Đánh giá về máy móc trong liên danh đấu thầu năm 2024

  • Tư vấn - Giải đáp
  • Đấu thầu

Có bắt buộc từng nhà thầu liên danh phải có thiết bị thi công?

Cập nhật 17/11/2018 | Đăng tải: LVN.4596

Đánh giá về máy móc trong liên danh đấu thầu năm 2024
Hoàng Thị Hải (Hà Nội)

Công ty tôi liên danh với công ty khác tham dự một gói thầu, ký thỏa thuận liên danh 30-70, đã thỏa mãn được tất cả điều kiện liên danh. Nhưng về phần máy móc, thiết bị phục vụ thi công nêu ở trong hồ sơ dự thầu, khi tham dự thầu 2 công ty chỉ đưa ra hóa đơn, chứng từ của một công ty chứng minh đầy đủ phần thiết bị đó. Như vậy có được không hay cả hai công ty cùng phải cung cấp đầy đủ hóa đơn chứng từ theo đúng thỏa thuận liên danh đó?

Đánh giá về máy móc trong liên danh đấu thầu năm 2024
Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu liên danh được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Đối với vấn đề của Công ty bà Hải, việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định nêu trên.

Trong hồ sơ mời thầu (HSMT) đã phát hành có nội dung: “Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu”.

Nhà thầu đứng đầu liên danh (theo Thỏa thuận liên danh) đảm nhiệm 50% giá trị công việc. Tuy nhiên, HSDT chỉ đề xuất 4 công nhân vận hành máy và 1 Chỉ huy trưởng, 1 cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công, 1 cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công hệ thống điện. Thành viên liên danh còn lại đảm nhận 50% công việc thì HSDT thì đề xuất 81 công nhân phục vụ thi công, 1 cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công, 1 cán bộ kỹ thuật phụ trách cấp thoát nước, 1 đội trưởng thi công trực tiếp.

Tôi xin hỏi chuyên gia, trong trường hợp nêu trên, nhà thầu đứng đầu liên danh có đáp ứng yêu cầu theo HSMT không?

Đánh giá về máy móc trong liên danh đấu thầu năm 2024

Mô tả

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương III của Mẫu số 01 Mẫu HSMT xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Đối với nhà thầu liên danh, việc đánh giá năng lực về tài chính và kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự căn cứ theo phần công việc từng thành viên đảm nhận trong liên danh; còn đối với năng lực về kỹ thuật thì đánh giá cho cả nhà thầu liên danh mà không căn cứ theo tỷ lệ công việc phân chia trong liên danh.

Do đó, nếu nhà thầu liên danh đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật theo quy định nêu trong HSMT (nhân sự, máy móc…) và nhà thầu đứng đầu liên danh chứng minh được khả năng huy động nhân sự từ thành viên liên danh khác thì được coi là đạt đối với nội dung này.

Trong hồ sơ mời thầu (HSMT) đã phát hành có nội dung: "Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu". Căn cứ yêu cầu nêu trên, nhà thầu có đề xuất trong hồ sơ dự thầu (HSDT) là trong thỏa thuận liên danh nhà thầu đứng đầu liên danh đảm nhận 50% công việc. Tuy nhiên, HSDT chỉ đề xuất 4 công nhân vận hành máy và 1 Chỉ huy trưởng, 1 cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công, 1 cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công hệ thống điện. Một thành viên liên danh đảm nhận 50% công việc thì HSDT có đề xuất 81 công nhân phục vụ thi công, 1 cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công, 1 cán bộ kỹ thuật phụ trách cấp thoát nước, 1 đội trưởng thi công trực tiếp. Tôi xin hỏi, trong trường hợp nêu trên, nhà thầu đứng đầu liên danh có đáp ứng yêu cầu theo HSMT không? Về tính hợp lệ của bảo lãnh dự thầu trong trường hợp nhà thầu liên danh, theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn: "Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 19.5 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả" (áp dụng trong trường hợp nhà thầu liên danh). Vậy nhà thầu có Thư bảo lãnh của Ngân hàng thiếu nội dung trên thì có hợp lệ không?

Trả lời

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương III của Mẫu số 01 Mẫu HSMT xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Đối với nhà thầu liên danh, việc đánh giá năng lực về tài chính và kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự căn cứ theo phần công việc từng thành viên đảm nhận trong liên danh; còn đối với năng lực về kỹ thuật thì đánh giá cho cả nhà thầu liên danh mà không căn cứ theo tỷ lệ công việc phân chia trong liên danh.

Tuy nhiên, nếu nhà thầu liên danh đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật theo quy định nêu trong HSMT (nhân sự, máy móc…) và nhà thầu đứng đầu liên danh chứng minh được khả năng huy động nhân sự từ thành viên liên danh khác thì được coi là đạt đối với nội dung này.

Các trường hợp bảo đảm dự thầu không hợp lệ

Theo hướng dẫn tại Mục 19.3 Chương I Mẫu số 1 mẫu HSMT xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 19.2 CDNT, không đúng tên bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu.

Theo đó, việc bảo lãnh dự thầu của nhà thầu liên danh thiếu nội dung: “Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 19.5 – Chỉ dẫn nhà thầu của HSMT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả” không thuộc các trường hợp để đánh giá bảo đảm dự thầu không hợp lệ theo hướng dẫn nêu trên.

Tuy nhiên, sai sót này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ đầu tư trong việc thu bảo lãnh dự thầu khi một thành viên trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu.

Do đó, trong trường hợp này, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu bổ sung cam kết của ngân hàng phát hành thư bảo lãnh nêu trên về việc sẽ tịch thu được bảo lãnh dự thầu khi bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu.

Đánh giá HSDT trong bao lâu?

Thời gian đánh giá E-HSDT tối đa là 45 ngày, kể từ ngày mở thầu đến ngày bến mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Liên danh trong đấu thầu là gì?

Liên danh nhà thầu là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp đứng tên để cùng nhau dự thầu dưới tư cách là nhà thầu liên danh và thực hiện gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án theo hồ sơ mời thầu. "Nhà thầu liên danh" & "Liên danh nhà thầu" là khái niệm thuộc điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Ai là nhà thầu chính trong liên danh?

Tại khoản 35 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định: Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Đấu giá và đấu thầu là gì?

Đấu giá hàng hóa là phương thức bán hàng đặc biệt để bên bán xác định người mua hàng (quan hệ giữa một người bán và nhiều người mua). Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ lại là phương thức mua hàng đặc biệt để bên mua lựa chọn người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (quan hệ giữa một người mua và nhiều người bán).