Đánh giá về lãnh đạo nhà trường năm 2024

Đổi mới trong quản lý nhà trường được xem là nhiệm vụ cần thiết và cấp thiết trong bối cảnh mới. Mô hình quản lý mới hướng đến việc nâng cao vai trò lãnh đạo của ban giám hiệu để phát triển nhà trường toàn diện: xây dựng kế hoạch, đo lường kết quả quản lý nhân sự, tài chính, tài sản và xây dựng luồng thông tin đa chiều, tránh lãng phí thời gian…

Show

Đánh giá về lãnh đạo nhà trường năm 2024

Đánh giá về lãnh đạo nhà trường năm 2024

Đánh giá về lãnh đạo nhà trường năm 2024
Định hướng đổi mới quản lý dành cho nhà trường

I. Tổng quan

A. Khái quát về tình hình quản lý nhà trường trước khi có sự đổi mới

Trước đây, công tác báo cáo trong nhà trường thường diễn ra vất vả vì không có kênh giao việc đồng bộ. Ban lãnh đạo không thể theo dõi tổng quan nên thường xuyên phải tìm ngược lại từng đầu mối để nắm bắt tiến độ công việc.

Thêm vào đó, quá trình ký duyệt tài liệu, công văn cũng trải qua nhiều bước: soạn văn bản, trình trưởng đơn vị ký, gửi phòng hành chính kiểm duyệt trước khi trình lên ban lãnh đạo. Nếu phát hiện sai sót thì văn bản sẽ bị trả lại, người làm đơn sẽ phải thực hiện từ đầu tốn nhiều thời gian, công sức di chuyển.

Việc trình ký thủ công làm phát sinh tình trạng tốn kém chi phí in ấn giấy tờ. Trong khi đó, hầu hết tất cả các trường học đều hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tài nguyên chung.

B. Mục tiêu của việc đổi mới trong quản lý nhà trường

Với bối cảnh đổi mới giáo dục, đổi mới quản lý nhà trường yêu cầu ban giám hiệu phải đảm bảo cả ba vai trò: người lãnh đạo, người quản lý và người quản trị. Mục tiêu của quá trình này là tăng cường quyền tự chủ, thúc đẩy đội ngũ chủ động sáng tạo, chịu trách nhiệm và nâng cao hiệu suất tổng thế.

Quản trị hoạt động dạy học có mục tiêu phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. Người dạy học hướng vào mục tiêu hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề thay vì chỉ dạy kiến thức theo cách truyền thống.

Quản trị nhân sự trong nhà trường coi trọng việc khích lệ tinh thần đổi mới, sẵn sàng học hỏi phương pháp và công cụ mới.

Quản trị tổ chức, vận hành nhà trường tập trung vào phân công, ủy quyền chính xác. Ban lãnh đạo giao việc cụ thể, cập nhật tiến độ hoàn thành nhanh chóng. Tuyệt đối tránh tình trạng công việc hành chính bị chậm trễ, ách tắc như quá khứ.

Đánh giá về lãnh đạo nhà trường năm 2024
Mục tiêu của đổi mới công tác quản lý trong trường học

Công tác quản trị cơ sở vật chất, thiết bị cũng cần được tổng hợp tập trung. Ban giám hiệu cân đối khả năng sử dụng thiết bị, vật tư một cách phù hợp, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.

Cuối cùng, việc quản trị chất lượng trong nhà trường nên thiết kế các hệ thống đo lường, báo cáo đa chiều để cán bộ nhân viên tự đánh giá, tự điều chỉnh và tự cải tiến.

Nhìn chung, đổi mới trong quản lý nhà trường sẽ xây dựng môi trường giáo dục hiện đại, chủ động, dân chủ, loại bỏ sự lãng phí.

II. Các yếu tố thúc đẩy sự đổi mới trong quản lý nhà trường

A. Xu hướng công nghệ mới

Theo thống kê, hiện có tới 63 cơ sở giáo dục đào tạo, 710 phòng giáo dục đào tạo đã triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu chung. Bên cạnh đó, 82% các trường thuộc khối phổ thông tiến hành sử dụng phần mềm quản lý trường học.

Đặc biệt, việc áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục còn góp phần thúc đẩy mạnh hoạt động “học tập suốt đời” dựa trên kho tài liệu trực tuyến. Trong số đó có thể kể đến một số hoạt động chia sẻ 5.000 bài giảng điện tử cùng 7.000 luận văn, hơn 31.000 câu hỏi trắc nghiệm,… từ những người dạy học có chuyên môn cao.

B. Nhu cầu thay đổi để đáp ứng môi trường và xã hội thay đổi

Những năm qua, xu hướng ứng dụng công nghệ vào dạy và học không còn xa lạ với các tổ chức giáo dục. Tuy nhiên, sau hai năm ảnh hưởng từ dịch Covid-19, thực tế cho thấy bên cạnh quản lý và dạy học thì vấn đề vận hành cũng cần được lưu tâm.

Nhà trường cần ứng dụng chuyển đổi số để quản trị hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong quản lý, thống kê, báo cáo… Việc thúc đẩy sự tham gia, làm chủ công nghệ trở thành định hướng ưu tiên mới, nhà trường hướng đến xây dựng hệ thống hỗ trợ quyết định, giải quyết mọi vấn đề trước thị trường ngày càng biến động.

C. Sự tác động từ phía giáo viên, cán bộ nhân viên

Các cán bộ, giáo viên nhà trường trong bối cảnh mới không chỉ phải có kiến thức, nghiệp vụ dạy học mà còn phải xử lý nhiều thủ tục hành chính. Họ luôn có mong muốn giảm tải những công tác thủ công tốn nhiều thời gian để tập trung phát triển chuyên môn.

Lúc này, sự đổi mới cách thức vận hành liền mạch, tự động trở thành giải pháp cần thiết.

III. Các phương pháp và cách thức đổi mới trong quản lý nhà trường

1. Áp dụng công nghệ vào quản lý công việc, quy trình

Quản lý công việc trong nhà trường đòi hỏi ban lãnh đạo phải nắm chắc chức năng nhiệm vụ của các bên để phân công hợp lý, khoa học. Đồng thời, quá trình đảm bảo tiến độ cũng cần thực hiện sát sao nhằm thay đổi thực trạng chậm trễ, chờ đợi tốn thời gian trong nhà trường truyền thống.

Việc ứng dụng ứng dụng quản lý giao việc thông minh giúp ban lãnh đạo nhanh chóng phân bổ đầu việc đến các đầu mối. Người nhận nhiệm vụ dễ dàng nắm bắt đầy đủ thông tin như yêu cầu công việc, deadline, chỉ dẫn thực hiện công việc. Thông tin rõ ràng cũng cho phép họ xử lý yêu cầu mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi không làm việc trực tiếp ở văn phòng.

Dữ liệu tổng hợp trên một hệ thống tạo điều kiện cho ban lãnh đạo dễ dàng trao đổi, giao tiếp 2 chiều. Người quản lý nhận được báo cáo tường minh, đa chiều về hiệu suất và tiến độ thực hiện.

Ngoài ra, phần mềm quản lý công việc còn tối ưu công tác họp hành trong nhà trường. Dù ở quy mô nhóm nhỏ hay toàn bộ phòng ban thì phần mềm đều có thể hiển thị công việc của ngày trước, tuần trước, xem lại báo cáo phân tích và thống nhất hoạt động tiếp theo.

Đặc biệt, với những trường học có quy mô lớn, nhiều cơ sở đào tạo thì quản lý quy trình được xem là xương sống xuyên suốt giúp các bên vận hành đồng đều. Trong quá trình giám sát thực hiện quy trình, công nghệ hỗ trợ ban lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên giảm thiểu thời gian ghi chép, chỉnh sửa và hướng dẫn, đào tạo nhân sự mới.

2. Áp dụng công nghệ để rút ngắn thời gian trình ký và tiết kiệm chi phí in ấn

Phần lớn các trường đại học, mầm non, cơ sở giáo dục hiện nay để ban hành quyết định đều thông qua quá trình đề xuất, phê duyệt văn bản phức tạp. Trong đó, ban lãnh đạo là những người thường xuyên phải ký duyệt nhiều loại giấy tờ.

Nếu xuất hiện công việc đột xuất hoặc người lãnh đạo phải đi công tác thì toàn bộ thủ tục phía sau sẽ bị đình trệ, ảnh hưởng đến nhiều nhân sự, phòng ban cùng chờ đợi.

Chính vì vậy, đổi mới quản lý trong nhà trường bằng cách chuyển đổi số kịp thời, nhà trường sẽ giải quyết vấn đề này một cách triệt để. Ban lãnh đạo có thể ký duyệt bất kỳ lúc nào, ký tự động, không cần thông qua nhiều bước, tiết kiệm công sức, thời gian, chi phí cho tổ chức.

Đánh giá về lãnh đạo nhà trường năm 2024

3. Áp dụng công nghệ vào quản lý tài sản cố định chính xác, tiện lợi

Tài sản trong trường học được quản lý trên Excel hay hồ sơ không chỉ kiến công tác tìm kiếm, tra cứu kéo dài mà còn tiêu tốn diện tích không gian lưu trữ cùng nhân sự chuyên môn.

Thế nhưng, nhờ công nghệ hiện đại, nhà trường hoàn toàn có thể chuyển sang hệ thống theo dõi thông minh. Chỉ cần một nền tảng cho cán bộ phụ trách quản lý danh mục tài sản, phân loại theo mục đích sử dụng, nơi phân phát và kiểm soát thông tin ai đang sử dụng.

Đánh giá về lãnh đạo nhà trường năm 2024
Nhập danh sách tài sản mới trên MISA AMIS Tài Sản

Khi phát sinh tình trạng hư hỏng, mất mát, việc thay thế hay sửa chữa cũng tiến hành nhanh chóng. Từ đó ban lãnh đạo có cơ sở số liệu để đầu tư cơ sở vật chất phù hợp, tránh lãng phí ngân sách.

4. Áp dụng công nghệ để kiến tạo môi trường làm việc số, xây dựng văn hóa nội bộ

“Mình đánh giá cao tính năng kết nối của MISA AMIS Mạng xã hội. Khi có thầy, cô mới vừa vào trường hoặc lãnh đạo có nhu cầu tìm kiếm thông tin để trao đổi công việc thì chỉ cần tra cứu trên phần mềm. họ sẽ tìm ra tên, số điện thoại hay nhắn tin trực tiếp tại phần mềm luôn.” – Chị Phan Võ Quỳnh Như, Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó hiệu trưởng trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai.

Trên thực tế, hầu hết các đơn vị giáo dục đều coi trọng việc kết nối, giao tiếp và truyền thông chủ trương, chính sách kịp thời, nhất quán đến toàn bộ cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng các công cụ như Zalo, Gmail thì thông tin thường xuyên bị đứt gãy, bỏ quên hoặc bỏ sót.

Thềm vào đó, các công cụ đơn lẻ này không thể tạo nên văn hóa nội bộ gắn kết mạnh mẽ, truyền cảm hứng. Ngược lại, một mạng xã hội nội bộ chia sẻ thông tin tập trung, tức thời đến từng cá nhân sẽ giúp mọi người cảm thấy gần gũi, dễ dàng chia sẻ cùng đồng nghiệp.

Đánh giá về lãnh đạo nhà trường năm 2024
Nền tảng truyền thông nội bộ nhất quán MISA AMIS Mạng xã hội

MISA AMIS Văn phòng số là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình chuyển đổi số của các nhà trường. Bộ giải pháp chứng minh khả năng tối ưu hóa hoạt động toàn diện với 8 giải pháp phần mềm tiện ích, đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý:

Đánh giá về lãnh đạo nhà trường năm 2024

Dùng ngay miễn phí

IV. Lợi ích và thách thức của việc đổi mới trong quản lý nhà trường

1. Lợi ích khi đổi mới toàn diện công tác quản lý

Giáo dục đang đứng trước vô số xu thế mới: đại chúng hóa, đa dạng hóa, hiện đại hóa, tư nhân hóa, thương mại hóa, quốc tế hóa… Bởi vậy, đổi mới là nhiệm vụ không thể chậm trễ, không thể trì hoãn của tất cả đơn vị, tổ chức.

Đổi mới và chuyển dần sang chuyển đổi số quản lý nhà trường sẽ tăng tính tự chủ, tạo ra nguồn lao động có năng lực làm việc trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh.

“Hiệu suất, hiệu quả công việc tăng lên trong bối cảnh ngành đang thực hiện cắt giảm từ 5 – 10% công chức trong 5 năm… đều bắt đầu từ đổi mới quản lý thông qua chuyển đổi số…” – Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Đình (Hà Nội)

2. Thách thức trong việc thay đổi tư duy cũng như thói quen của người tham gia

Trở ngại lớn nhất đối với quá trình đổi mới trong quản lý trường học là việc nhân sự ngại cải tiến. Nhiều người có xu hướng duy trì cách làm việc cũ quen thuộc, sợ thử nghiệm điều mới. Tâm lý này vô hình tạo nên áp lực ngăn chặn ban lãnh đạo quyết tâm chuyển đổi và gặt hái những thành công mới.

Do đó, ban lãnh đạo phải từng bước tạo đà, mở ra cơ hội cho cán bộ nhân viên học hỏi từ những hội thảo, chính sách, kinh nghiệm của các đơn vị đi trước. Hoạt động này khuyến khích mọi người chia sẻ khó khăn, cùng thống nhất giải pháp và nâng cao quyết tâm thử nghiệm giải pháp mới.

V. Vai trò của lãnh đạo trong quá trình đổi mới quản lý nhà trường

A. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đổi mới

Các yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục đào tạo, hội nhập quốc tế đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi ban lãnh đạo chuyển đổi tư duy, cơ chế và phương thức quản lý trường học. Nếu không, nhà trường sẽ gặp phải tình trạng trì trệ, tụt hậu.

Đánh giá về lãnh đạo nhà trường năm 2024
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai và lễ ký kết triển khai bộ giải pháp quản trị vận hành MISA AMIS Văn phòng số

Ban lãnh đạo phải nắm vững lý luận trong quản lý giáo dục hiện đại và vận dụng được khả năng sáng tạo vào lãnh đạo nhà trường.

Đội ngũ nhân sự phải có khả năng tự chủ, năng động, sáng tạo, dám dấn thân, dám chấp nhận thử thách, biết hợp tác, biết chia sẻ, thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa, đáp ứng được các yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

B. Tạo môi trường thúc đẩy sự tham gia của tất cả mọi người

Đổi mới trong quản lý nhà trường cần sự hợp tác từ người lãnh đạo đến mọi cán bộ nhân viên. Đây là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện.

Với một tổ chức, vì là sự thay đổi, nên trước tiên ban lãnh đạo phải đứng lên kêu gọi mọi người. Sau đó, vì là tổng thể và toàn diện nên đổi mới cũng là việc của tất cả mọi thành viên trong tổ chức.

C. Điều hành và theo dõi quá trình thực hiện đổi mới

Ban lãnh đạo tiên phong trong các mặt công tác để đưa ra tầm nhìn chiến lược cùng đề cao ý thức học hỏi và thích ứng với các xu hướng đổi mới. Thêm vào đó, họ cũng phải thể hiện phẩm chất quyết liệt, có ý thức trách nhiệm khi tìm tòi cách thức mới về cải thiện môi trường dạy học, nâng cao hiệu quả chất lượng công việc.

Cuối cùng, ban lãnh đạo cần lắng nghe, đề cao sự dân chủ, đồng thời phải có thái độ công bằng nhưng cũng nhất quán khi xử lý các tình huống phát sinh.

VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC HIỆU QUẢ VỚI BỘ GIẢI PHÁP MISA AMIS VĂN PHÒNG SỐ

VII. Tương lai và triển vọng của đổi mới trong quản lý nhà trường

A. Tiềm năng phát triển của công nghệ và mô hình giáo dục mới

Thị trường công nghệ giáo dục (Edtech) tại Việt Nam đang giữ vững đà tăng trưởng cao cùng với nhiều lĩnh vực và ứng dụng phong phú.

Đánh giá về lãnh đạo nhà trường năm 2024
Ban lãnh đạo triển khai cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại

Theo báo cáo của Vietnam Edtech (2021), Việt Nam hiện thuộc trong top 10 thị trường phát triển nhanh nhất ngành công nghệ giáo dục trực tuyến (Edtech) với mức tăng trưởng 44,3% mỗi năm. Thị trường giáo dục trực tuyến của Việt Nam đang được dự đoán là sẽ đạt doanh thu khoảng 3 tỷ USD vào năm 2023, theo báo cáo đến từ Ken Research.

Sau hai năm Covid-19, cải tiến giáo dục bằng công nghệ đang trở thành một xu hướng vô cùng tất yếu, đồng thời góp phần hoàn thiện thật nhanh chóng các hạ tầng giáo dục số, giúp Việt Nam tiến nhanh và tương đối sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục.

B. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và học máy trong quản lý nhà trường

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để phân tích các dữ liệu học tập, đưa ra nhiều gợi ý cá nhân hóa, cải thiện được chất lượng giảng dạy và hỗ trợ quá trình vận hành của nhà trường.

Đánh giá về lãnh đạo nhà trường năm 2024

VIII. Kết luận.

Có thể nói, đổi mới trong quản lý nhà trường là tất yếu khách quan, là sự đòi hỏi thật sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, ban lãnh đạo cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm sáng tạo, thông minh và tự động hóa những thao tác thủ công, từ đó năng suất nhân sự, tiết kiệm chi phí, kiến tạo văn hóa làm việc số.