Đánh giá quản lý đất đai học trường nào

Last Updated on 01/11/2022 by Giang Chu

Quản lý đất đai là ngành học đào tạo các kỹ sư nông nghiệp quản lý đất đai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và dân chủ, văn minh.

Cùng mình tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành Quản lý đất đai trong bài viết này nhé.

Đánh giá quản lý đất đai học trường nào

  • Giới thiệu chung về ngành
  • Các trường đào tạo ngành Quản lý đất đai
  • Các khối thi ngành Quản lý đất đai
  • Chương trình đào tạo ngành Quản lý đất đai
  • Cơ hội việc làm ngành Quản lý đất đai
  • Mức lương ngành Quản lý đất đai

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Quản lý đất đai là gì?

Quản lý đất đai (tiếng Anh là Land Management) là ngành học đào tạo kỹ sư có kiến thức quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực đất đai bao gồm:

  • Khai thác, quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất
  • Đo đạc, thiết kế bản đồ, vận dụng luật đất đai trong giải quyết tranh chấp, tư vấn, khiếu nại về quản lý đất
  • Đánh giá, quy hoạch và sử dụng đất đai
  • Quy hoạch đất đai trong sản xuất nông nghiệp
  • Định giá đất và kinh doanh bất động sản
  • Ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai
  • Thống kê, quản lý và khai thác, phát triển quỹ đất

Ngành Quản lý đất đai có mã ngành là 7850103.

Đánh giá quản lý đất đai học trường nào

Có những trường nào đào tạo ngành Quản lý đất đai?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Quản lý đất đai cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Quản lý đất đai năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Tên trường Điểm chuẩn 2022
1. Khu vực Hà Nội và miền Bắc
Đại học Kinh tế quốc dân 26.2
Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội 24.2
Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội 23.5
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 15
Đại học Nông lâm Bắc Giang 15
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 15
Đại học Nông lâm Thái Nguyên 16.5
Đại học Tân Trào
Đại học Mỏ – Địa chất 15
Đại học Thành Đông 14
2. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Đại học Nông lâm Huế 15
Đại học Vinh 16
Đại học Quy Nhơn 18
Đại học Tây Nguyên 15
Đại học Hồng Đức 15
Đại học Nông lâm TPHCM Phân hiệu Ninh Thuận
Đại học Kinh tế Nghệ An 15.5
3. Khu vực TP HCM và miền Nam
Đại học Cần Thơ 16.25
Đại học Tài nguyên và môi trường TPHCM 29
Đại học Nông lâm TPHCM 18.5
Đại học Nam Cần Thơ 24
Đại học Công nghiệp TPHCM 19
Đại học Thủ Dầu Một 15.5
Đại học Tây Đô 15
Đại học Đồng Tháp 15
Đại học Công nghệ Miền Đông 15
Đại học Đồng Nai

Điểm chuẩn ngành Quản lý đất đai năm 2022 xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của các trường đại học trên thấp nhất là 14 và cao nhất là 29 điểm.

Các khối thi ngành Quản lý đất đai

Các khối xét tuyển ngành Quản lý đất đai năm 2022 bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
  • Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
  • Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
  • Khối B02 (Toán, Sinh, Địa)
  • Khối B03 (Toán, Sinh, Văn)
  • Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD)
  • Khối B05 (Toán, Sinh, KHXH)
  • Khối B08 (Toán, Sinh, Anh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
  • Khối C03 (Văn, Toán, Sử)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
  • Khối C08 (Văn, Hóa, Sinh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
  • Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)

Chương trình đào tạo ngành Quản lý đất đai

Chương trình học ngành Quản lý đất đai sẽ giúp sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng giải quyết các vấn đề về:

  • Quản lý, trắc địa, đo đạc địa chính, bản đồ, hệ thống thông tin địa lý và định vị khu đất
  • Thiết kế đồ họa, viễn thám, hệ thống thông tin đất đai
  • Pháp luật, thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai
  • Lưu trữ, kiểm kê, chỉnh lý biến động đất
  • Quy hoạch đô thị và vùng nông thôn
  • Định giá đất và thị trường bất động sản

Chương trình đào tạo ngành Quản lý đất đai của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chi tiết như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Pháp luật đại cương
Kỹ năng mềm
Tiếng Anh 1, 2, 3
Toán cao cấp 1, 2
Tin học đại cương
Hóa học đại cương
Xác suất thống kê
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng-an ninh
Học phần tự chọn, bao gồm:
Phong thủy trong quy hoạch đất đai
Xã hội học đại cương
Địa lý kinh tế Việt Nam
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1/ Kiến thức cơ sở ngành
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Trắc địa cơ sở
Đo đạc địa chính
Khoa học đất
Quản lý tài nguyên môi trường
Hệ thống thông tin địa lý
Quản lý nhà nước về đất đai
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội
Quản lý và sử dụng đất trong điều kiện biến đổi khí hậu
Sử dụng đất và kinh tế đất
Bản đồ học
Quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn
Lập và quản lý dự án đầu tư trong lĩnh vực đất đai
Học phần tự chọn, bao gồm:
Hóa học đất
Đánh giá đất
Quy hoạch đô thị
Cơ sở viễn thám
Quy hoạch cảnh quan
Đánh giá tác động môi trường
2/ Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Chính sách đất đai
Tiếng Anh chuyên ngành Quản lý đất đai
Thống kê đất đai
Giao đất
Đăng ký đất đai
Cơ sở dữ liệu đất đai
Thanh tra đất đai và xây dựng
Tin học ứng dụng trong quản lý đất đai 1, 2
Thực tập trắc địa cơ sở
Thực tập đo đạc địa chính
Thực tập Đăng ký thống kê đất đai
Học phần tự chọn, bao gồm:
(Chuyên sâu về Quản lý đất đai)
Quy hoạch sử dụng đất
Định giá đất
Tài chính đất đai
Quản lý thị trường bất động sản
Dịch vụ công về đất đai
Kỹ năng nghề nghiệp trong quản lý đất đai
Thực tập quy hoạch sử dụng đất
Thực tập tin học ứng dụng trong quản lý đất đai
(Chuyên sâu về Địa chính)
Chính sách nhà ở
Quy hoạch điểm dân cư nông thôn
Điều vẽ ảnh
Trắc địa công trình
Kinh doanh bất động sản
Kỹ năng nghề nghiệp trong quản lý đất đai
Thực tập quy hoạch điểm dân cư nông thôn
Thực tập điều vẽ ảnh
3/ Thực tập và Đồ án tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
Đồ án tốt nghiệp
Các môn thay thế đồ án tốt nghiệp:
Hồ sơ địa chính
Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

Cơ hội việc làm ngành Quản lý đất đai

Sinh viên ngành Quản lý đất đai sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức để thức sức với một số vị trí công việc như sau:

  • Chuyên viên địa chính tại Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính
  • Làm việc tại cục Quản lí đất đai, Viện Nghiên cứu Quản lí đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Hội Trắc địa bản đồ Việt Nam; Hội Khoa học đất; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn
  • Cán bộ Địa chính – Xây dựng, thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn
  • Giảng viên ngành Quản lí đất đai, Địa chính tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp
  • Cán bộ quản lý tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng các tỉnh thành phố, Sở Tài chính; Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lí đô thị các quận, phòng Tài chính huyện, thị xã;
  • Chuyên viên tại các công ty đo đạc thành lập bản đồ
  • Làm việc tại các trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch quy hoạch và sử dụng đất
  • Trung tâm định giá đất, môi giới và giao dịch bất động sản

Mức lương ngành Quản lý đất đai

Mức lương bình quân ngành Quản lý đất đai là từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Những người làm việc tại các văn phòng quản lý cấp huyện, xã, quận, doanh nghiệp có thể có những mức lương cao hơn.