Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung

Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung

Phôi thai bám vào tử cung thành công là một bước quan trọng quyết định bạn có mang thai hay không. Quá trình này xảy ra thường kèm theo một số dấu hiệu phổ biến. Cùng theo dõi bài viết sau đây để xem những dấu hiệu đó là gì để chị em có thể dễ dàng nhận biết tại nhà.

Quá trình phôi bám vào tử cung

Ở phụ nữ, vào giữa chu kỳ kinh nguyệt trứng trong buồng trứng sẽ chín và rụng, sau đó trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng. Tại đây nếu trứng gặp tinh trùng sẽ xảy ra quá trình thụ tinh. Sau khi trứng đã thụ tinh sẽ được phân chia tạo thành phôi nang.

Sau đó phôi nang sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung, bám vào thành tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi.

Các dấu hiệu nhận biết thai bám vào tử cung

Chảy máu ở âm hộ

Đây là dấu hiệu chị em có thể dễ dàng nhận biết nhất. Khi phôi thai bám vào tử cung sẽ có hiện tượng chảy máu ở âm hộ. Tình trạng này thường sẽ kéo dài từ 2-3 ngày, lâu hay mau còn tùy thuộc vào từng người.

Máu chảy ra có màu hồng nhạt, không đỏ, có khi là màu nâu nhạt, lượng máu rất ít.

Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung
Khi phôi thai bám vào tử cung sẽ có máu báo thai

Mệt mỏi

Sự thay đổi hormone đột ngột sau khi phôi thai bám vào tử cung sẽ khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi thường xuyên.

Ngoài ra còn kèm theo các dấu hiệu như: Chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, tâm trạng hay thay đổi…

Nhiệt độ cơ thể thay đổi

Khi phôi thai đã vào tử cung để làm tổ thì thân nhiệt người mẹ sẽ tăng cao. Lý do là vì thai đã hấp thu dinh dưỡng và lấy đi oxy từ máu. Vì vậy đòi hỏi cơ thể người mẹ phải tạo ra nhiều máu và việc lưu thông máu cũng sẽ nhanh hơn bình thường.

Đồng thời quá trình trao đổi chất hoạt động nhiều hơn. Do đó huyết áp và thân nhiệt của người mẹ cũng tăng lên.

Ngực căng, sưng và đau

Chị em sẽ thấy hai bầu ngực có sự thay đổi như căng lên và có cảm giác đau sau khi phôi thai tiến vào tử cung. Dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện khi rụng trứng hoặc một tuần sau khi rụng trứng.

Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung
Khi phôi thai bám vào tử cung ngực sẽ căng đau

Đi tiểu thường xuyên

Nhu cầu đi tiểu của người mẹ sẽ nhiều hơn trong vòng 1 tuần. Vì khi phôi thai bám vào tử cung thành công, lượng máu cần cung cấp cho vùng xương chậu tăng gây áp lực lên bàng quang làm chị em buồn tiểu nhiều hơn.

Thèm ăn và ăn nhiều hơn bình thường

Chị em có thể cảm thấy rất thèm một món ăn chưa từng ăn bao giờ hoặc không còn thèm những món từng ưa thích. Vì khi phôi thai đã vào tử cung sẽ tiết ra một số hormone làm thay đổi sở thích, khẩu vị của người mẹ. Trong giai đoạn này chị em cũng sẽ ăn nhiều hơn bình thường.

Co thắt vùng bụng

Những cơn co thắt xuất hiện ở bụng dưới, nhẹ và ít đau. Đôi khi cơn co thắt kết hợp với cơn đau liên tục trong thành tử cung. Thường sự co thắt này sẽ kéo dài trong vòng vài ngày.

Nên làm gì khi phôi thai bám vào tử cung?

Trứng bám vào tử cung thành công là một bước quan trọng quyết định bạn có mang thai hay không, và là một tín hiệu đáng mừng khởi đầu cho một thai kỳ khỏe mạnh. Trong giai đoạn này, bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối tránh rượu, bia, thuốc lá
  • Tránh môi trường ô nhiễm, độc hại
  • Cần nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc quá sức
  • Tránh stress, vận động nhẹ mỗi ngày

Xem thêm –> 8 bí quyết giúp nhanh mang thai

Cách làm tăng khả năng phôi thai bám vào tử cung

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Các loại thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng gia tăng nồng độ estrogen, sẽ làm tăng khả năng thành công khi phôi thai bám vào tử cung. Do đó chị em nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn, cải xanh và bổ sung thêm hạt lanh, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Bổ sung thêm thực phẩm giúp phát triển hormone trong cơ thể như dầu dừa, dầu gan cá tuyết, hạt maca.
  • Thêm vào khẩu phần ăn các loại hạt như hạt bí ngô, hạt hướng dương, tảo xoắn,…
  • Tử cung ấm là một môi trường lý tưởng để phôi thai phát triển tốt, vì vậy chị em nên ăn các loại thực phẩm có tác dụng làm ấm như quế, gừng, ớt. Tuy nhiên nên ăn số lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

Giữ tâm trạng thoải mái

Tâm trạng bồn chồn lo lắng sẽ làm cho quá trình phôi thai bám vào tử cung gặp trở ngại. Vì vậy chị em nên giữ tinh thần thật thoải mái để việc mang thai diễn ra suôn sẻ hơn.

Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Chị em nên nhớ ngủ đủ giấc, có thể ngủ một vài giấc nhỏ trong ngày. Tập những bài tập yoga cơ bản hoặc thiền sẽ giúp phôi thai nhanh bám vào tử cung và tốt cho việc sinh sản sau này.

Xem thêm –> Inotir – Bổ trứng giúp nhanh mang thai

Que thử thai đã lên 2 vạch sau bao ngày mong đợi, đó thật sự là niềm hạnh phúc vô bờ bến của mẹ. Mẹ thắc mắc có biểu hiện nào để biết dấu hiệu thai đã vào tử cung để mẹ có thể an tâm rằng thai nhi đang dần hình thành và phát triển trong cơ thể mẹ.

Tham khảo: Biểu hiện có thai

Bài viết này xin gởi đến mẹ những thông tin cần biết về các dấu hiệu thai đã vào tử cung, cách giúp thai vào tử cung quá trình hình thành thai nhi từ một tế bào của mẹ và một tế bào của bố phát triển như thế nào? Giải đáp bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung hay chậm kinh bao lâu thì thai vào tử cung và dấu hiệu nào là dấu hiệu chắc chắn nhất để có thể người mẹ tin tưởng và yên tâm thai đã vào tử cung.

Tham khảo: Làm thế nào để biết có thai

Quá trình hình thành thai nhi xảy ra như thế nào?

Vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh 28 ngày, nang De Graaf (nang trứng phát triển) bị tác động sẽ phóng thích dịch nang và noãn bào (gọi là rụng trứng) vào xoang phúc mạc ổ bụng, tại đây được các loa vòi của vòi trứng hứng lấy noãn bào (trứng) đưa vào ống vòi trứng. Trong vòng 24 giờ, nếu có sự thụ tinh xảy ra, đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa trứng của mẹ (một tế bào) với tinh trùng của bố (một tế bào) sẽ tạo ra một trứng thụ tinh (hợp tử).

Sự kết hợp hoàn hảo này xảy ra ở 1/3 ngoài vòi trứng của mẹ. Đánh dấu một mốc son đẹp, một sự sống đang hình thành và phát triển trong cơ thể của mẹ. Sau khi trứng thụ tinh, phát triển bằng cách nhân đôi tế bào, ban đầu 2 tế bào (tế bào mẹ + tế bào bố) thành 4 tế bào rồi thành 8 tế bào, ta gọi là phôi dâu và tiếp tục nhân đôi theo cấp số nhân. Quá trình phân chia tế bào theo cơ chế gián phân, song song với việc phát triển của phôi dâu. Ban đầu ở vòi trứng, phôi dâu sẽ di chuyển vào buồng tử cung của mẹ, sự di chuyển này sẽ được hỗ trợ bởi các tế bào biểu mô có lông chuyển của vòi trứng, chúng được ví như bánh xe đẩy phôi dâu đi vào buồng tử cung với quãng đường dài khoảng 12 – 14 cm trong thời gian khoảng 4 - 5 ngày.

Tham khảo: Thụ thai

Sự hình thành và phát triển thành phôi thai trong tử cung diễn ra như thế nào?

Sau khi phôi dâu đến buồng tử cung của mẹ chuẩn bị cho việc làm tổ tại đây. Vị trí làm tổ là nơi mà tổ chức niêm mạc tử cung dày, nhiều chất dinh dưỡng, thông thường vị trí mà phôi dâu làm tổ là ở đáy tử cung, bằng cách phôi dâu cấy ghép vào niêm mạc tử cung, rồi cố định ở đó. Tiếp tục phát triển từ phôi dâu trở thành phôi nang có cấu trúc khoảng 50 tế bào.

Bao nhiêu ngày thì thao vào tử cung? Thời gian chậm kinh trung bình là 9 ngày là thời gian thai đã vào buồng tử cung của mẹ.

Dấu hiệu thai đã vào tử cung rồi làm tổ làm ở đó thường chưa rõ rệt bởi lúc này mới đang là tuần thai thứ 2-3, chưa có nhiều sự thay đổi của mẹ.

Tham khảo: Phôi thai tuần 1

Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung

Biểu hiện và Dấu hiệu thai đã vào tử cung

Trên thực tế, ở những mẹ nhạy cảm, hay các mẹ có thai lần đầu tiên và đang mong con, nếu chú ý, mẹ sẽ cảm nhận được một số dấu hiệu thai đã vào tử cung như sau:

  • Ra huyết âm đạo dịch nâu hay dịch hồng nhợt: trong lúc làm tổ, phôi dâu cấy ghép vào niêm mạc tử cung của mẹ gây ra chảy máu chỗ cấy ghép. Do lượng máu ít đọng lại, dưới tác động của co bóp tử cung sẽ tống máu ra buồng tử cung vào âm đạo, lâu ngày máu đỏ trở thành dịch hồng nhợt  hay huyết nâu hòa lẫn dịch ở cổ tử cung và dịch ở âm đạo. Khi có dấu hiệu trên mẹ cũng không nên lo lắng, chỉ cần nằm nghỉ ngơi, kiêng giao hợp. (Tham khảo: Bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không)
  • Thân nhiệt mẹ tăng nhẹ: do tác động nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ đặc biệt là Progesterone, đó là nội tiết tố giúp cho thai phát triển nên làm cho thân nhiệt tăng từ 0,3 đến 0,5 độ C. Thân nhiệt tăng thường duy trì trong suốt thai kỳ. Mẹ uống nhiều nước vào giai đoạn này.
  • Hai bầu vú căng đau: sau khi trứng thụ tinh làm tổ tại buồng tử cung, nội tiết tố thai kỳ tăng cao, kích thích cho các ống tuyến vú phát triển, dãn ra để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau này. Mẹ sẽ cảm thấy căng đau 2 bầu vú. Dấu hiệu này sẽ giảm và hết trong 3 tháng đầu thai kỳ. Dấu hiệu này xảy ra với mức độ nhẹ, mẹ có thể chịu đựng được mà không cần dùng thuốc.
  • Thử quickstick dương tính với que thử thai có 2 vạch đậm: sau khi chậm kinh ngày thứ 9 trở đi, vào sáng sớm khi mẹ mới ngủ dậy, mẹ sẽ kiểm tra bằng cách dùng que thử thai nhúng vào nước tiểu, sau 3 phút đọc kết quả trên thân que có 2 vạch đậm xuất hiện, có màu đỏ đậm ngang nhau. Vạch đỏ đầu tiên, khi nhìn ở trên, sẽ xuất hiện sớm nhất, vạch đỏ này có giá trị tham chiếu, vạch đỏ thứ 2 ở dưới xác định mẹ có thai, khi vạch thứ 2 đậm ngang với vạch đỏ thứ nhất nói lên thai đã vào tử cung.
  • Chuột rút ở vùng bụng: mẹ sẽ thấy các cơn co thắt xảy ra ở bụng dưới và phần lưng. Thông thường, mỗi cơn đau sẽ kéo dài khoảng vài ngày. Nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên và kéo dài thì mẹ nên đến bệnh viện.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày: đây cũng là một trong những biểu hiện của việc thai đã bám vào tử cung. Nguyên nhân là vì cơ thể đang chuẩn bị để nhường chỗ cho em bé nên lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên khiến bàng quan chịu áp lực, gây ra cảm giác muốn đi vệ sinh.
  • Thèm ăn: Mang thai khiến hormone thay đổi, tác động lên sở thích và thói quen ăn uống của bạn. Bạn có thể thèm ăn những thực phẩm bạn chưa bao giờ nếm thử hoặc không hề yêu thích.
  • Bốc hoả: Dấu hiệu này chỉ kéo dài 15 phút tại thời điểm thai đã vào tử cung và cũng ít phổ biến.

Tham khảo: Mệt mỏi khi mang thai

Làm sao để xác định thai đã vào tử cung chưa sau khi chậm kinh hơn 1 tuần?

Từ ngày thứ 9 sau khi chậm kinh, mẹ có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được khám và xác định thai đã vào tử cung và định vị ở đó để phát triển thành thai nhi, bằng cách siêu âm bằng đầu dò âm đạo, trên hình ảnh siêu âm sẽ xuất hiện một túi thai với hình dạng vòng tia sáng xung quanh, bên trong là cấu trúc một echo đồng nhất, mà thấy toàn màu đen. Bác sĩ siêu âm, đo đường kính túi thai (GS: Gestation Sac) có kích thước trung bình khoảng 5 – 6 mm. Điều này nói lên được đã có một hình ảnh túi thai trong buồng tử cung của mẹ.

Để kết luận chính xác thai vào tử cung hay chưa thì còn cần thêm dữ kiện, nên bác sĩ thường ghi trên giấy siêu âm với kết luận: Theo dõi “Một túi thai sớm trong tử cung”. Bác sĩ siêu âm sẽ hẹn mẹ 1 tuần sau trở lại siêu âm. Sau 1 tuần siêu âm lại, hình ảnh túi thai phát triển rõ rệt vòng sáng xung quanh túi thai rõ hơn, bên trong có yolksac (+). Và có đường kính GS: 10 – 12 mm, tương đương với tuổi thai 4 – 5 tuần. Đây mới kết luận tuổi thai chính xác khi bác sĩ dựa vào hình ảnh cấu trúc bên trong túi thai có yolksac, để phân biệt với túi thai giả, trong túi thai giả hoàn toàn không có yolksac.

Giá trị của siêu âm bằng đầu dò âm đạo cho hình ảnh một túi thai với bên trong có yolksac (+) khẳng định thai đã vào hoàn toàn trong buồng tử cung của mẹ, mẹ đã yên tâm đứa con của mẹ từ đây sẽ phát triển tốt. Từ đây sẽ mở ra một trang mới với 270 ngày trong hành trình mang thai với niềm vui sướng và hạnh phúc.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà giải thích thêm về phương pháp siêu âm này như sau: 

Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung

Siêu âm đầu dò âm đạo là cách chính xác nhất để nhận biết thai có vào tử cung hay không do cần xác định và phận biệt giữa túi thai thật và túi thai giả. Túi thai thật sẽ nằm lệch tâm so với đường giữa nội mạc tử cung, với dấu hiệu vòng đôi, được tạo bởi tương phản đậm độ hồi âm của màng rụng và các nguyên bào nuôi. Trong khi đó, túi thai giả thường chỉ là một lớp tụ dịch trong lòng tử cung, giữa các lớp nội mạc, và chỉ có một lớp mỏng bao quanh. Đồng thời khi siêu âm, các bác sĩ sẽ luôn quan sát 2 phần phụ để xem có khối cạnh 2 buồng trứng hay không nhằm xác định thai ngoài tử cung.

Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung

Tham khảo: Xét nghiệm máu để biết có thai

Cách giúp thai vào tử cung

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Các thực phẩm giàu chất xơ giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, giúp niêm mạc tử cung khoẻ mạnh. Do đó, bạn hãy bổ sung các loại rau màu xanh đậm để thúc đẩy nồng độ estrogen, hỗ trợ chức năng chuyển hoá và tiêu hoá. Các loại dầu dừa, dầu gan cá tuyết, quả câu kỷ tử hay hạt macca cũng là những thực phẩm giúp hormone phát triển lành mạnh. Bạn có thể chọn bổ sung các loại thảo mộc an toàn hoặc bí ngô, tảo xoắn, hạt hướng dương, cá hồi,... để hỗ trợ niêm mạc tử cung thêm khoẻ mạnh. Những thức ăn làm tăng nhiệt độ cơ thể như súp, các món hầm cùng các loại thảo dược làm ấm như gừng, quế cũng được khuyến khích vì tử cung ấm là môi trường lý tưởng cho thai nhi hình thành và phát triển.
  • Giữ tâm trạng thoải mái: Càng lo lắng về việc thụ thai thì cơ thể càng xuất ra nhiều hormone ngăn cản quá trình thai vào tử cung. Do đó, hãy để bản thân làm những việc yêu thích, giữ tâm trạng bình tĩnh và thoải mái.
  • Rà soát các loại thuốc, liệu pháp thư giãn đang sử dụng: Nếu có thói quen massage thư giãn hay sử dụng các loại dược liệu có thành phần thầu dầu thì bạn nên cân nhắc vì có thể ảnh hưởng quá trình thai vào tử cung.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi: Càng lo lắng, mệt mỏi thì khả năng thai vào tử cung càng thấp. Do đó, một cách giúp thai vào tử cung ở đây là bạn phải nghỉ ngơi, thư giãn thường xuyên như tập ngủ sớm, ngủ nhiều giấc nhỏ trong ngày, kết hợp với việc đi bộ nhanh hoặc các bài tập yoga hỗ trợ sinh sản.

Nếu như mẹ còn thắc mắc gì hay có những cảm nhận như thế nào, vui lòng hãy đặt câu hỏi tại Góc chuyên gia của Huggies mẹ nhé!

              BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN