Cuộc đời của ca sĩ kim anh là ai?

Kim Anh thuộc thế hệ ca sĩ trưởng thành sau năm 1975 tại hải ngoại. Khi nhắc đến giọng hát Kim Anh, người ta nhớ ngay đến ca khúc nhạc Hoa nổi tiếng là Mùa Thu Lá Bay, nhạc phẩm đã làm nên tên tuổi và gắn liền với cả sự nghiệp ca hát của cô.

Bạn đang xem: Ca sĩ kim anh hải ngoại

Kim Anh sở hữu giọng ca khàn nhưng đặc biệt truyền cảm, sự nghiệp đạt đến đỉnh vinh quang vào khoảng giữa thập niên 1980. Tuy nhiên cuộc đời cô cũng từng phải chạm đến những đau khổ đến tận cùng.

Ca sĩ Kim Anh tên thật là Mạch Kim Anh, sinh năm 1953 ở vùng Lai Vung, Sa Đéc, nguyên quán ở Quảng Châu – Trung Quốc. Cha của cô sống ở Chợ Lớn, sau đó xuôi xuống miền Tây làm ăn và tạo dựng gia đình tại đây. Vùng Lai Vung có đặc sản nổi tiếng là nem Lai Vung, và gia đình Kim Anh chính là nơi đầu tiên sản xuất món ăn truyền thống này.

Thuở nhỏ Kim Anh rất thích nghe nhạc từ đài radio và tập hát theo, khán giả đầu tiên của cô là người cha hết mực yêu thương con. Kim Anh kể rằng mỗi lần ông gặp chuyện buồn là ông nói cô hát cho ông nghe bất kể loại nhạc gì, từ nhạc Hồ Quảng cho đến cải lương Văn Hường, Út Bạch Lan, Út Trà Ôn…


Năm 1969, Hạm đội của Hải Quân Mỹ có đề xướng một chương trình bảo trợ cho những học sinh trung học thuộc một số quận thuộc tỉnh Sa Đéc sang Mỹ học theo diện trao đổi du học sinh. Kim Anh lúc đó 16 tuổi, có tư chất thông minh và được nhận học bổng và sang Hoa Kỳ học tại thành phố Greenbelt của tiểu bang Maryland.

Trong một dịp tình cờ đi làm phiên dịch tiếng Việt cho những ban nhạc người Việt sang Mỹ biểu diễn ở nhà hàng của người Hoa, Kim Anh ngẫu hứng hát chơi một vài bài, những người trong ban nhạc nghe thấy hay nên khuyến khích cô theo nghiệp hát. Từ đó Kim Anh trở thành ca sĩ chính của nhà hàng và thường hát nhạc bằng tiếng Anh – tiếng Hoa.

Năm 1978, trong một đêm đi hát về, Kim Anh đã gặp một tai nan khủng khiếp vì gặp phải bão xoáy, xe bị va vào thành cầu. cô bị nặng nhất trong 3 người có mặt trên xe, bất tỉnh 3 tuần sau mới tỉnh lại. Toàn thân cô bị nhiều vết thương đau đớn, thời gian này cô đã phải tìm đến á pнiện để giảm đau và bị vướng vào đó một thời gian dài mới cai khỏi.


Thời gian sau đó cô vẫn đi hát ở nhiều vũ trường, nhưng tên tuổi Kim Anh chỉ thật sự trở thành một hiện tượng từ khoảng năm 1983, sau khi ra mắt cuốn băng nhạc mang tên Mùa Thu Lá Bay.

Click để nghe băng nhạc Mùa Thu Lá Bay năm 1982

Kim Anh kể lại vào khoảng năm 1982, cô nhận được thư của cha gửi từ Việt Nam với nội dung: “Ba rất nhớ giọng nói của con, con thu âm lại cho ba nghe, thu cả giọng cháu ngoại nữa”.

Xem thêm: Từ Mũ Cao Bồi Của Đặng Tiểu Bình Và Các Mục Tiêu Của Tq Trong Cuộc Chiến 1979

Đọc thư xong, cô có linh cảm là cha đang bệnh nặng, muốn về nước ngay nhưng thời gian đó không được phép về Việt Nam. Cô quyết định tự thực hiện một băng cassette với 11 bài hát cả lời Việt lẫn lời Hoa để gửi về Việt Nam cho cha nghe. Trong cuốn băng có ca khúc Mùa Thu Lá Bay được hát theo nguyên bản lời tiếng Hoa của diva Đài Loan – Đặng Lệ Quân.

Khi cuốn băng cassette này về được đến quê nhà thì cha của cô đã mất ba ngày, nhưng vẫn chưa thể nhắm mắt. Với phong tục của người Hoa thì đó là điều chẳng lành. Điều kỳ lạ sau khi người nhà mở cuốn băng lên và những câu tiếng Hoa đầu tiên của bài Mùa Thu Lá Bay cất lên thì mắt của người cha mới bắt đầu nhắm lại và từ khóe mắt trái một giọt nước mắt từ từ chảy ra… Sau hiện tượng đặc biệt này, ca sĩ Kim Anh bắt đầu có được những hào quang trong sự nghiệp ca hát.


Cuốn băng Mùa Thu Lá Bay này đã trở thành một hiện tượng đặc biệt, là một trong những băng nhạc bán chạy nhất hải ngoại vào thập niên 1980.

Ban đầu Kim Anh thực hiện băng Mùa Thu Lá Bay chỉ với ý định là để gửi về cho cha nghe nên không phát hành rộng rãi. Cô gửi tặng băng nhạc cho bạn bè và nhiều đồng hương người Việt, nhưng không ngờ có nhiều người yêu thích và bắt đầu liên hệ để đặt mua. Từ sau đó, tên tuổi của Kim Anh lên đến tột đỉnh của hào quang từ giữa thập niên 1980, cô cộng tác với nhiều vũ trường và phát hành rất nhiều băng nhạc.

Nói thêm về ca khúc Mùa Thu Lá Bay, thực ra bài hát này đã nổi tiếng ở miền Nam vào khoảng năm 1974, được Hương Lan hát lời Việt do nhạc sĩ Nam Lộc viết với bút danh là Lệ Thanh. Tuy nhiên sau đó bài hát này gần như bị rơi vào quên lãng, cho đến khi được Kim Anh hát ở hải ngoại vào thập niên 1980 bằng cả 2 phần lời Việt và Hoa.

Từ năm 1991, Kim Anh mới được trở về Việt Nam lần đầu tiên sau hơn 20 năm rời xa, gặp lại gia đình và thăm mộ cha. Năm 1992, trong một lần hát từ thiện cho các em khiếm thị ở trong nước nghe, có người đề nghị Kim Anh hát ca khúc Phố Đêm – một bài bị cấm ở trong nước. Cũng vì lý do này mà cô không về Việt Nam được nữa, cho đến tận 15 năm sau đó mới được về nước hát trở lại.

Kim Anh nói rằng cô rất thích đọc sách, đặc biệt là các tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn, và có thể nhờ đó mà cô trau dồi thêm được nhiều ngôn từ tiếng Việt để chuyển sang một vai trò mới từ cuốn Paris By Night 15 năm 1992, đó là làm MC, xuất hiện bên cạnh nhà báo Trần Quốc Bảo. Thời đó các MC thường là ứng khẩu, nghĩ tới đâu nói tới đó khi đối đáp với ca sĩ, chứ không có sẵn kịch bản như sau này, vì vậy người MC phải linh hoạt trong ngôn ngữ tùy theo từng hoàn cảnh.

Ca sĩ Kim Anh hát Mùa Thu Lá Bay trên Asia 9 năm 1995

Đến năm 1995, Kim Anh gặp nhiều chuyện buồn trong cuộc sống cá nhân nên dần dần rời xa sân khấu. Tròn 10 năm sau đó, cô mới xuất hiện trở lại trên các chương trình của trung tâm Asia, bắt đầu từ Asia 48 với ca khúc Nắng Chiều. Năm 2007, Kim Anh trở về Việt Nam và bắt đầu cộng tác với một số phòng trà ca nhạc.

- Nói đến cuộc đời ca sĩ hát “Mùa thu lá bay”, nhiều người thường nghĩ đến nỗi buồn nhiều hơn niềm vui. Vậy tình yêu của những người đàn ông đã đến với bà có đủ mang lại hạnh phúc và xua tan đau đớn?

- Khi còn ở Mỹ theo diện du học, tôi đã kết hôn lúc chưa tốt nghiệp phổ thông. Cuộc hôn nhân bấy giờ không vì tình yêu mà vì tôi cần người bảo lãnh để ở lại. Người đàn ông ấy thấy tôi quá trẻ cũng không muốn cưới. Đứa con ra đời một năm sau, đó là kết quả của hai cuộc đời ghép lại. Cuối cùng điều gì đến cũng phải đến. Chúng tôi chia tay, người ấy nuôi con để tôi được đi hát như ước nguyện của mình.

Sau này tôi bị tai nạn, khi rời khỏi chiếc xe lăn, việc đầu tiên tôi làm là quyết đi tìm con vì nhận ra không gì quý giá bằng con lúc này. Chồng cũ của tôi đã có vợ mới, cô ấy ngăn cản mọi cuộc gặp gỡ giữa mẹ con tôi. Tôi nhờ đến luật sư, nhưng khi ra tòa thì tôi nhận được kết luận với sức khỏe hiện tại tôi không thể nuôi con, chỉ có một ân huệ là thỉnh thoảng được gặp con cho đến khi nào khỏi bệnh hẳn.

Ca sĩ Kim Anh. Ảnh: NVCC

Còn người đàn ông thứ hai là một diễn viên kịch người Pháp. Anh gặp và yêu tôi trong thời gian tôi cai nghiện. Chúng tôi có với nhau một đứa con, từng sống những ngày hạnh phúc nhưng cuộc sống của vợ chồng nghệ sĩ, một người đi hát, một người đi diễn nhiều ghen tuông, hờn giận. Sau cơn tự ái vì lời “nói mỉa” của chồng về tính chung thủy, tôi lẳng lặng mua vé máy bay về Mỹ, chấm dứt một tình yêu tưởng chừng đã là cứu cánh, là bến đỗ cuối cho cuộc đời mình.

- Các con bà có bao giờ trách mẹ đã không giữ được cuộc sống gia đình êm ấm?

- May mắn cho tôi là các con đều ngoan ngoãn, có hiếu. Dù bao năm xa cách, có tuổi thơ thiệt thòi nhưng các con tôi luôn bản lĩnh, sớm trưởng thành. Con đầu của tôi học kế toán, không liên quan gì đến nghiệp ca hát nhưng khi tôi làm cuốn băng để gửi về Việt Nam, cháu đã cùng tôi ghép vỏ, dán nhãn thật cẩn thận. Con thứ hai của tôi năm nay đã 28 tuổi, đang hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc.

Sao nhiều người cứ nói đến tiền?

- Bà chia sẻ thế nào về việc trở về Việt Nam hát suốt thời gian qua? Liệu thu nhập có đủ để bà trang trải cuộc sống không?

- Năm 1991, tôi nhận được lời mời về nước biểu diễn. Lúc đó, tôi đã không còn lộng lẫy, vinh quang như thời son trẻ nhưng khán giả vẫn đón nhận nồng nhiệt, yêu mến. Có khán giả còn viết ca khúc Ánh sáng và bóng đêm để tặng tôi và nói rằng mọi cuộc gặp gỡ, sẻ chia hay mất mát trên đời đều là định mệnh. Còn về thu nhập, tôi không hiểu sao nhiều người cứ nói đến bao nhiêu ngàn đô, tiền tỉ… những điều đó liệu có thể định vị được giá trị con người hay không?

Tôi quan niệm tiền nhiều thì tiêu nhiều, tiền ít thì tiêu ít. Thu nhập chính của tôi là thù lao hát phòng trà, sự kiện và phục vụ khán giả miễn phí. Thỉnh thoảng, có thời gian rảnh rỗi tôi lại đi hát trong chùa, ăn cơm chay hoặc thăm các cụ trong viện dưỡng lão.

- “Bài không tên số 2” cũng là một ca khúc bà từng thể hiện thành công, có ý: Đời một người con gái, ước mơ nhiều nhưng cuối cùng chỉ còn mối tình mang theo. Vậy với bà, mối tình nào mang lại nhiều day dứt?

- Bao nghiệt ngã, vinh quang tôi trải qua trong đời đều lắng đọng lại mãi trong tâm trí. Hạnh phúc của tôi là gặp được người mình ước mơ, gặp được người mình chưa bao giờ gặp và vin vào những niềm vui cuộc sống. Với những người đàn ông đã đến và đi, tôi nợ người chồng đầu tiên một lời cảm ơn vì đến lời yêu tôi cũng không thể nói hay câu tôi muốn nói nhất là “Em vô cùng trân trọng anh” thì cũng không nói được. Thôi, tôi đành giữ mãi những tình cảm ấy trong tâm mình vậy!

Cảm ơn ca sĩ Kim Anh về cuộc trò chuyện!

Là ca sĩ tên tuổi của thập niên 80, nhưng cuộc đời Kim Anh cũng nổi tiếng truân chuyên với nhiều nỗi buồn và nước mắt. Ca sĩ Kim Anh nhớ lại khoảng thời gian nhiều biến cố trong cuộc đời: “Năm 1978, khi tôi đang mưu sinh tại New York (Mỹ) thì chứng kiến một trận bão tuyết khủng khiếp. Một người quen đang đỗ xe trong garage cho tôi đi nhờ xe về nhà, nhưng xe qua cầu thì gặp tai nạn. Gần 3 năm trời tôi nằm trong nhà thương, sống nhờ vào lòng tốt của thiên hạ mà không một người thân bên mình. Bấy giờ, chân tay tôi bị liệt, mặt chằng chịt vết thương và toàn thân chịu gần 300 mũi khâu. Tôi đã xác định hoặc là mình sẽ chết, hoặc ngồi xe lăn cả đời như một “phế nhân”. Lúc đủ tỉnh táo, tôi giật mình nhớ ra mình còn giọng hát và có lẽ tai nạn thảm khốc này là định mệnh với một người hát nhạc buồn suốt đời chăng? May sao lúc hoạn nạn, tôi gặp những người tốt nhưng cuộc hồi sinh tưởng như đầy hy vọng ấy đã vụt tắt sau thời gian nằm điều trị, tôi lạm dụng thuốc lá và morphine để cắt cơn đau mà không lường được tất cả những thứ đó biến mình thành con nghiện. Suốt nhiều năm, tôi vật vã với ma túy. Mãi đến năm 1984, sau một cú sốc, tôi quyết đi Pháp cai nghiện. Gia đình người quản trang ở một nghĩa trang miền Đông nước Pháp đã cưu mang tôi. Tôi dự định sống an phận tại Pháp nhưng định mệnh lại “xua” thân phận đầy thương tổn của tôi cất bước khắp nơi”.


Video liên quan

Chủ đề