Đánh giá phim tần thời minh nguyệt

Nguồn gốc Kiếm Phổ bắt đầu từ Sở Quốc, Kiếm Sư nổi danh Phong Hồ Tử đã đưa ra đánh giá và xếp hạng tất cả bảo kiếm, đồng thời xếp chúng theo thứ tự thành một danh sách kiếm phổ. Trong đó 10 thanh kiếm đứng đầu danh sách được coi là Thập Đại Danh Kiếm.

Từ Phu Tử từng nói, trên kiếm phổ xếp hạng 10 danh kiếm đầu tiên đều có chỗ độc đáo, phân cao thấp cũng phải là mạnh yếu. Kiếm xếp hạng cùng bản năng và cùng trình độ của chủ nhân đều có liên quan, mà xếp hạng cũng không phải vĩnh viễn không thay đổi.

Vào cuối thời kỳ chiến quốc, kiếm khách Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng thất bại, đành phải bỏ mạng. Sau đó, kiếm thánh Cái Nhiếp (Lục Nghị) được Kinh Kha cậy nhờ, nhận nhiệm vụ mang theo Kinh Thiên Minh (Tưởng Kình Phu) thoát khỏi sự truy sát của triều đình. Kinh Thiên Minh từ lúc này được Cái Nhiếp dạy võ công nuôi lớn nên kính trọng ông như cha ruột. Trên đường trốn chạy, hai người kết bạn với các cao thủ của Mặc Gia là Hạng Thiếu Vũ (Tần Tuấn Kiệt), tiểu thư Cao Nguyệt (Hồ Băng Khanh) và “y tiên” Đoan Mộc Dung (Trần Nghiên Hy)...

-fe843.jpg)

4 diễn viên chính trên phim trường

Ngay từ lúc họp báo giới thiệu, tạo hình các nhân vật trong phim đã bị cư dân mạng ném đá không thương tiếc, đặc biệt là nhân vật Đoan Mộc của Trần Nghiên Hy dù đây là vai nữ phụ. Trước đó, với làn sóng phản đối Tiểu Long Nữ phiên bản Vu Chính, Trần Nghiên Hy bị chê gương mặt bánh bao, khí chất kém, không thích hợp phim cổ trang và “chết tên” Tiểu Long Bao từ đấy.

-fe843.jpg)

Đoan Mộc Dung (Trần Nghiên Hy)

Về nhân vật Đoan Mộc Dung, đây là một cô gái trẻ tuổi lanh lợi, y thuật cao minh lừng danh thiên hạ, được xưng “y tiên”. Vì vậy, nếu tạo hình của Trần Nghiên Hy có phần mộc mạc cũng là điều dễ hiểu. Một số khán giả cũng nhận xét rằng thời điểm quay Tần Thời Minh Nguyệt khuôn mặt Trần Nghiên Hy đã bớt tròn trịa so với trong Tân Thần Điêu Đại Hiệp. Mặc dù không thể đạt chuẩn V-line như các mỹ nhân cổ trang khác tuy nhiên từ trailer cho thấy, cách lấy góc quay và bố trí ánh sáng của đội ngũ sản xuất đã khiến "Tiểu Long Bao" dễ nhìn và trẻ trung hơn nhiều.

-fe843.jpg)

"Tiểu Long Bao" xuất hiện khả ái trong trailer

Nhân vật Đoan Mộc Dung trong phim ban đầu không có thiện cảm với kiếm khách Cái Nhiếp (Lục Nghị) vì vẻ ngoài lạnh lùng khó gần của anh. Tuy nhiên, càng tiếp xúc, cả hai càng hiểu nhau và dần nảy sinh tình cảm. Đều từng hợp tác với biên kịch Vu Chính nhưng đây là lần đầu Lục Nghị và Trần Nghiên Hy “thành đôi” với nhau trên màn ảnh. So với Vân Trung Ca, tạo hình kiếm khách của Lục Nghị bắt mắt hơn.

-fe843.jpg)

Mối tình giữa kiếm khách lạnh lùng và nữ thần y hoạt bát

-fe843.jpg)

Cặp đôi trong khung cảnh tuyết rơi lãng mạn

Với Trần Nghiên Hy, đây là vai diễn trở lại sau khi tạo hình "Tiểu Long Bao" bị ném đá và công khai tình yêu với mỹ nam Trần Hiểu. Dự án lần này cũng là khởi đầu mới sau vụ kiện chấm dứt hợp đồng giữa nam chính Tưởng Kình Phu với công ty sản xuất Đường Nhân từng gây xôn xao. Trong thời điểm quay phim, Tưởng Kình Phu và Hồ Băng Khanh vẫn là sư huynh muội cùng công ty, được kỳ vọng sẽ trở thành Hồ Ca – Lưu Thi Thi thứ hai. Việc anh đơn phương chấm dứt hợp đồng khiến Đường Nhân rất tức giận. Cư dân mạng tò mò không biết sau khi vừa lôi nhau ra tòa thì sắp tới Đường Nhân sẽ tuyên truyền cho Tần Thời Minh Nguyệt và Tưởng Kình Phu thế nào đây?

Nguồn gốc Kiếm Phổ bắt đầu từ Sở Quốc, Kiếm Sư nổi danh Phong Hồ Tử đã đưa ra đánh giá và xếp hạng tất cả bảo kiếm, đồng thời xếp chúng theo thứ tự thành một danh sách kiếm phổ. Trong đó 10 thanh kiếm đứng đầu danh sách được coi là Thập Đại Danh Kiếm.

Từ Phu Tử từng nói, trên kiếm phổ xếp hạng 10 danh kiếm đầu tiên đều có chỗ độc đáo, phân cao thấp cũng phải là mạnh yếu. Kiếm xếp hạng cùng bản năng và cùng trình độ của chủ nhân đều có liên quan, mà xếp hạng cũng không phải vĩnh viễn không thay đổi.

Sẵn đợt Tần thời Minh Nguyệt lên sóng hot hàng, Văn viết lại cái post một năm rưỡi về trước, mong rằng mớ tin này sẽ được quảng bá rộng rãi một tí, kẻo các bạn lỡ sụt hố Tần thời lại sụt tiếp cái hố hi vọng mang tên spoiler thì =))

Đầu tiên, vẫn là đầu tiên thôi, nói với các bạn nhé, giờ có ba bản Tần thời, hầu hết các bạn tìm đến đây chắc là fan bản hoạt hình tìm đến tiểu thuyết để ngóng trông cái kết thúc còn xa lắc phải không, thế thì xin chia buồn, đọc tiểu thuyết cũng chẳng biết cái gì đâu.

Thậm chí đọc xong cũng chẳng biết mình vừa đọc cái gì cơ, vì chúng nó có liên quan đâu mà.

Giữa tiểu thuyết và hoạt hình, có lẽ chỉ trùng tên một vài nhân vật chính, nhấn mạnh là tên, còn lại thì không dây mơ rễ má gì hết. Hoạt hình giờ đang đi đến đâu, trọng tâm ở đâu mình cũng không rõ là có hay không nữa… nhưng trong tiểu thuyết thì trừ bộ đầu nói về Kinh Kha, bảy bộ còn lại toàn bộ là khắc họa cuộc đời Kinh Thiên Minh (ừ, hãy luôn viết đầy đủ họ tên cháu nó trong tiểu thuyết) từ mười tuổi cho đến năm hai mươi lăm, kết thúc truyện là bảy mươi. Các nhân vật chính, tên quen người lạ với các bạn cả: Cái Nhiếp, “Thiên hạ đệ nhất kiếm” nhưng lén xuống bếp nấu ăn thì cũng cực kì, người đàn ông hơn ba mươi đã đau nỗi mất vợ rồi hai mươi năm sau lại khóc tang cô con gái duy nhất, cuối cùng vì bảo vệ đứa học trò chẳng mấy khi chịu nghe lời mà bị đâm lén, chết một cái chết giải thoát với ông mà tức tưởi vô cùng với người đọc; Đoan Mộc Dung, “Thần y” xuất thân từ Thần Đô cửu cung (tức Âm Dương gia của hoạt hình) nổi danh điên khùng không kém gì y thuật, xuất hiện trên đời chỉ vì thấy trâm cắm thủng đầu Vệ Trang hay ho, ở lại trong truyện chắc cũng vì phát nghiện đồ ăn Cái Nhiếp làm; Vệ Trang, thị vệ danh giá nhất bên người vua Tần, tài võ vượt trên cả Cái Nhiếp nhưng bị chữ yêu làm khổ một đời, mối tình đơn phương với Đoan Mộc Dung chính là nấm mồ của gã; Cao Nguyệt, cô nhóc ăn mày dở dở ương ương, chính trong lúc tuyệt vọng nhất lại bị người thân nhất của nó là Kinh Thiên Minh vứt bỏ, bảy năm vụt qua lột xác thành Cung chủ của Thần Đô cửu cung cực đoan, hằn thù Kinh Thiên Minh, nhưng đến lượt thằng bé bị cả thiên hạ ruồng bỏ thì lại là người ở bên thằng bé tới cuối cuộc đời. Và cuối cùng, Kinh Thiên Minh, đứa trẻ sống mãi trong quá khứ êm ả có vua cha, có mẹ hiền, có anh em trong cung Tần để rồi căm thù Kinh Kha và hằn học với Cái Nhiếp, mãi mãi đi tìm người “cha” của nó trong cuộc tranh giành thiên hạ, đến tận lúc nhận ra có cùng lúc hai người cha là Doanh Chính và Kinh Kha không cho phép nó một chỗ dung thân trên giang hồ thì mới quyết định quy ẩn với Cao Nguyệt. Nhân vật phụ nhiều hằng hà sa số, phe kháng Tần ngoài Nho gia, Mặc gia (nhân sĩ khác hoàn toàn nhé) có phong phú các môn phái giang hồ, ngược lại thì nhà Tần có cả một Quỷ cốc với Quỷ cốc Tứ tiêu phò trợ (Quỷ cốc tứ tiêu gần nhất với Tứ thiên vương của Tụ tán Lưu sa trong hoạt hình, mình nghi “Hạ cơ” Bạch Thiên Hồng vợ Vệ Trang trong tiểu thuyết là nguyên mẫu của Xích Luyện). Nói tới đây thôi, các bạn đã tá hỏa chưa :v

Vấn đề thứ hai, ấy là vấn đề tìm đọc tiểu thuyết gốc.

Hồi trẻ (ừ hồi trẻ =))) mình có cuồng Tần thời tới mức sục sạo khắp web đi tìm tiểu thuyết khi biết đó là nguyên tác của hoạt hình, lần đầu đọc được “tiểu thuyết” là lúc lên Trúc lâm sơn trang. Chắc hẳn nhiều bạn nghĩ đó là tiểu thuyết lắm, xin thưa, ấy là fic, fic 120% đấy, cộng thêm 20% vì cái tội cắt đầu cắt đuôi của tiểu thuyết nguyên gốc rồi nhồi chung với nhiều fic khác nhau, nếu đọc kĩ (bất hạnh thay, mình đã cuồng tới mức đọc kĩ) sẽ thấy ngay chẳng ăn nhập gì với nhau cả, thậm chí nguyên một bộ Chư tử bách gia trên ấy là tư liệu ở đâu đâu… Theo như mình biết thì trên mạng hiện nay không có trang tiếng Việt nào cho raw chuẩn của tiểu thuyết Tần thời, toàn bị lẫn với fanfic bên đó viết thôi, trừ phi các bạn tìm được đầy đủ tên nhân vật ở trong list nhân vật mình viết nháp này. Tiếc là nguồn ngày trước mình lấy là trên một stt Weibo đã giạt về phương nào không biết nên không thể cấp lại cho các bạn, phương án tốt nhất là thỉnh giáo bác Gu gồ mấy chữ 秦时明月小说 xem bác giả nhời thế nào thôi, nhớ tránh xa mớ fanfic ra nhé.

Tần Thời Minh Nguyệt có bao nhiêu phần?

Tần thời Minh Nguyệt.

Minh Nguyệt có nghĩa là gì?

Trăng sáng. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn gian chi minh nguyệt «. ( Chỉ có gió mát trên sông và trăng sáng trên núi ).