Đánh giá phim mối tình ngoại truyện 2

Phần tiếp theo hiện tượng phim hài năm 2013 tràn ngập tiếng cười theo phong cách 'vua hài' và có kỹ xảo mãn nhãn của bậc thầy phim hành động họ Từ.

Tây du ký: Mối tình ngoại truyện 2 khởi chiếu ở Việt Nam từ ngày 28/1 (mùng 1 Tết Nguyên Đán).

Tây Du Kí (TDK) - Mối Tình Ngoại Truyện 2 là bộ phim mang đậm chất hài nhảm "bựa" gắn mác Châu Tinh Trì. Với sự sáng tạo gần như không tưởng của mình, đạo diễn họ Châu đã biến thể hình ảnh gần như cố định từ rất lâu đời của 4 thầy trò Đường Tam Tạng sang một hình ảnh khác lạ, thậm chí kì quặc.

Vẫn trung thành với lối làm phim cũ, đặc tả tính cách nhân vật có phần quá lố, nhưng với cái lố duyên dáng và hợp lí, phiên bản TDK lần này gần như làm thỏa mãn sự mong chờ của người hâm mộ từ Mối Tình Ngoại Truyện 1. Nếu như trong bản gốc, Đường Tăng là một nhân vật hiền hậu đến yếu đuối. Thì trong phiên bản mới này, Đường Tăng (Ngô Diệc Phàm) có tính cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, nhẫn tâm hơn, thậm chí có rất nhiều mưu mô để đối phó với bản tánh cứng đầu của Tôn Ngộ Không (Lâm Canh Tân), bên cạnh Trư Bát Giới (Dương Nhất Huy) điển trai đam mê tửu sắc đến thái quá và Sa Tăng (Mengke Bateer) với những câu thoại đâm chọt vô cùng hài hước. Tất cả mọi thứ đã được Châu Tinh Trì biến tấu, nhào nặn, mang đến hình ảnh rất khác lạ. Cũng chính sự mới lạ này đã mang đến tiếng cười xuyên suốt phim (rất phù hợp với thị hiếu khán giả Việt ngày Tết).

Thêm vào đó, đạo diễn Châu đã rất mạnh tay khi mời hẳn Từ Khắc cùng ê kíp đã từng làm đồ họa cho siêu phẩm Avatar làm hiệu ứng đồ họa. Và nhờ thế, hình ảnh trong TDK lần này rất tuyệt. Tuyệt hảo!!!! Những màn đánh đấm vô cùng đã mắt và chân thật không kém gì bom tấn từ Hollywood. Màn combat trong phim phải nói rất đỉnh, đã mắt, đã tai khiến người viết gần như bị hớp hồn trọn vẹn trong từng hành động.

Tuy nhiên, phải nói rằng, ngoài hình ảnh đánh đấm hết sức đã, thì người viết hầu như không hề đọng lại được gì nhiều về TDK lần này-điều mà Mối Tình Ngoại Truyện 1 đã từng làm được. Nói thẳng ra, người viết cảm thấy kịch bản lần này của Châu Tinh Trì có hơi yếu thế so với phần trước khi tâm lí nhân vật được xây dựng khá mù mờ và kì quặc. Đây cũng chính là điều gây tranh cãi nhất giữa fan và anti-fan trên mạng xã hội. Nếu như ở phần 1, người viết vô cùng thích thú với mối tình ngoại truyện giữa Đường Tăng và Đoạn tiểu thư (Thư Kì) với những tình tiết cũng vô cùng thái quá và nhảm nhí nhưng lại cực kì bất ngờ. Thì sang phần 2, câu chuyện hình như đang cố gắng moi kéo lại cốt truyện cũ để kéo khán giả ra rạp. Với phần 1, Châu Tinh Trì đã đặt ra một chuẩn mực khá cao cho chính bản thân ông lẫn sự trông chờ từ khán giả, nên đây chính là con dao 2 lưỡi khi phần 2 chưa thể đạt được thứ chuẩn mực mà phần trước đã từng đem lại. Và thật sự như vậy, những phân cảnh hồi tưởng có mặt Thư Kì làm cameo là những phân cảnh mang nhiều cảm xúc nhất trong phim. Dù cuối phim, Châu Tinh Trì đã khéo léo giải thích cho sự nhẫn tâm của Đường Tăng bằng một cái kết khá bất ngờ. Nhưng có lẽ, cú twist lần này chưa đủ đô để khiến người viết bất ngờ gật đầu thán phục như Mối Tình Ngoại Truyện 1.

Nhìn chung, Mối Tình Ngoại Truyện 2 là một bộ phim đáng xem, phù hợp với không khí ngày Tết với dàn diễn viên đẹp từng cm. Đây hình như cũng là bộ phim duy nhất được gắn nhãn P (phù hợp cho mọi lứa tuổi) trong khi hầu hết các phim Tết năm nay đều là nhãn C13 (cấm trẻ em dưới 13 tuổi). Cho nên, Mối Tình Ngoại Truyện 2 rõ ràng là một bộ phim gia đình không có đối thủ.

Link: http://bilutv.com/xem-phim/phim-tay-du-ky-moi-tinh-ngoai-truyen-2-journey-to-the-west-demon-chapter-2017-3730

Phim cũng ra rạp đc tháng rồi, nhời người nó cái này cái nọ, bình Tôn Ngộ Không, bình Trư Bát Giới, bình kỹ xảo, bình cái này, cái kia, mình ta thấy bình Đường Huyền Trang là đủ.

Đường Huyền Trang dưới bàn tay của Châu Tinh Trì mang một màu sắc khác, rất khác trước đây, không những ngu đần mà còn có thích nổ, ba hoa chích chòe( đoạn ba hoa về như lai thần chưởng), còn có ái tình, duy chỉ có cái tính tin người và ăn chay thì không đổi. Đường Huyền Trang không phải là con người vẹn toàn như trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân( có chăng cái không vẹn toàn là Đường Tăng quá yếu).

Ta thật sự thích bản 1986, nó gắn liền với tuổi thơ của ta và bao nhiêu con người độ tuổi này và cả những thế hệ trước. rất tiếc là gần đây hè bộ phim này ít còn được chiếu lại như chục năm về trước, tuy rằng không đẹp và ảo diệu như bây giờ nhưng giá trị của bản Tây Du Ký đầu tiên không thể đùa được. Nhưng thế không có nghĩa là nó phải bất di bất dịch, cốt truyện cứng nhắc, nhân vật phải đúng thế này, thế kia mới là TDK.

Tuy vậy ta lại đề cao cái sáng tạo của Châu Tinh Trì. Châu Tinh Trì không gò bó nhân vật sư phụ ở một khuôn mẫu như những người khác làm. Ta không nhớ có ai để sư phụ biết yêu và yêu sâu đậm như CTT nhưng nếu có thì có thể nói đây là bản cải biên tới nhất từ trước tới giờ. Có chăng những người đi trước đều nhắm đến Tôn Ngộ Không hoặc Trư Bát Giới có tình yêu. Châu Tinh Trì vứt bỏ được định kiến và khuôn mẫu về nhân vật sư phụ đề cho ra đời một Đường Tăng rất khác, rất rất khác.

Nếu như cái tính ba hoa là để mua vui thì ái tình lại trở thành nút thắt của mọi chuyện. Châu Tinh Trì đã khéo léo xoay trục của câu chuyện từ Tôn Ngộ Không sang Đường Tăng. Trong 4 người thì bản 1986 gây ấn tượng sâu sắc cho tất cả mọi người là TNK chứ không phải sư phụ, sư phụ chính ra chỉ là nhân vật phụ, là người dẫn dặt Tôn Ngộ Không, là thịt để dụ yêu quá đến cho TNK diệt trừ.

Sự xoay chuyển này hết sức tài tình và hợp lý. Tài tình ở chỗ ông làm tới, để cho ra cái tính cách và tâm hồn nhân vật ,để Đương Tăng hóa thành nhân vật chính của cả cốt truyện. Còn hợp lý ở chỗ, Vốn con đường thỉnh kinh là của sư phụ, là kiếp số, là trách nhiệm, là mục tiêu là vân vân mây mây của Đường Huyền Trang chứ KHÔNG PHẢI là của 3 đồ đệ kia. Thế nên việc để DHT là nhân vật chính là vô cùng hợp lý. Thêm nữa, nhân vật sư phụ bản gốc quá vẹn toàn, khiến cho việc thỉnh kinh chỉ là rèn luyện thể xác, chứ không phải là rèn luyện tâm tính, là tìm đường giác ngộ. mà cái quan trong của Phật giáo chính là tâm hồn thanh khiết, không vướng trần tục. Cho nên sư phụ quá sạch thì cần gì rèn luyện, cần gì tu tâm dưỡng tính, chỉ cần chịu khổ là thành phật. Nếu chịu khổ mà thành Phật thì ăn mày cũng hóa phật lâu rồi. [ cũng giống như bác ta nói nếu ăn chay là thành phật thì con bò nó nhai cỏ nó cũng thành phật rồi]. Vây nên Châu Tinh Trì để cho ĐHT vướng chút bụi hồng trần, để người phải tìm cách gột rửa. Mà sư phụ thông thái thì phải gánh cái khó nhất ấy là tình ái. Có thể đối với những người của mấy thập kỷ trước, chiến tranh mới qua đi, nên cái khó vượt qua nhất là sát nghiệp. vậy nên ms có một Tôn Ngộ Không hoành tráng thế( nói mới để ý, nhân vật đầu tiên đc nói đến của bộ tứ trong bản gốc là Tề Thiên Đại Thánh còn gì).

Sự thay đổi ngoạn mục của nhân vật DHT thực sự là sáng tạo vượt bậc của CTT. Không gò bó vào cái cũ, dám phá bỏ định kiến, khuôn mẫu thì mới có thể sáng tạo, mới có thể đổi mới, làm nền cho sự phát triển. Châu Tinh Trì không hề phủ nhận cái cũ mà dựa trên cái gốc ban đầu, đưa thêm suy nghĩ của bản thân vào, kết hợp một chút logic để tạo ra sự đột phá. Có thểphần 2 này không hay bằng phần 1, nhưng chắc chắn phông phải bản ăn theo như cách mà các nhà sản xuất hay làm khi làm phần 2 của các bộ phim ăn khách khác. Châu Tinh Trì lùi về phía sau làm nhà sản xuất có thể khiến cho khả năng thu hút khán giả kém hơn, nhưng chắc chắc việc đầu tư vào nội dung, kịch bản sẽ tốt hơn là xây dựng một cái gốc tốt hơn để phát triển. CTT khi là diễn viên là một diễn viên xuất sắc, khi là đạo diễn thì trở thành nhân vật đáng nể trong showbiz trung hoa. Sự phá cách, sáng tạo của CTT có thể đưa ông trở thành một tượng đài sánh ngang vs các nhân vật gạo cội, những bậc tiền bối đã vô cùng thành công trc đây.

P/s: bình vậy thôi đủ rồi. những ý kiến trên đây chỉ là suy nghĩ của bản thân ta, nếu có ai nghĩ khác thì ta cũng… mặc kệ. Thật mong chờ tác phẩm tiếp theo của series tây du ký của châu tinh trì, mong là phần 3 CTT sẽ để Lão Tam hám tiền chút, chứ không thì mờ nhạt quá, tiền bạc danh lợi cũng là một chướng ngại rất khó vượt qua, điển hình ở thười điểm hiện tại.