Để hạn chế tai nạn giao thông theo em nhà nước và công dân cần phải làm gì

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2016 (tính từ 16/12/2015 đến 15/12/2016), cả nước xảy ra 21.589 vụ TNGT, làm 8.685 người thiệt mạng, 19.280 người bị thương. Trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn quốc xảy ra 9.593 vụ TNGT, làm chết 4.134 người, bị thương 7.935 người.

Để hạn chế tai nạn giao thông theo em nhà nước và công dân cần phải làm gì

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Theo báo cáo của Công an tỉnh Hải Dương, 06 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 89 vụ TNGT, làm chết 72 người, 61 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2016, TNGT đã giảm 08 vụ (16,8%), giảm 24 người chết (24,4%), nhưng lại tăng 17 người bị thương (38,6%). Cùng thời gian trên, lực lượng cảnh sát giao thông trong tỉnh đã phát hiện xử lý 20.528 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông với tổng số tiền phạt hơn 12,4 tỷ đồng, tước 870 giấy phép lái xe, tạm giữ 400 phương tiện vi phạm, tăng 7.091 trường hợp vi phạm bị xử lý và 800 triệu đồng tiền phạt so với cùng kỳ 2016. Riêng tại địa bàn thị xã Chí Linh, theo thống kê của Công an thị xã Chí Linh, từ ngày 15/11/2016 đến tháng 7 năm 2017, toàn thị xã xảy ra 15 vụ TNGT nghiêm trọng, làm chết 15 người, bị thương 5 người. Trong đó ngã ba giao nhau giữa QL 18 và QL 37 thuộc phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh được ví như điểm đen về TNGT. Từ tháng 7 năm 2016 đến này, tại điểm này đã xảy ra 03 vụ TNGT rất nghiêm trọng, 05 vụ va chạm giao thông, làm chết 03 người, 07 người bị thương

Đây quả thực là những con số biết nói, báo động thực trạng mất an toàn giao thông ở nước ta. Số người chết do TNGT trên toàn quốc mỗi năm còn cao hơn số lượng người thiệt mạng do bom đạn chiến tranh tại một số quốc gia trên thế giới. Tin tức về những chiếc xe mất kiểm soát đâm liên hoàn vào người và xe lưu thông phía trước liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tai nạn xảy ra khiến nhiều người thiệt mạng, nhiều người phải chịu tàn phế suốt đời. Cảm giác mất an toàn khi lưu thông trên đường ngày một trở thành nỗi ám ảnh phấp phỏng bởi TNGT có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Thậm chí có người đang ngồi yên ổn trong nhà vậy mà tử thần vẫn không tha vì “xe điên” lao thẳng tới, cày nát cửa nhà.

Nguyên nhân dẫn đến những nỗi đau trên, bên cạnh việc mật độ người và phương tiện tham gia giao thông ngày một tăng; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, một số nơi chưa thực sự chú trọng đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông… thì nguyên nhân chính vẫn do ý thức của người tham gia giao thông. Người tham gia giao thông chạy quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu, đi vào đường cấm, lấn phần đường, làn đường, qua đường không quan sát, vi phạm các quy định về biển báo, đèn báo, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng quy định, sử dụng rượu, bia hay chất kích thích khác khi tham gia giao thông… là những lỗi vi phạm phổ biến, nhất là đối với thanh, thiếu niên.

Để hạn chế tai nạn giao thông theo em nhà nước và công dân cần phải làm gì

(Hình ảnh mang tính chất minh họa)

Tai nạn giao thông để lại những nỗi đau cho người ở lại, không chỉ gia đình, người thân của họ chịu mất mát, thiệt thòi mà cả xã hội cùng đau nỗi đau chung, kéo theo đó là hàng loạt những hệ lụy khác như đói nghèo, bệnh tật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói “Hãy vì niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống. Hãy sống có ý thức, trách nhiệm với bản thân, gia đình để những tai nạn thương tâm không bao giờ còn xảy ra”.  Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp để hạn chế tối đa tình trạng này.

Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp có trách nhiệm giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gương mẫu chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; thường xuyên phổ biến những quy định của pháp luật trật tự giao thông cho mọi thành viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị; ban hành quy chế khen thưởng, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực bảo đảm trật tự giao thông và không xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng với mọi hình thức đối với những người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Thứ hai, quan tâm xây dựng, sửa chữa, nâng cấp chất lượng hạ tầng các công trình cầu đường giao thông để đảm bảo hành lang an toàn, đảm bảo mọi người có đủ điều kiện an toàn nhất khi tham gia giao thông.

Thứ ba, phải kiên quyết xử lý nghiêm những người vi phạm các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông, thường xuyên kiểm tra chất lượng đào tạo lái xe cơ giới đường bộ; thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn Giấy phép những cơ sở đào tạo lái xe không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hoặc bị phát hiện có tiêu cực, cắt giảm chương trình đào tạo lái xe.

Thay vì hối hận muộn màng của những người gây ra tai nạn, mỗi chúng ta cần biết cách tự bảo vệ bản thân, gia đình mình và cộng đồng bằng cách tham gia giao thông bằng ý thức tự giác, để ngày càng giảm đi những đau thương mất mát vì tai nạn giao thông. Vì hạnh phúc, vì cuộc sống bình yên của chính bản thân, của gia đình và xã hội, hãy chung tay hành động quyết liệt hơn nữa để góp phần kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, cần quan tâm, chia sẻ những khó khăn vật chất, tinh thần đối với những nạn nhân và gia đình nạn nhân của tai nạn giao thông, giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống và xoa dịu phần nào nỗi đau mất mát đã xảy ra.

Nguyễn Hồng Ngọc

VKSND thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Các bài viết liên quan>>>

Nạn rải đinh quốc lộ – nỗi lo còn đó

Cảnh sát giao thông không có quyền rút chìa khóa xe

 Khi đất nước đang còn chiến tranh, một ngày có 20 người hay nhiều hơn nữa đã hy sinh tính mạng, đó là sự mất mát lớn nhưng rất có ý nghĩa – hy sinh vì yêu nước, vì nền độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân. Nhưng nay chiến tranh đã kết thúc, hòa bình lập lại, nhưng sao hàng năm trung bình mỗi ngày, cả nước vẫn có hơn 20 người bị thiệt mạng 35 người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương tật suốt đời. Những mất mát đó thật khủng khiếp và vô nghĩa, nó đồng nghĩa mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát và đau thương, những trẻ em mất cha, mất mẹ trở thành mồ côi không nơi nương tựa, những người bố, người mẹ mất đi những đứa con bao năm nuôi dưỡng đã trưởng thành, và xã hội cũng đã mất đi những công dân tài năng, yêu nước.

Để hạn chế tai nạn giao thông theo em nhà nước và công dân cần phải làm gì

An toàn giao thông là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người dân

Những mất mát đó do đâu? Tất cả đều do tai nạn giao thông mang lại mà phương tiện chủ yếu là xe ôtô, mô tô, xe gắn máy, do người điều khiển phương tiện thiếu ý chức chấp hành pháp luật về giao thông, do nồng độ cồn trong máu quá cao, do lạng lách, đánh võng của một bộ phận người tham gia giao thông thiếu ý thức.
Là một người tham gia giao thông tôi nhận thấy rằng chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho đất nước. Chúng ta cần nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên. Sau đây là một số nội dung cơ bản mà mỗi chúng ta đã, đang và cần phải tiếp tục thực hiện:
– Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện
– Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông
– Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Nói không với mũ bảo hiểm kém chất lượng.
– Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường,… theo quy định, luôn luôn có thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
– Đảm bảo đúng tốc độ. Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định. Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường.
- Phải biết giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.
– Bảo vệ người thân, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp khỏi tai nạn giao thông bằng cách thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, phê bình, kiểm điểm việc chấp hành luật giao thông.
– Bảo dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận.
– Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn không, Ba có” mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông.
+“Bốn không” gồm: Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông.
+“Ba có” gồm: có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng; có hành vi ứng xử văn hoá, hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.
Với thông điệp “An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà”, tất cả chúng ta hãy nhận thức sâu sắc về vấn đề An toàn giao thông và bằng việc làm của mình trong việc chấp hành luật giao thông, xây dựng văn hóa giao thông. Mỗi lời nói gắn với việc làm của mỗi người, tuy rất nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta hãy luôn luôn cố gắng để hoàn thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trên “Mặt trận giao thông”, để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Để hạn chế tai nạn giao thông theo em nhà nước và công dân cần phải làm gì

Để hạn chế tai nạn giao thông theo em nhà nước và công dân cần phải làm gì

Để hạn chế tai nạn giao thông theo em nhà nước và công dân cần phải làm gì

Để hạn chế tai nạn giao thông theo em nhà nước và công dân cần phải làm gì

  • Đang truy cập6
  • Hôm nay79,252
  • Tháng hiện tại9,254,101
  • Tổng lượt truy cập138,679,562

Để hạn chế tai nạn giao thông theo em nhà nước và công dân cần phải làm gì