BV-Tên bản vẽ)

Hình.1.1 Các thành phần của Sheetset
1

2.

Cách thành lập và sử dụng Sheetset

2.1. Bước 1: Tạo khung tên Template layout
Ở đây chỉ đề cập đến khung tên khổ giấy A1, các khổ giấy khác làm tương tự.
Bước 1: Tạo file “Xref Khung A1“. Gõ lệnh Units để đưa đơn vị của file “Xref Khung A1“ về
millimeters. Tạo khung tên khổ giấy A1 theo mẫu.
Bước 2: Tạo file Template Layout mẫu cho Khung A1
- Tạo 1 file Cad mới Ctrl+N và lưu file “A1-KET CAU“
- Lệnh Units để chuyển đơn vị về millimeters
- Chuyển sang layout, sửa tên layout thành A1-KC
- Lệnh XR, tại bảng hiện ra click chuột phải chọn attach
Chọn Browse tìm đến địa chỉ file “Xref Khung A1“ đã tạo ở bước 1
Tại mục Path type chọn “Relative path“ để tạo đường dần linh động
Bỏ chọn ở ô “ Insertion point” để đưa khung tên về gốc tọa độ 0,0,0

- Sau khi đã Xref khung tên, tạo Block attribute và gán Field (trường) cho các text trong Block
attribute như trình bày ở mục sau

2

2.2. Bước 2: Tạo Field (trường) trong file Template layout khung tên
Để tên Layout, tên bản vẽ, tên số hiệu bản vẽ.... tự động cập nhật khi sửa mỗi Sheet trong
Sheetset và để lập được danh mục tự động thì các đối tượng text cần xuất danh mục phải được
gán “trường“ (insert field) trong khung tên.

6

2

3
1

4

5
Hình.2.1 Các đối tượng text cần insert field
Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Tạo đối tượng text và mtext attribute
Tạo đối tượng text và mtext bằng lệnh ATT (Attribute Definition). Gõ lệnh ATT hiện lên bảng
sau và lần lượt tạo các text và Mtext attribute theo thứ tự như hình trên, trong đó:
1) Số hiệu bản vẽ
Tag: Gán tên cho text
Prompt: Mô tả text cần gán
Justification: Chọn middle center
Text style: Chọn Style cho text
Text height: Nhập chiều cao chữ
Click chọn “Lock position“ và

“Specify on-screen“

3

2) Tên bản vẽ
Tag: Gán tên cho text
Prompt: Mô tả text cần gán
Justification: Chọn middle center
Text style: Chọn Style cho text
Text height: Nhập chiều cao chữ
Click chọn “Lock position“ và
“Specify on-screen“
Do tên bản vẽ có thể là đối tượng
Text nhiều ký tự nên ta click vào
“Multiple lines“ để tạo đối tượng
Mtext và giới hạn chiều rộng của
ô chữ trong mục “Boundary width“
Khi đó dòng chữ quá dài sẽ tự
động xuống dòng và không vượt
khỏi phạm vi khung tên
(Chiều rộng khung bản vẽ A1 là
75mm và trong hình đang giới
hạn 72mm)
Tương tự, lần lượt tạo các text attribute mục 3-Tỷ lệ, 4-Rev, 5-Hoàn thành, 6-Hạng mục và đưa
các text này vào vị trí đúng khung tên bản vẽ như hình dưới:

Hình.2.2 Các đối tượng text, mtext attribute
Bước 2: Tạo Block attribute
Sau khi lập đầy đủ các text. Mtext attribute và đưa vào đúng vị trí khung tên . Tạo Block các đối

tượng này sẽ xuất hiện bảng sau:

4

Hình.2.3 Block attribute được tạo
 Nhập các giá trị rồi click OK và đây là
kết quả

Bước 3: Gán Field (trường) cho Block attribute
Sau khi kết thúc bước 2, tạo được Block attribute như hình 2.3. Ta tiến hành gán Field lần
lượt cho các đối tượng sau:
1- Số hiệu bản vẽ:
Double-click vào “KC-MB-01” để hiện lên bảng sửa text. Sau đó click chuột phải vào “KC-MB01” , chọn “insert field”

5

Tiếp theo chọn “CurrentSheetNumber” và “Uppercase” trong bảng kế tiếp – Click OK
Do đây là số hiệu bản vẽ nên “Chọn CurrentSheetNumber” để link sang Sheetset

2- Tên bản vẽ:
Double-click vào “MẶT BẰNG KẾT CẤU TẦNG 1” để hiện lên bảng sửa text. Đây là đối tượng
Mtext nên phải click vào ô ba chấm “…” phía cuối text để hiện lên bảng sửa text. Ctrl+A để chọn
toàn bộ dòng text này tiếp theo click chuột phải vào text , chọn “insert field” như hình dưới:

6

Tại bảng hiện lên, chọn “CurrentSheetTitle” và “Uppercase” – Click OK

Đây là tên của bản vẽ nên ta chọn “CurrentSheetTitle”

3- Tỷ lệ:
Double-click vào “1/100” để hiện lên bảng sửa text. Sau đó click chuột phải vào “1/100” , chọn
“insert field”

7

Tại bảng hiện lên, chọn “CurrentSheetCustom” và “Uppercase”. Trong mục “Custom property
name” nhập mô tả cho đối tượng này ví dụ “3-TỶ LỆ”. Lưu ý trong SheetSet properties, khi
muốn thêm mục tỷ lệ này hiện lên trong danh mục tự động thì phải tạo NAME giống với tên “3TỶ LỆ” vừa tạo.– Click OK
Đây là mục tùy chọn theo mục đích sử dụng nên ta chọn “CurrentSheetCustom”

Tương tự ta có thể gán field cho các đối tượng còn lại 4-REV, 5-DATE, 6-HM…. ở chế độ
“CurrentSheetCustom”
Kết quả như hình bên dưới. Tất cả các text đã chuyển thành ký hiệu “####” và sẵn sàng được
link với SheetSet khi ta thành lập SheetSet. Lưu ý, không được sửa text của các ký hiệu
“####”này nếu không sẽ mất chế độ link và tự cập nhật theo Sheetset.

8

2.3. Bước 3: Import Template Layout vào bản vẽ triển khai
Sau bước 1 và bước 2 ta đã tạo được file “A1-KET CAU“ có đầy đủ block attribute với các field
được gán sẵn. Lưu file này dưới dạng “A1-KET CAU.dwt“ để làm file template.
- Tại bản vẽ đang triển khai bất kỳ, lệnh units để đưa bản vẽ về đơn vị Millimeters
- Click chuột phải vào layout bất kỳ trên bản vẽ và chọn “from template“

- Trong bảng hiện ra, tìm đến file “A1-KET CAU.dwt“ đã lưu ở bước trên

- Chọn và double-click file “A1-KET CAU.dwt“, tiếp tục hiện lên 1 bảng xuất hiện tên các layout
9

- Chọn và double-click vào layout name “A1-KET CAU“.
Như vậy trong bản vẽ đang triển khi sẽ xuất hiện thêm 1 layout “A1-KET CAU“ có đầy đủ các
tính năng sau:
+ Có Xref Khung A1
+ Có Block attribute đã được gán field
Công việc còn lại là tạo lệnh Mview để đưa bản vẽ từ model vào khung tên.
Từ layout này, muốn thêm layout thì chỉ việc copy layout là được đầy đủ tính năng trên.

2.4. Bước 4: Tạo SheetSet
Bước 1: Tạo 1 file sheetset mới
- Gõ lệnh sheetset, trong bảng hiện lên chọn “New sheet set“

10

Trong bảng hiện lên, chọn “ Existing drawings”, tiếp theo “next”

Trong mục “Name of new sheet set“ nhập tên của dự án. Đây sẽ là tên của file sheetset
Trong mục “Store sheet set data.....“ ta chọn nơi sẽ lưu file sheetset này.
11

Bước 2: Tạo các Subset con của sheetset
- Click chuột phải vào tên sheetset trong bảng sheetset manager, chọn “New subset“, trong
bảng hiện lên tiếp theo nhập nội dung tên cần nhập cho Subset.

12

- Có thể tạo nhiều Subset cho nhiều đầu mục công việc. Trong mỗi Subset cũng có thể tạo các
Subset con cấp 2, cấp 3.... bằng cách làm tương tự.
Bước 3: Import các layout bản vẽ vào sheetset
- Sau khi các bản vẽ được đưa vào layout (chú ý mỗi layout chỉ chưa 1 bản vẽ và không tự sửa
các ký hiệu #### trong block attribute khung tên)
- Từ bảng sheetset manager, click chuột phải vào tên sheetset (nếu muốn import bản vẽ vào
sheetset“ hoặc click chuột phải vào tên Subset (nếu muốn import bản vẽ vào subset), tiếp theo
chọn “import Layout as Sheet“.

13

- Trong bảng hiện ra tiếp theo, tìm đến đường dẫn file bản vẽ cần import và chọn open

- Trong bảng hiện ra tiếp theo, click chọn các layout cần import và click bỏ chọn ô “Prefix sheet
titles with file name“. Tiếp theo chọn “Import Checked“

- Trong bảng sheetset manager sẽ xuất hiện các bản vẽ như hình dưới

14

Bước 4: Sửa tên Sheet (vừa được import vào sheetset) để tự động cập nhật vào khung tên
- Click chuột phải vào sheet muốn sửa, chọn “Rename & Renumber“

15

- Trong bảng hiện lên tiếp theo, điền các nội dung vào các ô trong bảng:

+ Number: Số hiệu bản vẽ; SheetTitle: Tên bản vẽ
+ Click chọn ô “Sheet title“ và ô “Prefix with sheet number“ để tự cập nhật tên của Layout
+ Click OK để đóng bảng trên và gõ lệnh regen để khung tên cập nhật số hiệu bản vẽ và tên
bản vẽ.
Và đây là kết quả:

Trong hình trên, tên số hiệu bản vẽ, tên bản vẽ và tên layout đã tự cập nhật sau lệnh regen
16

Bước 5: Tiếp theo ta add thêm các tham số 3-Tỷ lệ; 4-Rev; 5-Ngày nộp; 6-Hạng mục vào
Sheetset để hoàn thiện nốt khung tên
- Từ bảng Sheetset manager, Click chuột phải vào tên sheetset, chọn Properties.
- Trong bảng hiện lên chọn “Edit Custom Properties“

- Trong bảng tiếp theo, click Add

17

- Trong bảng tiếp theo, điền vào mục Name: 3-TỶ LỆ, mục Owner chọn Sheet

Lưu ý mục Name phải nhập đúng nội dung đã khai báo field cho phần tỷ lệ (xem trang 8)
Khai báo tương tự cho các mục 4-Rev; 5-Ngày nộp; 6-Hạng mục.
Tiếp theo, Click chuột phải vào sheet bản vẽ, chọn Properties để nhập các giá trị vừa khai báo.

18

Nhập các mục cần thiết như hình dưới:

Sau khi nhập xong, click OK được kết quả thế này đây:

19

Bước 6: Thêm layout
Trong cùng 1 file bản vẽ, sau khi đã tạo được 1 layout bản vẽ chuẩn như các bước trên, để tạo
thêm 1 layout mới chỉ cần copy layout đã tạo bằng cách click chuột phải vào layout đã có, chọn
“move or copy layout“

Trong bảng hiện ra tiếp theo, chọn tên layout cần copy, click chọn ô “create a cop“, click OK

Tiếp theo, ta import layout mới tạo này và sửa properties cho sheet mới này tương tự sheet đã
sửa ở bước trước.
Như vậy, cơ bản đã hoàn tất các bước thiết lập và quản lý sheetset

20

2.5. Tạo danh mục bản vẽ tự động từ sheetset
Đây là bước đơn giản, từ SheetSet click chuột phải chọn “ Insert Sheet List Table”

Trong bảng tiếp theo, mục Table Style Name chọn dấu .... để thiết lập font chữ cho danh mục

21

Trong bảng tiếp theo, chọn New để tạo Style mới hoặc Modify để sửa Style sẵn có

Lần lượt thiết lập các mục General, Text...

Sau khi thiết lập xong, click OK để về bảng ban đầu.
Click “Add“ để thêm các mục sẽ xuất hiện trong danh mục, click vào cột bên trái để chọn các
field sẽ xuất hiện như bảng dưới:

22

Click OK và đây là kết quả:

23

Trong trường hợp danh mục quá dài, click vào danh mục, click chuột trái vào mũi tên hình tam
giác phía cuối danh mục và kéo lên trên, ta có thể tách danh mục thành 2 cột như hình sau
hoặc nhiều hơn 2 cột tùy thích

2.6. Thiết lập máy in và in PDF bản vẽ
Bước 1: Thiết lập máy in
Từ Sheetset manager, chuột phải chọn như hình sau:

24

Trong bảng hiện ra, chọn New sau đó nhập tên máy in. Ví dụ: A1-Ket cau PDF

Trong bảng tiếp theo, lần lượt chọn như hình vẽ:

Trong đó:
+ Mục Printer/Plotter chọn máy in DWG To PDF.pc3 để xuất bản vẽ sang PDF
+ Mục Plot style table chọn nét in cho bản vẽ, ví dụ: Ketcau A1.ctb
+ Mục Paper size chọn khổ giấy cho bản vẽ, ở đây là ISO full bleed A1 (594.00x841.00mm)
+ Mục Plot area chọn Extents và click chọn Center the plot
+ Mục Scale chọn tỷ lệ 1:1
+ Mục Drawing orientation chọn Landscape
Bước 2: In bản vẽ sang PDF

25