Đâu không phải là phát minh của Trung Quốc thời phong kiến

Những câu hỏi liên quan

Câu 16:  “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc thời trung đại là gì?

   A.  Lụa, thuốc súng, kĩ thuật in, la bàn.

   B.  Lụa, gốm sứ, thuốc súng, kĩ thuật in.

   C.  La bàn, thuốc súng, giấy, kĩ thuật in.

   D.  La bàn, lụa, gốm sứ, thuốc súng.

Câu 17: Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước

                A.  Thái Lan. B.  Phi-li-pin.            C. Việt Nam. D. Sing-ga-po.

Câu 18:  Các vương quốc cổ Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian

   A. thế kỉ IX TCN.                                      B. thế kỉ VII TCN.

   C. 10 thế kỉ đầu công nguyên.                    D. thiên niên kỉ II TCN.

Câu 19:  Ở thời điểm cuối thế kỉ XIX, Vương quốc Lào và Campuchia đều

   A.  bị quân Xiêm xâm chiếm đất đai và thống trị.

   B.  trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

   C.  là những quốc gia hùng mạnh nhất khu vực.

   D.  bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.

Câu 20:  Kế sách đóng cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?

   A.  Khởi nghĩa Lý Bí (542).

   B.  Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40).

   C.  Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).

   D.  Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

Câu 21:  Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất dưới triều đại

   A. nhà Tần.             B.  nhà Hán.               C.   nhà Đường.          D.  nhà Tống.

Câu 22:  Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?

   A. Chủ yếu là trao đổi buôn bán với bên ngoài.

   B. Chủ yếu sản xuất thủ công nghiệp.

   C. Tự cung tự cấp, khép kín.

   D. Kinh tế hàng hóa, trao đổi buôn bán tự do.

Câu 23:  Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ai người khởi dựng Tiền Lê

Giữa trong thế sự trăm bề khó khăn?”

   A.   Đinh Tiên Hoàng.           B.   Lê Hoàn.              C. Lý Công Uẩn.       D.   Lý Bí.

Câu 24:  Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập vào thời

   A. Hạ-Thương.                  B. Minh-Thanh.                                        C. Tống-Nguyên.          D.   Tần-Hán.

Câu 25:   Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của các thành thị trung đại?

   A. Sản xuất bị đình đốn.                                               B.  Lãnh chúa lập ra các thành thị.

   C.  Sản xuất phát triển.                                                  D.  Nông nô lập ra các thành thị.

Phát minh nào dưới đây không phải của Trung Quốc vào thời kì cổ, trung đại?

A. La bàn

B. Thuốc súng

C. Đầu máy hơi nước

D. Kĩ thuật in

Câu 13: Bốn phát minh quan trong mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là

A.Giấy, kĩ thuật in, la bàn, dệt.

B. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng.

C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, đại bác.

Câu 14: Một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Đường là

A.Tư Mã Thiên, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần.

B. La Quán Trung, Thi Lại Am, Tào Tuyết Cần.

C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị.

D. Đỗ Phủ, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần.

Câu 15: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng từ rất sớm, phổ biến nhất là

A.chữ Hán B. chữ Phạn C. chữ Ả Rập D. chữ Hin-đu

Câu 16. Vào khoảng thời gian nào chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành?

A. Thế kỷ I TCN                    C. Thế kỷ IV

B. Thế kỷ III TCN                  D. Thế kỷ V

Câu 17: Nhà Đường đã ban hành chế độ ruộng đất nổi tiếng là?

A. Chế độ công điền.     

B.Chế độ quân điền.    

C.Chế độ tịch điền.    

D. Chế độ lĩnh canh

Trung Quốc thời kì cổ, trung đại không có phát minh nào sau đây?

A. La bàn

B.Giấy

C. Kĩ thuật in

D.Chữ la tinh

Sản phẩm nào dưới đây không phải là phát minh quan trọng của Trung Quốc thời trung đại?

A. Thuốc súng.

B. Kĩ thuật in.

C. Máy hơi nước.

D. Kim chỉ nam.

Trung Hoa là một đất nước có nền văn hoá trải dài nghìn năm lịch sử. Cùng với đó, sự sáng tạo đã làm nên vẻ đẹp của mảnh đất này. Từ xa xưa, người Trung Quốc cổ đại đã phát minh ra những món đồ đóng góp cho nhân loại, nổi bật với bốn phát minh, đó là: giấy, la bàn, thuốc súng và kỹ thuật in ấn. Bốn phát minh đã thúc đẩy sự phát triển chính trị, kinh tế và văn hóa ở Trung Quốc cổ đại. Sau đó được truyền bá sang phương Tây thông qua nhiều con đường khác nhau, gây ảnh hưởng lớn đến lịch sử văn minh thế giới

Hãy cùng ChineseRd tìm hiểu về 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc nhé!

Xem thêm: 7 dạng chữ Hán có thể bạn chưa biết

Giấy

Đâu không phải là phát minh của Trung Quốc thời phong kiến
Giấy

Giấy (造纸术) là 1 trong 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc vào năm 105. Khoảng 3500 năm trước, vào thời nhà Thương, Trung Quốc đã có các bản khắc trên mai rùa và xương động vật, khi đó được gọi là chữ giáp cốt. Vào thời Xuân Thu, mảnh tre và gỗ được sử dụng thay cho mai rùa và xương động vật, được gọi là thẻ tre và thẻ gỗ. Mai rùa, xương động vật, thẻ tre và thẻ gỗ rất cồng kềnh và bất tiện. Vào thời Tây Hán, các quý tộc triều đình dùng giấy lụa và lụa mỏng để viết chữ. Lụa không chỉ viết được nhiều hơn thẻ tre mà còn có thể vẽ tranh lên nhưng giá thành đắt, chỉ được sử dụng bởi một số hoàng thân và quý tộc. 

Mọi người đều nghĩ rằng Thái Luân là người tạo ra giấy, nhưng thật ra trước khi Thái Luân sản xuất giấy với quy mô lớn thì vào thời Đông Hán, người Trung Quốc đã phát minh ra nghề làm giấy. Nhiều loại giấy cổ từ thời Tây Hán đã được khai quật ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc vào thế kỷ XX có thể chứng minh điều này. Điều đó không có nghĩa là phủ nhận công tạo ra giấy của Thái Luân, nhưng việc tạo ra giấy của Thái Luân không phải là một phát minh đột biến mà cả một quá trình tích lũy kỹ thuật.

Tìm hiểu: 30 sự thật thú vị về Trung Quốc

La bàn – phát minh vĩ đại của Trung Quốc

Đâu không phải là phát minh của Trung Quốc thời phong kiến
La bàn

La bàn (指南针) do người Trung Hoa phát minh từ thời Chiến quốc sau khi tìm ra đá nam châm. Họ dùng đá nam châm thiên nhiên mài gọt thành hình dáng như một cái thìa, sau đó đặt trên một cái đế bằng đồng được mài nhẵn và quay chiếc thìa. Đế đồng được phân chia theo các cung quẻ, 4 phương 8 hướng. Khi chiếc khi thìa dừng lại, hướng của cán thìa sẽ quay về hướng Nam. Thời bấy giờ gọi là Tư Nam (司南). 

Lý luận về la bàn sớm nhất ở Trung Quốc được hình thành trên “thuyết cảm ứng” dựa trên học thuyết âm dương ngũ hành. La bàn là kết quả của quá trình thực hành lâu dài của nhân dân lao động Trung Quốc cổ đại về từ tính của nam châm. Là một trong bốn phát minh vĩ đại của Trung Quốc cổ đại, la bàn đóng vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại. Ở Trung Quốc cổ đại, la bàn lần đầu tiên được sử dụng trong cúng bái, nghi lễ, quân sự, bói toán, xem phong thủy để xác định vị trí.

Thuốc súng

Đâu không phải là phát minh của Trung Quốc thời phong kiến
Thuốc súng

Thuốc súng (火药) là phát minh nổi tiếng nhất của Trung Hoa cổ đại. Vào khoảng thế kỷ thứ VI, nhà luyện đan, đạo sĩ hay nhà chiêm tinh thời Đường quan niệm con người có thể trường sinh bất lão. Trong khi mày mò nghiên cứu tìm cách chế tạo “tiên đan”, có người đã vô tình để lửa bén vào gây nổ, cuối cùng tạo ra thuốc nổ. Tuy nhiên, khi đó thuốc nổ chỉ được dùng làm pháo đốt, pháo bông phục vụ cho lễ hội.

Vào thời Đường, có người tên là Thanh Hư Tử đã đề xuất công thức chế thuốc nổ theo tỉ lệ hai lạng lưu huỳnh, hai lạng đá tiêu, ba chỉ rưỡi aristolochic. Cuối triều Đường, đầu triều Tống thuốc nổ bắt đầu được dùng trong quân sự

Thuốc súng của Trung Quốc đã thúc đẩy tiến trình của lịch sử thế giới. Nhà triết học người Đức Ph.Ăngghen đã đánh giá cao vai trò của Trung Quốc trong việc phát minh ra thuốc súng: “Hiện tại đã được chứng thực, thuốc súng được truyền từ Trung Quốc đến người Ả Rập qua Ấn Độ. Và từ Tây Ban Nha truyền đến châu Âu.” Việc phát minh ra thuốc súng đã thúc đẩy quá trình phát triển lịch sử và là một trong những dấu mốc quan trọng của thời kỳ Phục hưng châu Âu và cải cách tôn giáo.

In ấn – phát minh vĩ đại của Trung Quốc

Đâu không phải là phát minh của Trung Quốc thời phong kiến
In ấn

Nghề in (印刷术) bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng con dấu của người Trung Hoa cổ đại. Người Trung Quốc xưa khi sử dụng con dấu vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp mực in. Từ đó, họ khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng gạt, gạt nhẹ lên trên tờ giấy. Thời Tống chuyển sang kĩ thuật in chữ, khắc trên đất sét rồi đem nung, trong khi châu Âu đến thế kỉ XV kĩ thuật in chữ mới ra đời.

Việc truyền bá công nghệ in sang châu Âu đã thúc đẩy quá trình phát triển xã hội ở đây và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của thời kỳ Phục hưng. Các Mác gọi việc phát minh ra kỹ thuật in ấn, thuốc súng và la bàn là “điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự phát triển của giai cấp tư sản”.

Với 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc không chỉ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người Trung Quốc cổ đại, mà còn đóng góp không nhỏ cho nền văn minh toàn nhân loại.

Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn!

Tìm hiểu thêm: Trung tâm tiếng Trung ChineseRd 36800 học viên đang theo học