Đánh giá kêt quả theo năng lưc năm 2024

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực trong dạy học Vật lí 10 Trung học phổ thông

Góp ý

Hệ thống, phát triển, làm rõ và làm phong phú thêm lí luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực như: năng lực của học sinh (năng lực cốt lõi, năng lực chuyên biệt); kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực<!-- [if gte mso 9]><xml> 15.00 800x600 </xml><xml> Normal 0 false false false VI X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 </xml><xml> </xml> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} </style>

Họ và tên NCS: NGUYỄN ĐĂNG NHẬT

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí

Mã số: 9140111

Đề tài: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực trong dạy học Vật lí 10 Trung học phổ thông

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Thời gian thực hiện: 2014 – 2019.

Những đóng góp mới của luận án

  1. Hệ thống, phát triển, làm rõ và làm phong phú thêm lí luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực như: năng lực của học sinh (năng lực cốt lõi, năng lực chuyên biệt); kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực;
  2. Đề xuất được quy trình thiết kế thang đo năng lực chuyên biệt môn Vật lí trong chương trình Trung học phổ thông; từ đó làm rõ được khái niệm, các thành tố, chỉ số hành vi, tiêu chí chất lượng và gán điểm cho các thang đo năng lực thành phần đó, như thang đo năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, thang đo năng lực tính toán trong vật lí, thang đo năng lực thực hành vật lí và thang đo năng lực sử dụng kiến thức vật lí;
  3. Đề xuất được quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí lớp 10 Trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực; đồng thời kèm theo phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Vật lí lớp 10 Trung học phổ thông;
  4. Đã điều tra, khảo sát và đánh giá được thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Vật lí Trung học phổ thông. Qua đó, luận án đã chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm, thuận lợi và khó khăn cũng như nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó;
  5. Đã xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Vật lí 10 Trung học phổ thông;
  6. Đã thiết kế và xây dựng được 02 tiến trình dạy học và 04 bài kiểm tra môn Vật lí lớp 10 Trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

PhD candidate: NGUYEN DANG NHAT

Major: Theory and method of teaching Physics subject

Code: 9140111

Topic: Testing and assessment of learning outcomes towards competence development in teaching grade 10 Physics in high school

Theo điểm a khoản 2 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT thì vào cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:

- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;

- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;

- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

2. Nội dung và phương pháp đánh giá với học sinh tiểu học

Nội dung và phương pháp đánh giá với học sinh tiểu học theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT như sau:

- Nội dung đánh giá

+ Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

+ Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

++ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

++ Những năng lực cốt lõi:

+++ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;

+++ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

- Phương pháp đánh giá, cụ thể một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:

+ Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

+ Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

+ Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

+ Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].