Đặc điểm của sinh viên ngoại ngữ

Chương trình học, định hướng chuyên ngành, chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm… của ngành hot này sẽ ra sao?

Lý do Ngôn ngữ Anh luôn nằm trong top ngành sinh viên muốn theo học khá đơn giản: Tiếng Anh ngày càng trở nên quá phổ biến và cần thiết trong thời đại kinh tế toàn cầu. Cho dù bạn có đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, bạn cũng có thể tìm thấy một ai đó nói tiếng Anh.

Đi nước ngoài là chuyện khá bình thường, nhưng xuất ngoại để học và nhất là học bằng học bổng, được tài trợ toàn phần hoặc bán phần thì sẽ khá khó khăn. Chưa hết, thời sinh viên mà được đi giao lưu, chương trình trao đổi, tình nguyện viên này nọ với sinh viên nước khác thì còn gì tuyệt vời hơn, phải không? Ngành Ngôn ngữ Anh sẽ mang lại cho bạn những cơ hội đó.

Là cựu sinh viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) và hiện tại đã tốt nghiệp được 2 năm, cô gái Đặng Thị Ngoan đã có những chia sẻ về ngành học này với mong muốn giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn, bao gồm: Chương trình học, định hướng chuyên ngành, chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm…

Đặc điểm của sinh viên ngoại ngữ

Đặng Thị Ngoan tốt nghiệp xuất sắc ngành kép Ngôn ngữ Anh và Kinh tế Quốc tế, là cựu sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS), năm 2019, với GPA đạt 3.78.

*Lưu ý: Bài viết dựa trên những trải nghiệm tại ULIS, có thể không đúng với ngành Ngôn ngữ Anh ở các trường khác.

1. ĐẦU VÀO

Ngoan thi đại học năm 2015, là năm đầu tiên Bộ Giáo dục đổi mới hình thức thi, cũng là năm đầu Đại học Quốc gia tổ chức thi Đánh giá năng lực. Ngoan vượt qua 1 bài thi ĐGNL 140 câu và 1 bài thi trắc nghiệm tiếng Anh với số điểm ĐGNL 108/140, tiếng Anh 9.125/10. Ngưỡng điểm đầu vào của ngành NNA ULIS năm đó là ĐGNL trên 70 điểm, tiếng Anh 8.375.

2. CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Năm Ngoan học là theo chương trình đào tạo hệ chuẩn, mức học phí 4 triệu/kỳ. Hiện nay trường đã chuyển sang chương trình đào tạo CLC với học phí 35 triệu/năm.

Về chương trình học, trong 2 năm đầu tiên sẽ học các môn tiếng và môn đại cương, 2 năm cuối học các môn chuyên ngành, thực tập nghiệp vụ, làm khóa luận tốt nghiệp (hoặc học môn thay thế khóa luận). Môn tiếng ở đây tức là học 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết, học cả tiếng Anh social (thiên về xã hội) và tiếng Anh academic (mang tính học thuật hơn).

Sau khi học hết các môn tiếng này bạn có thể thi chuẩn đầu ra VSTEP, trình độ C1. Còn các môn đại cương tức là các môn mà khoa nào, ngành nào cũng phải học, như: Thể dục, Triết, Toán cao cấp, Tư tưởng, Đường lối… Nếu theo đúng lộ trình thì học xong năm 2 bạn đã có thể hoàn tất các môn này.

Đặc điểm của sinh viên ngoại ngữ

Góc check in huyền thoại của ULIS.

Trong khi đó, các môn chuyên ngành tức là các môn bạn học để phục vụ cho định hướng chuyên ngành của bạn, ngành nào học của ngành đó. Ví dụ ngành Ngôn ngữ Anh có các môn học chuyên sâu về kiến thức ngôn ngữ như: Ngôn ngữ học tiếng Anh, Đất nước học Anh – Mỹ, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa, Ngữ dụng… Và sâu hơn, trong định hướng Biên phiên dịch thì có các môn: Lý thuyết dịch, Biên dịch, Phiên dịch, Nghiệp vụ Biên phiên dịch.

Về thực tập thì bạn có thể bắt đầu đi thực tập ở cuối năm 3 hoặc sớm hơn và thực tập tại các công ty, cơ quan có liên quan đến chuyên ngành của mình. Khi thực tập xong thì sẽ phải làm báo cáo thực tập để nộp lại cho khoa. Về khóa luận tốt nghiệp thì bạn có thể lựa chọn làm nghiên cứu hoặc học 2 môn thay thế.

3. CHUẨN ĐẦU RA

Ngành Ngôn ngữ Anh có chuẩn đầu ra là trình độ C1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Bài thi đánh giá chuẩn đầu ra là bài thi VSTEP, gồm 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và học hết năm 2 là bạn có thể đăng ký thi rồi. Lưu ý là hiệu lực của chứng chỉ VSTEP là 2 năm nên bạn cần cân nhắc thời gian thi để đến khi xét tốt nghiệp thì vẫn còn hiệu lực.

4. ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM

Ngành Ngôn ngữ Anh của ULIS có 4 định hướng chuyên ngành: Quản trị học, Phiên dịch, Ngôn ngữ học ứng dụng, Quốc tế học.

Quản trị học: Học các kiến thức chuyên sâu về quản trị, đặc biệt là quản trị văn phòng. Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp: Nhân viên quản trị văn phòng, Nhân viên quản lý dự án, Phòng nhân sự thuộc các cơ quan, công ty, Nhân viên điều hành du lịch, Cán bộ truyền thông, Trợ lý/quản trị kinh doanh.

Phiên dịch: Các kiến thức, kỹ năng phục vụ cho việc biên phiên dịch. Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp: Biên dịch viên/Phiên dịch viên/Biên tập viên, Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại/Hướng dẫn viên du lịch.

Đặc điểm của sinh viên ngoại ngữ

Điểm chuẩn Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021.

Ngôn ngữ học ứng dụng: Nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ. Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp: Cán bộ giảng dạy Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học ứng dụng tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh, Cán bộ phụ trách báo chí truyền thông tại các cơ quan, Tư vấn cho các nhà sản xuất phim ảnh, Biên tập viên cho các tạp chí, báo, nhà xuất bản song ngữ và làm việc tại các cơ quan kinh doanh, tổ chức sự kiện.

Quốc tế học: Các kiến thức chuyên sâu về khu vực và các vấn đề quốc tế, đặc biệt là các vấn đề của các nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ. Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp: Cán bộ đối ngoại tại các cơ quan, Biên tập viên cho các tạp chí, báo, nhà xuất bản văn hóa, chính trị và làm việc tại các cơ quan kinh doanh, tổ chức sự kiện.

MỘT VÀI THẮC MẮC CHUNG KHÁC

Tiếng Anh chỉ ở trình độ Khá thì có thể vào ULIS được không? Theo Ngoan, để đạt đầu vào ULIS thì các bạn hãy trau dồi ngữ pháp tiếng Anh, làm nhiều đề thi thử, ôn luyện kỹ càng để có điểm thi tiếng Anh THPTQG cao cao một chút. Kinh nghiệm là không chủ quan nhưng cũng đừng quá tự ti, thời gian than vãn hãy dành để cải thiện kiến thức hết sức có thể.

Đặc điểm của sinh viên ngoại ngữ

Không giỏi Nghe – Nói – Đọc – Viết thì có theo được môn tiếng không? Ngoan tự nhận xét bản thân khi bước vào ngành Ngôn ngữ Anh không có gì ngoài kiến thức ngữ pháp, nhưng cô nhận thấy được những yếu kém của bản thân để cải thiện dần dần và đạt được kết quả cũng khá ổn. Bạn có 2 năm để nâng cao các kỹ năng tiếng của bản thân.

ULIS có deadline siêu khủng? Điều này Ngoan công nhận. Ngay học kỳ đầu tiên cô cho biết, mình đã bị choáng ngợp trước khối lượng bài tập/bài tập nhóm của sinh viên ULIS. Nhưng deadline cũng chính là thứ khiến mình dày dạn hơn, chịu áp lực tốt hơn và biết sắp xếp thời gian hợp lý hơn nữa.

Học ULIS có dễ được bằng Khá/Giỏi không? Ở bất cứ ngôi trường nào thì để đạt được bằng tốt nghiệp Khá/Giỏi, bạn cũng cần phải nỗ lực, nghiêm túc và coi trọng tất cả các môn. Với ULIS thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp bằng Khá/Giỏi cũng tương đối cao.

ULIS hay HANU (trường Đại học Hà Nội)? Cái này thì rất khó để so sánh vì mỗi trường lại có những lợi thế riêng. Với riêng Ngoan thì ULIS đã cho cô rất nhiều ưu ái và cô cảm thấy thực sự may mắn vì đã thuyết phục được bố mẹ cho mình chọn ngôi trường này.

Theo Tổ Quốc

Đặc điểm của sinh viên ngoại ngữ

Tiếng Anh được áp dụng trong các bài giảng 

Hướng đến một môi trường giáo dục quốc tế, rất nhiều trường đại học hiện nay có yêu cầu gắt gao về ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh đối với sinh viên trước khi tốt nghiệp như Ielts, Toeic,.. Nhiều trường sẽ chọn giảng viên nước ngoài để giảng dạy cho nhiều bộ môn khác nhau. Thậm chí một số trường đưa Tiếng Anh vào làm ngôn ngữ giảng dạy dưới hình thức song ngữ để nâng cao chất lượng đầu ra về ngoại ngữ cho sinh viên.

Áp dụng song ngữ vào phương pháp giảng dạy mang lại nhiều mặt tích cực cho sinh viên, song cũng mang lại khó khăn nhất định đối với những sinh viên yếu tiếng Anh. Do đó, việc sinh viên cần tự bổ sung kiến thức ngoại ngữ cho bản thân là việc làm rất cần thiết, không chỉ giúp các bạn giỏi một môn tiếng Anh mà còn tiếp thu được khối kiến thức của những môn học khác.

Đặc điểm của sinh viên ngoại ngữ
Đại học Hoa Sen là một trong số các trường áp dụng song ngữ vào phương pháp giảng dạy

Tiếng Anh là công cụ tìm kiếm tư liệu 

Bên cạnh Tiếng Anh – ngôn ngữ được xem là cần thiết sau “tiếng mẹ đẻ”, sinh viên các khoa chuyên ngành khác nhau sẽ phải trang bị thêm cho mình những loại ngôn ngữ phù hợp với từng chuyên ngành để giúp tăng hiệu quả trong việc học tập và cơ hội nghề nghiệp sau này như tiếng Trung, Hàn, Nhật,… 

Đặc điểm của sinh viên ngoại ngữ
Tiếng Anh bổ trợ thêm kiến thức mới cho sinh viên

Việc sinh viên bổ sung tiếng Anh sẽ giúp tăng khả năng tìm kiếm, tiếp nhận các kiến thức mới từ các trang báo nước ngoài, các sách của tác giả ngoại quốc, các trang thông tin từ nhiều quốc gia. Từ đó hình thành và xây dựng, bồi đắp thêm lượng kiến thức bền vững cho sinh viên theo các chuyên ngành nhất định đã học. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể học được nhiều kỹ năng, phát triển tư duy sáng tạo riêng, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho sinh viên sau này.

Cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ các quốc gia

Tìm hiểu và học tiếng An h, sinh viên sẽ được biết thêm về những nét đặc trưng của vùng đất đó về văn hóa, vẻ đẹp truyền thống của quốc gia, các địa điểm nổi bật,… 

Đặc điểm của sinh viên ngoại ngữ
Một hoạt động trong chương trình giao lưu văn hóa Việt – Hàn của sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Tiếng Anh không chỉ đơn thuần là một tiếng nói mới, đó thể hiện một nét đặc trưng nổi bật riêng của từng quốc gia. Khi học Tiếng Anh, sinh viên sẽ nhận dạng thêm được cách dùng từ, cách đảo ngữ khéo léo và linh hoạt. Hoặc đón nhận tiếng Nhật, sinh viên sẽ hiểu thêm về các lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán và cách tạo nên một từ ngữ kì công đến mức nào. 

Hiểu thêm về những nét văn hóa đặc trưng từ những nơi xa sẽ phần nào thúc đẩy cho sinh viên có tầm nhìn xa hơn, định hướng đường đi tốt hơn trong tương lai và có suy nghĩ mới mẻ, đặc sắc.

Phát triển cơ hội nghề nghiệp tương lai 

Các ngành như Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Thái,.. không chỉ dạy bạn cách biết viết, biết đọc tiếng của đất nước đó mà còn được khám phá những nét đẹp, trang phục truyền thống, tiếp xúc với giáo viên, doanh nghiệp của quốc gia này. Thậm chí sẽ được kiến tập, trao đổi chương trình học với các trường đại học tại đất nước của họ. Điều này giúp ích rất lớn để sinh viên khi bước chân đi làm, vào những môi trường đa văn hóa, các doanh nghiệp của nước ngoài sẽ không bị bỡ ngỡ và sớm thích nghi với môi trường làm việc.

Sinh viên có tiếng Anh còn giúp tăng khả năng làm việc với các đối tác nước ngoài trong tương lai. Từ đó, tạo nên nguồn kinh tế ổn định, có vị trí nhất định trong xã hội và ảnh hưởng tích cực cho bản thân. Lựa chọn một ngôn ngữ để theo đuổi sẽ không bao giờ là thừa nếu như bạn muốn có một công việc tốt.

Đặc điểm của sinh viên ngoại ngữ
Cơ hội được phát triển chuyên ngành và hội nhập quốc tế

Cải thiện kỹ năng giao tiếp, cách dùng từ

Học tiếng Anh sẽ giúp sinh viên cải thiện nhiều về kỹ năng giao tiếp và cách dùng từ. Tiêu biểu trong quá trình học và rèn luyện. Sinh viên sẽ được trau dồi và trang bị 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Cả 4 kỹ năng trên sẽ bổ sung và giúp ích nhiều trong quá trình giao tiếp cũng như dùng từ cho sinh viên thêm nhạy bén, hiệu quả

Đặc điểm của sinh viên ngoại ngữ
Student Debate 2017 – Cuộc thi biện luận tiếng Anh của Trường Đại học Hoa Sen

Việc cải thiện được kỹ năng giao tiếp, sinh viên sẽ thêm tự tin khi tiếp xúc với bạn bè, hoặc đối tác trong tương lai. Điều sẽ giúp tăng thêm khả năng cải thiện kỹ năng mềm cho sinh viên bổ trợ đắc lực cho việc học và thực tập sau này

Tóm lại, việc bổ sung tiếng Anh là điều cần thiết cho sinh viên. Học tiếng Anh sẽ có rất nhiều khó khăn ban đầu nhưng nếu quyết tâm cải thiện và phát triển bạn sẽ đạt được những thành công đáng mong ước!

Trung Tín