Đánh giá kpi của nhân viên trong getffly năm 2024

Làm thế nào để đánh giá mức độ thực hiện công việc của cá nhân, phòng ban là vấn đề khiến nhiều nhà quản lý bận tâm. Tại Getfly chúng tôi hiểu rằng, các chỉ số KPI không độc lập mà có tính liên kết giữa các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp. Mỗi bộ phận khác nhau sẽ có những chỉ số KPI khác nhau

Hiểu đúng về KPI

KPI – Key Performance Indicators, được hiểu là công cụ giúp đo lường và đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ và chỉ tiêu định lượng. Những con số này giúp phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân hay bộ phận chức năng

.jpg)

Công cụ đo lường KPI trên Getfly CRM cho biết điều gì

Đánh giá hiệu quả Marketing & Sales

Bài toán xung đột, mâu thuẫn muôn thuở giữa Sales và Marketing được giải quyết triệt để. Dễ dàng đánh giá được chất lượng khách hàng, tình trạng xử lý khách thông qua chi tiết log trao đổi. Tránh tình trạng Sales – Marketing đổ lỗi cho nhau

KPI khách hàng

Khách hàng là tài sản quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Nhận xét và đánh giá của khách hàng vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược sản phẩm và quyết định nhanh chóng, chính xác. Thông qua phản hồi của khách hàng bạn hoàn toàn có thể biết được khách hàng đã hay chưa hài lòng về sản phẩm/ dịch vụ

Biết được tình trạng chăm sóc khách hàng, nguyên nhân chưa hài lòng để điều chỉnh sản phẩm/ dịch vụ. So sánh và đánh giá mức độ hài lòng qua các thời kỳ. Tìm cơ hội upsell với những khách hàng đã hài lòng.

Đánh giá kpi của nhân viên trong getffly năm 2024

Tổng quan khách hàng

Đánh giá kpi của nhân viên trong getffly năm 2024

Chân dung khách hàng

KPI nhân viên

Nhân viên là nền tảng phát triển doanh nghiệp. Tuy vậy, rất nhiều doanh nghiệp gặp sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá nhân viên dựa trên cảm tính. Getfly CRM giúp bạn có được nhìn nhận toàn diện, minh bạch, đánh giá chính xác năng lực của nhân viên

KPI phòng ban

KPI phòng ban giúp đánh giá chính xác năng lực của từng bộ phận. Việc thi đua khen thưởng giữa các phòng ban được minh bạch rõ ràng, tránh tình trạng thiên vị

Đánh giá kpi của nhân viên trong getffly năm 2024

KPI phòng ban

Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp

Tương tự, thống kê báo cáo chi tiết trên KPI cho biết kênh nào đạt tỷ lệ khách hàng đăng ký sử dụng sản phẩm cao nhất? Nên tập trung vào kênh nào, cắt bỏ kênh nào. Nếu không có những báo cáo và phân tích cụ thể, người quản lý sẽ khó đo lường được hiệu suất cho mỗi chiến dịch truyền thông/ marketing, dẫn đến chiến dịch sau cũng chỉ na ná chiến dịch trước, lãng phí ngân sách, hiệu quả thu được không cao.

Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng

Báo cáo KPI giúp đo lường, phân tích thông tin, hành vi khách hàng bằng những con số cụ thể thay vì cảm tính. Từ đó xây dựng được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng. Bên cạnh đó, thông qua mức độ hài lòng của khách hàng, cải thiện hoặc nâng cao dịch vụ chăm sóc/ hỗ trợ khách hàng.

Tiết kiệm và giảm thiểu rủi ro

KPI giúp truy cập và thống kê nhanh chóng mọi hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm: khách hàng, doanh số, hiệu suất làm việc của nhân viên…). Thay vì phải nhập dữ liệu qua Exxcel, Google Sheets… quản lý bằng con số giúp hạn chế những rủi ro, sai sót vì có quá nhiều bảng thống kê báo cáo.

Thống kê báo cáo trên KPI – quản lý bằng con số là yếu tố then chốt giúp vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Đặc biệt, ứng dụng CRM giúp việc quản lý nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Ngày nay việc thiết lập KPI cho nhân viên và áp dụng trong quản trị nhân sự được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Theo đó, quản trị bằng phương pháp này giúp lượng hóa các chỉ tiêu đo lường, đánh giá nhân viên trong một công ty, doanh nghiệp. Thông qua đó kiểm tra được tình hình sức khỏe tổng quát của doanh nghiệp, của từng nhân viên.

KPI – Key Performance Indicator là chỉ số đánh giá thực trạng và hiệu quả công việc của cá nhân/ bộ phận chức năng. Việc đánh giá tình trạng thực hiện công việc dựa trên mục tiêu công việc do cá nhân/ phòng ban đặt ra. Quản trị nhân sự dựa trên KPI hỗ trợ mỗi nhân viên (nói riêng) và doanh nghiệp (nói chung) các vấn đề:

  • Ở vị trí nhân viên, hiểu được mức độ hoàn thành công việc so với mục tiêu đề ra. Từ đó, phát hiện ra những điểm còn thiếu và yếu, kịp thời cải thiện để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất. Quan trọng hơn cả, nó giúp tạo động lực làm việc, thúc đẩy năng lực và khả năng sáng tạo của mỗi nhân viên.
  • Dưới góc độ những người làm quản lý có thể dễ dàng theo dõi và nắm bắt được hiệu suất làm việc của từng nhân viên/ phòng ban. Dựa trên những số liệu trực quan, chính xác để đưa ra chế độ lương thưởng và kỷ luật phù hợp.

Đánh giá kpi của nhân viên trong getffly năm 2024
KPI là gì?

Thiết lập KPI cho nhân viên như thế nào?

Lợi ích mang lại từ việc thiết lập KPI cho nhân viên là điều không thể bàn cãi. Tuy vậy, khi bắt tay vào xây dựng, thiết lập và vận hành trơn tru là vấn đề không hề đơn giản. Để làm được điều đó, hơn hết bạn cần thấu hiểu sâu sắc về thực trạng hoạt động kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp của mình. Từ đó đưa ra những mục tiêu và chỉ số phù hợp.

Thông thường việc thiết lập KPI cho nhân viên tuần tự diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Xác định cá nhân/ bộ phận xây dựng KPI

Ai sẽ là người thiết lập KPI cho nhân viên cho từng vị trí trong bộ phận/ phòng ban đó? Thông thường, người xây dựng KPI thường là trưởng bộ phận – người hiểu từ tổng quan đến chi tiết các nhiệm vụ, yêu cầu công việc cụ thể đối với từng vị trí.

Ở một số doanh nghiệp, bộ phận nhân sự, ban lãnh đạo sẽ đưa ra bộ KPI cho phòng ban/ bộ phận. Điều này sẽ giúp các chỉ số KPI đạt được tính khoa học, khách quan về phương pháp. Nhưng lại có nhược điểm là các chỉ số KPI đưa ra có thể không thực tế, không thể hiện được đúng công việc, nhiệm vụ của từng vị trí thuộc phòng ban/ bộ phận.

Để tránh những rủi ro, sai sót, sau khi thiết lập KPI cho nhân viên cần được đánh giá và thẩm định của các leader, trưởng phòng phụ trách trực tiếp các bộ phận chức năng.

Đánh giá kpi của nhân viên trong getffly năm 2024
Cần xác định cá nhân/ bộ phận nào sẽ đảm nhiệm việc thiết lập KPI

Bước 2: Mô tả công việc từng vị trí

Mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng. Theo đó, mỗi vị trí trong bộ phận lại đảm nhiệm chức năng và trách nhiệm riêng. Nó được thể hiện rõ ràng, chi tiết qua bản mô tả công việc. Hệ thống KPI được xây dựng cũng phải gắn liền với chức năng, nhiệm vụ này. Tất cả các chỉ số phải được mô tả và thể hiện rõ ràng.

Bước 3: Thiết lập KPI cho nhân viên dựa trên các chỉ số

Bao gồm KPI chung của bộ phận và KPI của từng nhân viên. KPI bộ phận được xây dựng dựa trên chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban. Theo đó, những chỉ số KPI này là cơ sở để xây dựng KPI cho từng vị trí của phòng ban/ bộ phận.

KPI cho từng vị trí lại được xây dựng dựa trên mô tả và yêu cầu công việc. Nó phải đảm bảo nguyên tắc SMART, phải đo lường được. Tiếp đến, phải quy định kỳ đánh giá, theo dõi và điều chỉnh phù hợp nhất. Quá trình thiết lập KPI cho nhân viên/ phòng ban phải được thực hiện nghiêm túc và giám sát cẩn thận, có như vậy mới đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đánh giá kpi của nhân viên trong getffly năm 2024
Mục tiêu công việc cần được xác định theo nguyên tắc SMART

Ngày nay, có nhiều đơn vị đã sử dụng các công cụ giúp đo lường KPI hiệu quả. Cụ thể, ứng dụng phần mềm Getfly CRM giúp doanh nghiệp quản lý và chăm sóc khách hàng tốt nhất. Hơn thế, nhờ những kết quả báo cáo trực quan đánh giá hiệu quả công việc của từng cá nhân/ phòng ban trên cùng một hệ thống. Getfly CRM đo lường được: Số lượng đơn hàng, Số lượng chủng loại sản phẩm bán được, Doanh số, Tổng doanh thu, Lợi nhuận, Số tiền đã thanh toán, Số khách hàng mua hàng, Số khách hàng tạo mới, Số khách hàng tương tác, Số cuộc gọi đi cho khách hàng, Số lần đi muộn, Số công việc 3,4,5 sao, Số sms/email gửi thành công…

Cùng rất nhiều các chỉ tiêu và con số cụ thể khác. Nhờ đó, nhà quản lý có thể dễ dàng quản lý, đánh giá về hiệu quả công việc, tình hình doanh thu… của doanh nghiệp mình. Đăng ký ngay để nhận tư vấn và trải nghiệm miễn phí 30 ngày phần mềm Getfly CRM.