Đánh giá mức độ trưởng thành doanh nghiệp năm 2024

Chuyển đổi số là yêu cầu với sự phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế số hiện nay. Nhìn trong xuyên suốt quá trình từ nhận thức đi đến hành động. Theo Báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp 2022, 48,8% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số, nhưng hiện tại không còn sử dụng. Số liệu cũng phản ánh thực tế thực trạng chuyển đổi vấp phải hai vấn đề lớn, lựa chọn công nghệ chưa phù hợp với hệ thống và sự chuẩn bị về mặt tổ chức gắn với văn hóa, chiến lược kinh doanh, năng lực đội ngũ. Hai vấn đề này đòi hỏi cần từng bước giải quyết. Doanh nghiệp không thể đợi khi quản trị hiệu quả mới áp dụng công nghệ và ngược lại.

Do vậy, trong giai đoạn này, doanh nghiệp ưu tiên quan tâm đến vấn đề trưởng thành số, như là công cụ đánh giá hiệu quả. Chỉ số này phản ánh khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào tổ chức, những sự thành công và những thiếu sót về quản trị. Nói cách khác, doanh nghiệp nào có mức độ trưởng thành số càng cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số càng thành công và có khả năng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

1. Trưởng thành số (Digital Maturity – DM)

Trưởng thành số (Digital maturity – DM) là chỉ số phổ biến trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức cũng đưa ra mô hình trưởng thành số với các bộ tiêu chí như Bumann Peter, Grant Thorton. Mục đích giúp doanh nghiệp có thể đánh giá năng lực quản trị, khả năng ứng dụng công nghệ tạo ra giá trị để xác định mức độ trưởng thành hiện tại, hướng đến giải pháp phù hợp dựa trên thực tiễn tổ chức.

2. Mô hình trưởng thành số OD CLICK

Mô hình đánh giá trưởng thành số của OD CLICK được xây dựng dựa trên căn cứ thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam. Mô hình nhấn mạnh vào việc hoàn thiện chiến lược gắn với ứng dụng công nghệ số. Đây là điểm khởi đầu trong quá trình chuyển đổi.

Các nhân tố về năng lực con người và văn hóa được xem là động lực của quá trình chuyển đổi doanh nghiệp hướng đến vận hành tối ưu, hiệu quả công nghệ tạo ra giá trị vượt trội đến khách hàng và thị trường.

Mô hình cũng kế thừa những mô hình đã triển khai trên thế giới của Bumann Peter, Grant Thorton, GBS, Tim review, Deloitte cũng như xem xét các công bố trong nước. Doanh nghiệp có xu hướng tập trung vào công nghệ và khách hàng làm trọng tâm nhưng thành công bắt đầu từ văn hóa doanh nghiệp và con người. Từ triết lý này, OD CLICK đã nghiên cứu và đưa ra mô hình đánh giá mức độ trưởng thành số toàn diện dựa trên 6 yếu tố chính là Chiến lược, Văn hoá, Vận hành, Công nghệ, Con người, Khách hàng.

Đánh giá mức độ trưởng thành doanh nghiệp năm 2024

Chiến lược: Đánh giá mức độ hiệu quả cũng như khả năng thực hiện thông qua các chiến lược số của doanh nghiệp.

  • Mô hình chiến lược hỗ trợ chuyển đổi số:
  • Giám sát và thích ứng chiến lược:
  • Nguồn lực hỗ trợ chiến lược:
  • Quản trị hệ sinh thái (khách hàng, cộng đồng, nhà cung ứng,…)

Khách hàng: Đánh giá mức độ tương tác của khách hàng cùng với giao diện người dùng dễ sử dụng, trải nghiệm của khách hàng đồng thời độ tin cậy của dịch vụ với khách hàng, tốc độ phản ứng của doanh nghiệp đối với các vấn đề của khách hàng gặp phải

  • Hiệu quả quản trị trong trải nghiệm khách hàng
  • Đổi mới sản phẩm gắn với nhu cầu khách hàng
  • Mức độ trưởng thành của khách hàng gắn với công nghệ

Vận hành: Đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số nhằm gia tăng hiệu quả cho quá trình quản trị, vận hành.

  • Quy trình vận hành tối ưu
  • Kỹ năng phối hợp phòng ban
  • Hiệu quả ra quyết định
  • Quản trị dữ liệu

Công nghệ: Đánh giá sự phù hợp của cơ sở nền tảng công nghệ, chương trình và hệ thống hỗ trợ trong doanh nghiệp trong mục tiêu chiến lược chuyển đổi số.

  • Năng lực công nghệ trong tổ chức
  • Hiệu quả ứng dụng công nghệ trong kinh doanh

Văn hoá : Đánh giá được văn hoá doanh nghiệp có phù hợp với những chiến lược đề ra hay không, khả năng tạo ra môi trường làm việc hiệu quả nhằm thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên.

  • Văn hoá học hỏi
  • Văn hoá hợp tác
  • Văn hoá trao quyền
  • Văn hoá gắn với công nghệ

Con người: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với định hướng chuyển đổi số của doanh nghiệp, có kĩ năng về công nghệ thông tin cũng như khả năng học hỏi nhanh đáp ứng nhu cầu về sự chuyển đổi số.

  • Năng lực lãnh đạo số
  • Kỹ năng nhân sự thích ứng số
  • Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong chuyển đổi số

Khảo sát đánh giá được xây dựng đến hai đối tượng chính:

Bảng hỏi khảo sát doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất:

Đánh giá mức độ trưởng thành doanh nghiệp năm 2024

Bảng hỏi khảo sát doanh nghiệp lĩnh vực thương mại – dịch vụ:

Đánh giá mức độ trưởng thành doanh nghiệp năm 2024

3. Đánh giá mức độ trưởng thành số

Dựa trên 6 yếu tố và 20 tiêu chí, OD Click sẽ xây dựng bảng hỏi khảo sát hướng đến Ban lãnh đạo và cấp quản lý phòng ban để có góc nhìn khách quan nhất. Từ những dữ liệu thu thập được sẽ xây dựng báo cáo cho doanh nghiệp và xác định mức độ trưởng thành. Kết quả được trực quan hóa thành các biểu đồ, mô hình.

Đánh giá mức độ trưởng thành doanh nghiệp năm 2024

Trên cơ sở dữ liệu, điểm số, công ty đánh giá mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp theo 4 cấp độ.

Đánh giá mức độ trưởng thành doanh nghiệp năm 2024

Dựa trên kết quả đánh giá mức độ trưởng thành số, các doanh nghiệp có thể xác định được chính xác tình hình hiện tại của mình, đồng thời có những ý tưởng trong việc tối ưu hoá quy trình chuyển đổi các giai đoạn sau. OD CLICK với cương vị là công ty tư vấn quản lý cùng các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong xây dựng lộ trình, chiến lược & giải pháp chuyển đổi phù hợp.