Đặt câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

Trường Tiểu Học Phú TúcTuần 32 Tiết 63 Ngày dạy :23.4.2008ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU(Dấu phẩy)I.MỤC TIÊUGiúp HS :• Luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết.• Hiểu và ghi nhớ được tác dụng của dấu phẩy.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC• Bảng phụ viết sẵn nội dung hai bức thư trong mẫu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy.III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCTG HĐGV HĐHS1ph5ph27ph1.Ổn đònh2.Bài cũ- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm:1) Dấu phẩy trong câu Trong tà áo dài,hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹphơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoáthơn. Có tác dụng gì? Chọn câu trả lờiđúng nhất.a) Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủngữ và vò ngữ.b) Ngăn cách các bộ phận cùng làm vòngữ trong câu.c) Cả hai tác dụng nêu trong các câu trảlời a,b.- Gọi HS nhận xét.- Hãy nêu tác dụng của dấu phẩy.- GV nhận xét, ghi điểm.Đáp án: 1c ; 2c3. Bài mới3.1. Giới thiệu – ghi tựa3.2. Hướng dẫn làm bài tậpBài 1- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và hỏi: + Đề bài yêu cầu gì?- Gọi HS đọc mẫu chuyện Dấu chấm vàdấu phẩy.- Hỏi : Bức thư đầu là của ai ?-2 HS làm bài.2) Dấu phẩy trong câu Con tàu chìm dần,nước ngập các bao lơn.Có tác dụng gì?Chọn câu trả lời đúng nhất.a) Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủngữ và vò ngữ.b) Ngăn cách các bộ phận cùng làm vò ngữtrong câu.c) Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.- 1 HS nêu trước lớp.- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.+ Yêu cầu có thể đặt dấu chấm và dấuphẩy vào những chỗ nào của hai bức thư.- 1 HS đọc trước lớp.+ Của anh chàng đang tập viết văn.+ Bức thư thứ hai là của ai ?- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS cáchlàm bài :+ Đọc kó hai bưc thư trong mẩu chuyện.+ Căn cứ vào sự trọn vẹn về nghóa, chiamỗi bức thư thành các câu. Đặt dấuchấm cuối mỗi câu, viết hoa chữ cái ngaysau dấu chấm.+ Phân tích từng câu và đặt dấu phẩyvào vò trí thích hợp.- Gọi HS nhận xét.- Cho HS nêu tác dụng của mỗi dấu phẩymới được bổ sung vào mỗi bức thư.- GV nhận xét, ghi điểm.Bài 2- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS cácbước làm bài :+ Viết đoạn văn một cacùh tự nhiên theođề bài.+ Viết câu văn có sử dụng dấu phẩy vàviết tác dụng của dấu phẩy.- Gợi ý HS viết theo những gợi ý sau:+ Là thư trả lời của Bớùc-na-Sô- 2 HS làm trên giấy khổ to, cả lớp làmvào vở.- Bức thứ nhất: + Thưa ngài, tôi xin trân trọng gởi tới ngài …Dấu phẩy ngăn cách thành phần phụ hôngữ với chủ ngữ và vò ngữ của câu.+ Vì viết vội, tôi chưa kòp … Dấu phẩy ngăncách trạng ngữ và với chủ ngữ và vò ngữcủa câu.+ … dấu chấm, dấu phẩy. Dấu phẩy ngăncách các thành phần có cùng chức vụ ngữpháp trong câu.+ … dấu chấm, dấu phẩy. Dấu phẩy ngăncách các thành phần có cùng chức vụ ngữpháp trong câu.- Bức thư thứ hai:+ Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh… Dấu phẩy ngắn cách thành phần hô ngữvới chủ ngữ và vò ngữ của câu.+ … dấu chấm, dấu phẩy…. Dấu phẩy ngăncách các thành phần có cùng chức vụ ngữpháp trong câu.+ … bỏ chúng vào trong phong bì, gửi đếncho tôi. Dấu phẩy ngăn cách các thànhphần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu.- 1 HS đọc.- 2 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vàovở.2ph+ Trong giờ ra chơi, khung cảnh trườngyên tónh hay nhộn nhòp?+ Các bạn gái chơi trò gì, các bạn namchơi trò gì?+ Giờ chơi kết thúc như thế nào?+ Sau khi hết giờ ra chơi trường em nhộnnhòp hay yên tónh?+ Các em trở lại học tập ra sau?- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn, kiểm tralại cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụngdấu câu và nêu tác dụng của dấu phẩytrong đoạn văn.- Gọi HS trình bày bài làm củamình.Đính 2 bảng phụ của HS làm bàilên bảng.- Gọi HS nhận xét.- GV nhận xét, ghi điểm.4. Củng cố – dặn dò.- Hỏi : Dấu phẩy có tác dụng gì ?-Về nhà hoàn thành đoạn văn, ghi nhớcác kiến thức về dấu phẩy, xem lại cáckiến thức về dấu hai chấm.-Nhận xét : - 2 HS trình bày.• Rút kinh nghiệm :Trần Thò Kiêm DungBài tham khảo1) Tùng! Tùng! Tùng! Trống ra chơi đã điểm. Ngôi trường đang tónh lặng bỗng trở nên ồn ào,(1) náo nhiệt. Ngoài sân, (2) các bạn gái túm tụm chuyện trò hoặc nhảy dây, (3) các bạn nam thì đá câu, (4) đá bóng. Một látsau, (5) ba tiếng trống lại cất lên, (6) tất cả chúng em trở về chỗ ngồi của mình. Giờ học mới bắt đầu, (7) ngôi trường lại trở nên yên tónh.Đáp án: Các dấu phẩy 1, 4 ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu.Các dấu phẩy 2,5 ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vò ngữ.Các dấu phẩy 3, 6,7 ngăn cách các vế của câu ghép.2) Trên sân trường, (1) đủ thứ trò chơi được bày ra: đá cầu,(2) nhẩy dây,(3) bắn bi, (4)đá banh… Dưới gốc bàng mát rượi, (5) một nhóm bạn nữ nhanh chân xí chỗ chơi nhảy dây trước. Ngay giữa sân,(6) một nhóm bạn nam chơiđá cầu. Nhóm bạn chơi đá banh thì gọi nhau í ới. Vào giờ chơi,(7) sân trường thật là sội động, náo nhiệt. Đáp án: Các dấu phẩy 1,5, 6, 7 ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vò ngữ. Các dấu phẩy 2,3 4 ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.3) Sân trường em giờ ra chơi rất nhộn nhòp. Tất cả các trò chơi sôi động của trẻ em: nhảy dây,(1) kéo co,(2) đuổi bắt… đều được thể hiện. Dưới gốc bàng, (3)mấy bạn nữ đang ngồi đọc truyện thỉnh thoảng lại cười rúc rích. Ở góc sân, (4) mấy bạn nam đang đá cầu. Trái cầu xinh xinh,(5) bay qua bay lại. Thu hút nhiều cổ động viên nhất là đám kéo co. Mỗi bên là đội tuyển của một lớp,(6) người này ôm ngang lưng người kia, (7) tất cả đều choãi chân, (8) ra sức kéo. Giờ ra chơi thật là vui. Đáp án: Các dấu phẩy 1,2 ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Các dấu phẩy 3, 4 ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vò ngữ. Các dấu phẩy 5 ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Các dấu phẩy 6,7 ,8 ngăn cách các vế trong câu ghép.

  • Đặt câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

- Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau.

- Mười dấu câu thường dùng là: Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than (chấm cảm), dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc kép, chấm lửng (ba chấm).

a. Dấu chấm:

- Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc. Viết hiết câu phải ghi dấu chấm. Khi đọc, gặp dấu chấm phải hạ giọng và nghỉ hơi (nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ). Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Dấu chấm thường đặt ở cuối câu kể, đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn.

b. Dấu phẩy :

- Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu. Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy. Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn (thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm). Dấu phẩy giúp cho cácý, các phần trong câu được phân cách rõ ràng.

- Dấu phẩy dùng để :

+ Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

+ Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

+ Tách các vế câu ghép.

c. Dấu chầm hỏi:

- Dùng đặt cuối câu hỏi. Khi đọc câu có dấu chấm hỏi, cần nhấn mạnh vào nội dung cần hỏi.Thời gian nghỉ lấy hơi sau dấu phẩy như dấu chấm. Sau dấu chấm hỏi, bắt đầu một câu khác, phải viết hoa chữ cái đầu câu.

d. Dấu chấm than (dấu chấm cảm):

- Là dấu câu dùng để đặt cuối câu cảm hoặc câu khiến. Khi gặp dấu chấm cảm phải nghỉ hơi như dấu chấm.

e. Dấu chấm phẩy:

- Là dấu dùng đặt giữa các vế câu hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm phẩy, ngắt quãng dài hơn so với dấu phẩy và ngắn hơn so với dấu chấm.

f. Dấu hai chấm:

Là dấu dùng để:

- Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại (dùng kèm dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng).

- Báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết minh cho bộ phận đứng trước nó.

g. Dấu gạch ngang:

- Là dấu câu dùng để:

+ Đặt trước những câu hội thoại.

+ Đặt trước bộ phận liệt kê.

+ Dùng để tách phần giải thích với các bộ phận khác của câu.

+ Dùng để đặt trước các con số, tên riêng để chỉ sự liên kết.

h. Dấu ngoặc đơn: 

- Là dấu câu dùng để:

+ Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn.

+ Chỉ ra lời giải thích.

i. Dấu ngoặc kép: 

- Dùng để:

+ Báo hiệu lời dẫn trực tiếp.

+ Đánh dấu tên một tác phẩm.

+ Báo hiệu những từ trong ngoặc kép phải hiểu theo nghĩa khác với nghĩa vốn có của nó hoặc hiểu theo nghĩa ngược lại, mỉa mai.

k. Dấu chấm lửng (dấu ba chấm): 

- Dùng để :

+ Biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động.

+ Ghi lại những chỗ kéo dài của âm thanh.

+ Chỉ ra rằng người nói chưa nói hết.

l. Ví dụ: 

- Dấu chấm (.) : Đặt cuối câu kể: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu.

- Dấu phẩy (,):

+  Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ: Sáng nay, gió lạnh đã tràn về.

+  Ngăn cách giữa các vế trong câu ghép : Lan học Toán, Nam học văn.

+  Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu: Hoa, Lan, Minh là những học sinh giỏi.

- Dấu chấm hỏi (?): Đặt cuối câu hỏi: Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát như thế nào?

- Dấu chấm than, chấm cảm (!): Đặt cuối câu cảm, câu khiến: 

+ Bạn Giang học giỏi thật!

+ Nhà vua hãy hoàn lại gươm cho Long Vương!

- Dấu chấm phẩy (;) : 

+ Ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập: Đất nước ta giàu đẹp; nhân dân ta cần cù.

+ Tách các nhóm ý hoặc ý lớn trong một câu khi chúng có sự khác biệt nào đó với nhau: Nó lấy đầu nén đất của tổ nhiều lần cho chắc rồi san bằng; không thể nhận ra tổ dế ở chỗ nào nữa.

+ Phân tách các ý lớn có tác dụng liệt kê: Những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

+ Khi các vế có tác dụng bổ sung cho nhau: Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được.

+ Dùng để tách các bộ phận đẳng lập với nhau: Nó mua sách, vở; chăn, màn.

+ Cách đọc: Khi đọc phải ngắt hơi ở dấu chấm phẩy, quãng ngắt dài hơn so với dấu phẩy và ngắn hơn so với dấu chấm.

- Dấu hai chấm (:) :

+ Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời dẫn trực tiếp của người khác (dẫn lời nói của các nhân vật) thường dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang đầu dòng.

a) Hải reo lên: “A, mẹ đã về!”

b) Tôi thở dài:

  - Còn đứa bị điểm không, nó tả như thế nào?

+ Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước: Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay, tôi đi học.

+ Dấu hai chấm đặt trước khi liệt kê các sự vật cần được giải thích: Ở trường, em được học rất nhiều môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức,...

- Dấu gạch ngang (-)

+ Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật  trong đối thoại.

Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi :

- Cháu con ai ?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

+ Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu văn: Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.

+ Đặt trước bộ phận liệt kê

Năm nay, nó sẽ phấn đấu về các mặt:

- Học tập

- Thể dục thể thao.

+ Dùng để đặt giữa các con số, nối tên các địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau

Năm học 2019 - 2020

Tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Dấu ngoặc đơn ( ) : 

+ Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn

Không có gì quý hơn độc lập tự do. (Hồ Chí Minh)

+ Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích.

+ Nêu ra một tên khác: Trước ngày cách mạng Phan Văn San (Phan Bội Châu) vừa đi học vừa dạy học.

+ Dấu ngoặc đơn còn nêu lên chức vụ, nghề nghiệp, đặc điểm: Ông Nguyễn Xuân Phúc (Thủ tướng Chính phủ) đến thăm Vĩnh Phúc.

+ Nêu nguồn gốc, địa chỉ: Nhà vô địch trong cuộc thi đường lên đỉnh Olympia 2019 là Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An)

-  Dấu ngoặc kép ( “…” )

+ Dấu ngoặc kép thường dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”  là “đầy tớ trung thành của nhân dân”

Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

+ Đánh dấu tên gọi của một tác phẩm: Tác phẩm “Hòn Đất” của Anh Đức.

+ Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt (những từ ngữ trong ngoặc kép phải hiểu theo nghĩa khác với nghĩa vốn có của nó hoặc hiểu theo nghĩa ngược lại, mỉa mai).

a) Có bạn tắc kè hoa

Xây “lầu” trên cây đa

b) Nó đứng “thứ nhất” từ dưới lên.

- Dấu chấm lửng (dấu ba chấm) (…) : 

+ Biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động: Ông cụ đã ra đi rồi sao. Thật không ngờ…

+ Ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh: Bỗng một tiếng ầm...ầm....ầm... rung động không gian.

+ Chỉ ra rằng người nói chưa hết: Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại…

+ Biểu thị ý liệt kê chưa hết: Biển có nghìn thứ cá như: cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi,...

+ Để chỉ ra rằng lời dẫn trực tiếp bị lược bớt một số câu (khi đó dấu chấm lửng thường được đặt trong dấu ngoặc đơn hoặc ngoặc vuông): Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có (…).

+ Cách đọc: Khi đọc đến dấu chấm lửng phải ngắt đoạn.

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Đặt câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đặt câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

Đặt câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

Đặt câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Đặt câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

Đặt câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.