Đại học Tài nguyên và Môi trường là trường top mấy

Sứ mạng gắn với tài nguyên môi trường nhưng đào tạo ồ ạt Quản trị kinh doanh, Kế toán, Du lịch khách sạn

Thời gian vừa qua, nhiều độc giả là phụ huynh có con vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phản ánh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam những băn khoăn của mình về việc tuyển sinh, đào tạo của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Phụ huynh cho rằng Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội không phải là trường có thế mạnh về đào tạo kinh tế, dịch vụ tại sao lại tuyển sinh các ngành này số lượng lớn đến vậy?

Đáng chú ý, riêng số lượng thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét học bạ được trường công bố vào tháng 8/2021 thì ngành học là Kế toán; Quản trị kinh doanh có con số trúng tuyển mỗi ngành đến hơn 2.600; 2.700 sinh viên. Chưa kể, ngoài phương thức xét tuyển học bạ, trường này còn tuyển sinh đặc cách, theo kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thông

Phụ huynh dẫn chứng, ngành Quản trị kinh doanh có số lượng thí sinh trúng tuyển được công bố lên tới 2.714 sinh viên. Vị này không hiểu một ngôi trường được thành lập với sứ mạng đào tào các ngành liên quan tài nguyên, môi trường tại sao lại tuyển sinh, đào tạo các khối ngành kinh tế số lượng nhiều đến vậy. Quan trọng là cơ sở vật chất, giảng viên có đảm bảo khi tuyển số lượng sinh viên các ngành không phải thế mạnh của trường lớn như vậy?

Không chỉ 2 ngành trên, theo tìm hiểu của phóng viên, các ngành không mấy liên quan đến sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội như: Marketting, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hay Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cũng có số lượng tuyển sinh, trúng tuyển cao ngất ngưởng.

Sứ mạng và tầm nhìn đến năm 2035 được Trường đại học Tài nguyên và Môi trường thể hiện rõ là "đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về lĩnh vực tài nguyên và môi trường". Ảnh chụp màn hình

Theo thông tin đăng tải công khai trên website của trường, sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được nhắc đến là: Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trải qua hơn 60 năm hình thành phát triển, Trường đã và đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những trường đầu ngành của đất nước.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, tầm nhìn đến 2035, "Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phấn đấu trở thành trường đại học trọng điểm về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực và tiệm cận với các cơ sở đào tạo đại học uy tín quốc tế; là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tài nguyên - môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững".

Với mục tiêu giáo dục được nhà trường này đề ra rõ ràng là Đào tạo ra những con người có phẩm chất, trí tuệ, sức lực và trách nhiệm với đất nước; có đủ năng lực, trình độ để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phục vụ nhu cầu xã hội; có khả năng tự học, tự nghiên cứu để tự nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ.

Và mục tiêu phát triển nhà trường trong tương lai là: Xây dựng và phát triển Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các lĩnh vực tài nguyên và môi trường; đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đến năm 2035, trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo định hướng ứng dụng.

Cũng trong sứ mạng được Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công bố, chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến mục: Vì sự nghiệp tài nguyên và môi trường, có nhắc đến việc: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đào đạo nhân lực phục vụ công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về lĩnh vực tài nguyên và môi trường góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên, môi trường[1].

Ngành Quản trị khách sạn được giới thiệu trong số các ngành được đào tạo tại trường đại học có đặt ra mục tiêu đến 2035 là "trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tài nguyên - môi trường". Ảnh chụp màn hình: Hunre.edu.vn

Vì thế, khi chúng tôi đối chiếu với Thông tư 22/ 2017/TT-BGDĐT ngày 6/9/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành với những điểm mới về Quy định các điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học, có thể thấy nhiều điểm gây băn khoăn:

Cụ thể, trong mục 1, Điều 2 của Thông tư 22 có đề cập đến điều kiện để mở ngành đào tạo trình độ đại học, thì ngành đăng ký đào tạo của trường đó phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học; phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, miền và cả nước và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo [2].

Ngành Thủy văn học có 4 thí sinh trúng tuyển, Quản lý biển tuyển được 9 thí sinh theo phương thức xét học bạ

Bên cạnh đó, khi chúng tôi tìm hiểu về chỉ tiêu và số lượng thí sinh đăng ký, thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thì cũng có nhiều điểm phải lưu tâm.

Về chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng sinh viên trúng tuyển mà nhà trường công bố trong Đề án tuyển sinh mấy năm gần đây và trên trang thông tin tuyển sinh của trường năm 2021 có thể thấy, các ngành nghề then chốt gắn liền với sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của trường đều rất thấp, lượng thí sinh trúng tuyển không nhiều, có ngành chỉ có dưới 10 thí sinh trúng tuyển.

Cụ thể, trong năm 2019, các ngành như Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, Khí tượng khí hậu học, Thủy văn học, Kỹ thuật địa chất, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý biển có số chỉ tiêu là 40 sinh viên. Số lượng sinh viên trúng tuyển nhập học với những ngành này được công bố cũng cực kỳ thấp. Kỷ lục có các ngành như: Biến đổi khí hậu phát triển bền vững, Quản lý biển và Quản lý tài nguyên nước chỉ có 1 sinh viên trúng tuyển nhập học theo công bố.

Trái lại, cũng trong năm học này, các ngành như: Luật, Kế toán, Công nghệ thông tin, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có chỉ tiêu công bố lại cao.

Trong mùa tuyển sinh năm 2021, số lượng chỉ tiêu cho các ngành được Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công bố giữa các ngành then chốt với các ngành mới cũng có tình cảnh tương tự. Có thể thấy, số chỉ tiêu dành cho các ngành "trái" sự mệnh của trường vẫn áp đảo số chỉ tiêu so với các ngành đào tạo then chốt trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.

Số lượng sinh viên trúng tuyển theo kết quả xét tuyển học bạ được công bố trong năm học này cũng đang tạo ra một bức tranh tương phản rõ rệt giữa các ngành nghề đào tạo của nhà trường.

Cụ thể, các ngành như: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Marketting, Công nghệ thông tin có trên 2 nghìn sinh viên trúng tuyển chỉ tính riêng ở phương thức xét tuyển theo học bạ. Còn số lượng trúng tuyển được nhà trường công bố trong các ngành chuyên biệt về tài nguyên môi trường gắn với sứ mạng của trường lại vô cùng ảm đạm. Cụ thể: Thủy văn học [4 sinh viên], Quản lý biển [9 sinh viên], Kỹ thuật địa trắc bản đồ [21 sinh viên] hay ngành Khí tượng và khí hậu học chỉ có 27 sinh viên trúng tuyển.

Một số con số về chỉ tiêu và số lượng thí sinh trúng tuyển Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại trụ sở chính Hà Nội công bố qua các năm:

Trong năm 2019, chỉ tiêu các ngành then chốt liên quan đến lĩnh vực môi trường [tô màu đỏ] có chỉ tiêu rất ít, số lượng thí sinh trúng tuyển nhập học chỉ có 1 sinh viên. Các ngành mới [tô màu vàng] thì số chỉ tiêu và lượng sinh viên trúng tuyển nhập học cũng cao hơn hẳn, có ngành có gần 400 sinh viên trúng tuyển nhập học. Ảnh chụp màn hình: hunre.edu.vn

Số lượng thí sinh trúng tuyển công bố đợt 2 - xét tuyển theo kết quả học tập Trung học phổ thông [học bạ] năm 2021 tại Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có thể thấy rõ các ngành không mấy liên quan với sứ mạng, giá trị cốt lõi [tô màu vàng] có lượng thí sinh trúng tuyển lên tới hơn 2 nghìn. Tuy nhiên, các ngành then chốt của trường này [tô màu đỏ] lại có số lượng thí sinh trúng tuyển khá thấp, có ngành chỉ có 4 thí sinh trúng tuyển. Ảnh chụp màn hình: hunre.edu.vn

Tài liệu tham khảo:

[1].//www.hunre.edu.vn/su-mang-tam-nhin-gia-tri-cot-loi-muc-tieu-phat-trien-truong

[[2]. //moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-dai-hoc

Trung Dũng

Trước ngưỡng cửa đăng kí ngành, đăng kí trường chắc hẳn các em cũng đang phân vân và do dự nhiều lắm đúng không? Có lẽ vì thế mà thời gian gần đây trường nhận được nhiều tin nhắn hỏi về chọn trường. Đồng cảm và chia sẻ lắm với các em vì ai cũng từng như vậy. Các em đã đọc hết các bài viết rồi mà đến giờ vẫn còn băn khoăn thì đọc thêm bài này nữa nhé.

⁉️ CHỌN TRƯỜNG TOP HAY TRƯỜNG THƯỜNG “Học kinh tế là phải đến Neu, Ftu,… học công nghệ, kỹ thuật phải đến Hust,… hay những trường top này đào tạo mới chuẩn nhé,…” là những câu nói mà các em thường hay nghe thấy khi đọc những bài review về các trường đại học. Những câu nói như vậy có đúng không? Hi vọng những thắc mắc này của các em sẽ được giải đáp phần nào khi đọc những thông tin dưới đây nhé. Trường top là gì? Đây là những trường mà theo mọi người là những trường danh tiếng, có điểm trúng tuyển hàng năm cao ngất ngưởng, vượt trội hẳn so với các trường khác có cùng khối thi ở mỗi đợt thi. Hoặc theo một số người, trường top là những trường đại học ở Việt Nam nhưng dạy học theo chương trình của nước ngoài. Liệu trường top có phải là những trường tốt nhất không? Tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người nhưng theo ad không có trường đại học nào là tốt nhất, mỗi trường đều có những ưu và nhược điểm của mình. Ưu điểm: - Có môi trường học tập tốt, cơ sở vật chất hiện đại. - Thường các trường top có lịch sử phát triển khá lâu đời nên đây là một sự lựa chọn đáng tin cậy cho các bạn học sinh và các vị phụ huynh. - Khi em học trường top thì cha mẹ, người thân sẽ cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. - Với một số trường có mức học phí khủng, “Mây tầng nào gặp mây tầng ý”, em sẽ được tiếp xúc, giao lưu với những bạn có điều kiện kinh tế, ở tầng lớp “thượng lưu” (ví dụ như RMIT, FTU) Nhược điểm: - Nhiều trường top có học phí khá đắt đỏ, do luôn nâng cấp về cơ sở đào tạo cũng như mức độ đầu tư cao. Nếu như điều kiện gia đình không cho phép thì các em cũng nên cân nhắc ngay từ đầu. Vì lên đại học không chỉ phải có tiền học phí, mà sẽ có hàng trăm các loại phí khác nữa. - Để có cơ hội ghi danh vào các trường top trên, vượt qua tỷ lệ chọi rất cao thì kết quả học tập của các em phải rất xuất sắc để được tuyển thẳng, hoặc điểm thi THPT QG cũng phải đủ cao. Vậy, nếu trường top có chất lượng đào tạo tốt thì phải chăng trường thường, các trường còn lại chất lượng đào tạo sẽ kém? Câu trả lời là không. Mỗi trường đại học, để có thể mở ngành hay tuyển sinh ngành mới đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, vvv. Có rất nhiều lý do để quyết định đến điểm xét tuyển của một trường. Lý do thứ nhất, nếu như các trường top thường có lịch sử phát triển lâu đời, độ uy tín được khẳng định trong thời gian dài, tỷ lệ chọi cao thì những trường đại học mới hơn lại không được nhiều người biết đến, vì vậy tỷ lệ chọi cũng thấp. Ngoài ra, vị trí địa lý, trình độ cơ sở vật chất cũng là yếu tố tác động nhiều đến tỷ lệ chọi cũng như điểm xét tuyển. Bên cạnh đó, khi các trường mở ngành mới thì điểm tuyển sinh cũng thường thấp hơn các trường đã có truyền thống đào tạo lâu đời các ngành này. Vì để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường cũng như bảo đảm khả năng tự chủ tài chính của mình, bên cạnh việc đào tạo các ngành truyền thống, một số trường đại học cũng phải chủ động đổi mới, chuyển sang hướng đào tạo đa ngành đa nghề, và dĩ nhiên, phải đảm bảo chất lượng. Thậm chí, với những ngành mới mở, một số trường còn chú trọng đầu tư nhiều hơn, cập nhật kiến thức mới, tăng cường kỹ năng thực hành,... Vì vậy các em hoàn toàn có thể yên tâm, không phải trường thường, có điểm xét tuyển thấp thì chất lượng đào tạo cũng thấp.

Trường nào cũng vậy nếu các em không yêu thích và hứng thú với nó thì rất khó có thể đi hết 4 – 6 năm học ở đây. Và khi đã yêu thích và hứng thú với trường rồi thì chắc chắn các em có thể gạt bỏ hết những khó khăn trong công việc và học tập để tìm được niềm vui trong những tháng ngày sinh viên của mình.