Đàm phán tpp là gì

Ngày 05/10/2015, tại thành phố Atlanta (Hoa Kỳ) Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

1. TPP là gì

- TPP là cụm từ viết tắt của Trans - Pacific Strategic Economic Parnership Agreement, là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, hay, Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương.

- TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng (bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại), và mức độ cam kết rất cao (được đánh giá là FTA có mức độ cam kết cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam). Khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, Hiệp định TPP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay, với 800 triệu dân, Tổng GDP tới 28.000 tỷ USD, chiếm 40% GDP và khoảng 30% tổng thương mại toàn cầu.

- Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, thiết lập những tiêu chuẩn cao nhằm tăng cường thương mại và đầu tư, thúc đẩy sáng kiến, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm. Ngoài ra, TPP còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này như sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm hay an toàn lao động… TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế như chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động… Nói một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định hướng của TPP.

2. Những nước tham gia TPP

12 thành viên của TPP bao gồm: Australia (Úc), Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, United States (Hoa Kỳ), Việt Nam và Japan (Nhật Bản).

- Hiệp định TPP có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (còn gọi là P4), được ký kết ngày 03/6/2005, có hiệu lực từ ngày 28/5/2006 giữa 04 nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei.

- Năm 2007, các nưc thành viên P4 quyết đnmở rng phạm vi đàm phán ca Hiệp định này ra các vấn đdịch vụ tài chính và đtư; tiến hành trao đi với Hoa Kvề khnăng nưc này tham gia vào đàm phán mở rng ca P4. Tháng 09/2008, Hoa Kỳ thông báo quyết định tham gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số cuộthảo luận về mở ca thị trưng dịch vụ tài chính vi các c P4.

- Tiếp theo đó, tháng 11 năm 2008, Úc và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP.

- Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. Trước đó, tháng 10 năm 2010, Malaysia cũng chính thức tham gia vào TPP, nâng tổng số nước tham gia đàm phán lên thành 9 nước.

- Canada, Mexico tham gia năm 2012.

- Nhật Bản tham gia năm 2013.

12 nước thành viên TPP

3. Quá trình đàm phán và thực hiện TPP

- Quá trình đàm phán TPP được khởi động bằng vòng đàm phán đầu tiên tại Melbourn - Úc vào tháng 3/2010.

- Qua 19 vòng đàm phán chính thức, 04 phiên họp cấp Bộ trưởng Thương mại và hàng chục vòng đàm phán không chính thức cấp kỹ thuật hoặc cấp Trưởng đoàn đàm phán, việc đàm phán TPP đã hoàn tất vào tháng 10/2015 và chỉ sau đó 1 tháng, toàn văn hiệp định đã được công bố. 

- Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia TPP đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, New Zealand.

- Sau khi ký chính thức, các nước sẽ có thời gian 2 năm để thực hiện các quy trình nội bộ, hoàn tất thủ tục phê chuẩn tại Quốc hội để TPP có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản về việc các Bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ.

Nếu việc tất cả các thành viên thông qua không được thực hiện trong vòng 2 năm kể từ ngày ký Hiệp định, thì Hiệp định sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi hết thời hạn 2 năm đó, nếu có ít nhất 6 nước thành viên có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chiếm tối thiểu 85% tổng GDP của tất cả 12 nước, phê chuẩn.

- Dự kiến TPP sẽ có hiệu lực từ năm 2018.

3. Nội dung cơ bản của TPP

Hiệp định TPP bao gồm 30 chương, điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương về “các vấn đề xuyên suốt” nhằm bảo đảm Hiệp định TPP đạt được tiềm năng của mình về phát triển, tính cạnh tranh và tính bao hàm; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản về thể chế.

30 chương của Hiệp định TPP gồm:

1. Quy định chung và các định nghĩa

2. Thương mại hàng hóa

3. Dệt may

4. Quy tắc xuất xứ

5. Hải quan và thúc đẩy thương mại

6. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ

7. Rào cản kỹ thuật trong thương mại

8. Biện pháp phòng vệ thương mại

9. Đầu tư

10. Thương mại dịch vụ xuyên biên giới

11. Dịch vụ tài chính

12. Tạm nhập cảnh cho doanh nhân

13. Viễn thông

14. Thương mại điện tử

15. Mua sắm công

16. Chính sách cạnh tranh

17. Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền được chỉ định.

18. Sở hữu trí tuệ

19. Lao động

20. Môi trường

21. Hợp tác và phát triển năng lực

22. Năng lực cạnh tranh và hỗ trợ kinh doanh

23. Phát triển

24. Doanh nghiệp vừa và nhỏ

25. Sự đồng bộ trong quy định

26. Minh bạch và chống tham nhũng

27. Quy định về hành chính và thể chế

28. Giải quyết tranh chấp

29. Các vấn đề ngoại lệ

30. Điều khoản thi hành

PL - BTG

Hiệp định TPP là một trong những hiệp định kinh tế quan trọng của Thế Giới do bốn Quốc gia Brunei, Chile, New Zealand, Singapore sáng lập vào những năm 2005. Việt Nam là một trong những Quốc Gia tham gia hiệp định này. Vậy hiệp định TPP là gì? Phạm vi, những cơ hội, thách thức, cũng như những thay đổi đến hiện nay ra sao. Hãy cùng ECCI tìm hiểu trong bài viết này nhé!

TPP là gì?

TPP là cách viết tắt của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement) một hiệp định thỏa thuận thương mại tự do được ký kết được ký kết giữa 12 nước vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 tại Auckland, New Zealand sau 5 năm đàm phán với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Khởi đầu thỏa thuận là bốn Quốc gia Brunei, Chile, New Zealand, Singapore ký vào ngày 03/062005 và có hiệu lực ngày 28/02/2006. Hiện nay có tổng 12 quốc gia tham gia hiệp định này bao gồm: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Úc, Việt Nam, Peru, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật Bản.

Việt Nam đã chính thức ký kết TPP vào ngày 04/02/2016 và TPP sẽ bắt đầu có hiệu lực vào 04/02/2018.

Dấn thân vào TPP

TPP đang là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất từ khi Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) gồm Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Hiệp định này mở ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít phần thách thức. Vậy liệu chúng ta có dám “dấn thân” vào không?

Phạm vi

TPP bao gồm 12 nước có điều kiện địa lý, ngôn ngữ và lịch sử, quy mô và mức độ phát triển khác nhau. Các thành viên đều xem đây là một điểm độc đáo đáng trân trọng, bên cạnh đó cũng yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ, xây dựng năng lực cho các nước ở trình độ phát triển thấp hơn. Trong một vài giai đoạn chuyển tiếp, TPP cho một số thành viên một khoảng thời gian cần thiết để nâng cao năng lực và trình độ.

TPP bao gồm 30 chương, đề cập đến thương mại và các vấn đề liên quan: Từ thương mại hàng hoá, hải quan, thuận lợi thương mại,  hàng rào kỹ thuật, đầu tư, dịch vụ, thương mại điện tử, mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường…

Các nước cũng kỳ vọng thỏa thuận này sẽ giúp nâng cao mức sống của người dân, giảm nghèo, khuyến khích sự minh bạch, hiệu quả điều hành cũng như cải thiện việc bảo vệ người lao động, môi trường. Hiệp định cũng được xem là bước quan trong việc tiến gần tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Cơ hội: Tiếp cận thị trường toàn diện

TPP đưa ra chính sách miễn – giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan với hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Cụ thể là về nguyên tắc xuất xứ, 12 nước thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP. Các nhà nhập khẩu sẽ có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi về xuất xứ với điều kiện họ có các chứng từ chứng minh.

Thành lập ủy ban Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ủy ban này sẽ được họp định kỳ và xem xét những mức độ mà TPP có thể hỗ trợ, cân nhắc các cách thức để nâng cao những lợi ích của hiệp định và các nước thành viên, giám sát các hoạt động hợp tác hoặc nâng cao năng lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua  tư vấn xuất khẩu, hỗ trợ, đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; chia sẻ thông tin; cấp vốn thương mại và các hoạt động khác.

Điều này là minh chứng cho mục đích đảm bảo các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể được hưởng lợi từ thương mại.

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)

Để cắt giảm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp TPP, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các thành viên TPP nhất trí các quy định giúp xóa bỏ các quy trình kiểm tra và chứng nhận trùng lặp đối với các sản phẩm, thiết lập quy trình dễ dàng hơn giúp các công ty tiếp cận thị trường các nước TPP.

Phòng vệ thương mại

Trong hiệp định TPP cho phép một thành viên thực hiện một số biện pháp tự vệ tạm thời trong một khoảng thời gian cụ thể nếu việc nhập khẩu tăng đột biến do kết quả của việc cắt giảm thuế được thực hiện theo hiệp định TPP đủ để gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.
Các biện pháp này có thể được duy trì lên tới 2 năm, với việc gia hạn 1 năm, nhưng phải được tự do hóa dần dần nếu các biện pháp này đã kéo dài hơn một năm.

Thách thức Doanh nghiệp Nhà nước

Hiệp định TPP dành riêng một chương nói về doanh nghiệp Nhà nước, trong đó, xác định đây là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác. Doanh nghiệp Nhà nước trong TPP được đảm bảo có quyền tiến hành các hoạt động thương mại, trên cơ sở tính toán thương mại để cung cấp các dịch vụ công, nhưng không độc quyền và đảm bảo cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Tòa án có quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp, bảo đảm rằng các cơ quan hành chính quản lý một cách công bằng với tất cả các doanh nghiệp.

Chương này cũng quy định các trường hợp ngoại lệ cho doanh nghiệp Nhà nước không có ảnh hưởng trên thị trường TPP, cũng như những ngoại lệ cụ thể theo từng nước.

Cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài

Vì hàng hóa sẽ được miễn – giảm thuế quan trong khu vực các nước thành viên, nên không khó đoán trước được thị trường tiêu dùng Việt Nam sẽ chào đón rất nhiều những hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên. Đặc biệt khi người Việt Nam trước giờ vốn rất “sính hàng ngoại”, vậy với viễn cảnh như vậy, đâu là chỗ đứng của hàng Việt? Điều này thức thách các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực cải tiến sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn.

Vấn đề lao động

Khi tham gia TPP thì sẽ tạo được thế để thu hút đầu tư nước ngoài, cụ thể là các doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn sẽ tạo nhiều việc làm có chất lượng cao hơn, đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người lao động. Thêm vào đó, hàm lượng chất xám trong lao động cũng sẽ cao hơn. Do đó cần đào tạo nguồn lao động không chỉ dồi dào về số lượng mà còn đòi hỏi nhiều về chất lượng. Tự bản thân người lao động cũng cần phải trau dồi, cải thiện kỹ năng, kiến thức, chuyên môn, tay nghề nhiều hơn nữa để có thể “dấn thân” vào guồng máy TPP.

Những thay đổi quan trọng của TPP

Điểm nhấn nổi bật sau những nỗ lực đàm phán của Mỹ (Hoa Kỳ) vào năm 2008, Quốc gia này đã rút khỏi TPP vào ngày 20/11/2017 khi tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump ban hành quyết định.

Tháng 11/2017, tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước còn lại đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP.

CPTPP là gì?

CPTPP là hiệp định cải tiến của TPP sau khi Mỹ quyết định rút khỏi hiệp định này. CPTPP là một Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership), là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago, Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm México, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Úc. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14/01/2019.

Ban biên tập: Ecci
References:
vneconomy.vn, kinhdoanh.vnexpress.net

Video liên quan

Chủ đề