Hệ thống thông tin thị trường lao động là gì năm 2024

(HNMO) - Ngày 15/1, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT đã tiến hành ký kết hợp đồng cung cấp và cài đặt thiết bị công nghệ thông tin cho hệ thống Thông tin Thị trường Lao động của Cục Việc làm giai đoạn I trị giá 1,45 triệu USD.

Thiết lập Hệ thống Thông tin Thị trường Lao động là một trong các hoạt động của Dự án Thị trường Lao động nhằm cải thiện thông tin hỗ trợ giải quyết việc làm và phát triển kỹ năng nghề tại Việt Nam được thực hiện bởi Tổ Chức Lao động Quốc tế dưới sự tài trợ của Ủy ban Châu Âu.

Hệ thống thông tin thị trường lao động là gì năm 2024

Hệ thống Thông tin Thị trường Lao động giúp: Kết nối thông tin thị trường lao động ở cấp trung ương với cấp địa phương; Cải thiện hệ thống thông tin của Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin Thị trường Lao động và các Trung tâm Dịch vụ Việc làm cấp tỉnh; Mở rộng phạm vi và tăng cường chất lượng của thông tin thị trường lao động hiện có, bao gồm các số liệu thống kê thị trường lao động một cách cụ thể; Nâng cao năng lực phân tích và sử dụng thông tin để lập kế hoạch và xây dựng chính sách; Phổ biến và trao đổi thông tin thị trường lao động nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm

Thông qua dự án, 3,2 triệu USD sẽ được dành để xây dựng hệ thống Thông tin Thị trường Lao động. Quá trình triển khai được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I, dự án đầu tư xây dựng một trung tâm dữ liệu ở Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin Thị trường Lao động (Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và 5 đơn vị xử lý thông tin tại 5 Trung tâm Giới thiệu Việc làm cấp tỉnh ở Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Giai đoạn tiếp theo, hệ thống sẽ được mở rộng để kết nối các Trung tâm Giới thiệu Việc làm trên toàn quốc.

Đó là một trong những nội dung tại Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.

Thông tư nêu rõ nguyên tắc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động. Theo đó, thu thập thông tin thị trường lao động phải bảo đảm tính kịp thời, chính xác, trung thực, khoa học, khách quan và kế thừa. Thông tin, dữ liệu thị trường lao động được quản lý, lưu trữ, bảo mật theo các quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước.

Lập kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động bảo đảm phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm dữ liệu được thu thập chính xác, đầy đủ, có hệ thống; đáp ứng yêu cầu của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; lồng ghép với các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và không trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ cơ quan, tổ chức và cá nhân được giao thu thập thông tin thị trường lao động có trách nhiệm lưu trữ thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu trong các hoạt động của các cơ quan, tổ chức.

Cơ quan được giao quản lý thông tin, dữ liệu thị trường lao động có các biện pháp để đảm bảo việc lưu trữ thông tin, dữ liệu an toàn, định kỳ kiểm tra và bảo đảm an toàn thông tin điện tử.

Các thông tin được cập nhật, chia sẻ trên Cổng thông tin điện tử của Cục Việc làm bao gồm: Thông tin, dữ liệu về cung, cầu lao động, biến động cung, cầu lao động trên thị trường lao động, tình trạng, xu hướng việc làm; thông tin, dữ liệu về vị trí việc làm mà người sử dụng lao động đang có nhu cầu tuyển dụng.

Hệ thống thông tin thị trường lao động được kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.

Người lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình lao động, việc làm kịp thời, đầy đủ cho người trực tiếp thực hiện thu thập thông tin thị trường lao động trên địa bàn hoặc cung cấp, cập nhật thông tin vào hệ thống mẫu biểu (dạng số hoặc trên giấy).

Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin về việc sử dụng và nhu cầu tuyển dụng lao động cho cơ quan có thẩm quyền hoặc cung cấp, cập nhật vào hệ thống mẫu biểu (dạng số hoặc trên giấy).

Việt Nam có không ít trung tâm dự báo về nhu cầu lao động, trung tâm phân tích và dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực, trung tâm dự báo quốc gia, viện nghiên cứu thuộc các bộ, ngành... Tuy nhiên, các đơn vị thiếu sự thống nhất trong triển khai mô hình phân tích, dự báo. Mỗi nơi thực hiện theo phương thức khác nhau, dẫn tới kết quả khác nhau.

Hiện nay, Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đang nghiên cứu, xây dựng một mô hình dự báo cung - cầu lao động chung, phù hợp với bối cảnh trong nước. Hướng tiếp cận của mô hình này là thông qua hệ thống thông tin phân tích dự báo thị trường lao động do Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh cùng xây dựng dữ liệu, cung cấp thông tin thị trường lao động một cách kịp thời, chi tiết nhất có thể.

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Vai trò của trung tâm dịch vụ việc làm trong việc thúc đẩy phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả", do báo Dân trí đồng hành cùng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Huế - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Bắc Giang cho rằng, hiện nay, trong xu thế chuyển đổi số nhanh chóng, mạnh mẽ, việc xây dựng hệ thống thông tin phân tích dự báo thị trường lao động có ý nghĩa lớn trong dự báo ngắn hạn, trung và dài hạn.

Theo ông, điều này sẽ giúp doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, cơ sở đào tạo nghề hoạch định sớm về chiến lược đào tạo lao động có tay nghề. Qua đó, người lao động có cơ hội sở hữu công việc mang tính bền vững.

"Nhờ hệ thống thông tin phân tích dự báo thị trường lao động cùng những tác động tích cực của chuyển đổi số, số người mất việc được kỳ vọng sẽ có xu hướng giảm đi. Bởi doanh nghiệp, người lao động đã có sự chuẩn bị từ sớm. Do đó, việc các cấp bộ ngành khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống này là cấp thiết", ông Huế nhấn mạnh.

Hệ thống thông tin thị trường lao động là gì năm 2024
Ông Nguyễn Văn Huế - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Bắc Giang chia sẻ về tính cấp thiết của việc xây dựng hệ thống phân tích, dự báo thị trường lao động (Ảnh: Hữu Nghị).

Theo các chuyên gia, hệ thống thông tin phân tích dự báo thị trường lao động nếu thực hiện thành công sẽ cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động kịp thời.

Nhờ đó, người lao động biết diễn biến thị trường để có sự chuẩn bị, tham gia đào tạo phù hợp. Doanh nghiệp cũng xác định được chi phí lao động từng vùng, khu vực để đánh giá nguồn nhân lực sẵn sàng cho việc mở rộng đầu tư. Các địa phương cũng chủ động hơn trong việc điều tiết lao động.

Mô hình này cũng giúp giải quyết vấn đề xã hội, bởi kết nối trên thị trường lao động hiệu quả. Các địa phương có thông tin rõ ràng, giảm chi phí. Người lao động dễ tìm việc. Doanh nghiệp không mất thời gian, chi phí tuyển dụng, có lao động đảm bảo sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở xác định mô hình phân tích, dự báo phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh có thể biết rõ thông tin đầu vào và từ đó tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Đây là yếu tố then chốt, quyết định đến đầu ra của hoạt động phân tích, dự báo. Thông tin đầu vào càng cụ thể, chi tiết, kịp thời và chính xác thì thông tin đầu ra cũng có giá trị tương tự như vậy.

Ông Huế cũng cho biết thêm, tại Bắc Giang, ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch phát triển thị trường lao động từ nay đến năm 2025 và 2030. Trong những giai đoạn, kế hoạch đã chỉ rõ các chỉ tiêu, nhiệm vụ để thực hiện. Do đó việc thu thập, phân tích, dự báo thông tin là điều kiện rất quan trọng, đánh dấu từng nấc phát triển của thị trường lao động.

Hiện tại, để kết nối cung cầu lao động hiệu quả, tỉnh Bắc Giang tổ chức hội chợ việc làm, phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối với những địa phương mà người lao động khó tiếp cận thông tin để họ tìm được công việc tốt nhất có thể. Doanh nghiệp cũng có cơ hội tuyển dụng tốt hơn, từ đó lên phương án nhân sự để sản xuất kinh doanh.

Thông tin về thị trường lao động là gì?

Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Về cơ bản thị trường lao động cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật độc quyền…

Thị trường tuyển dụng lao động là gì?

“Thị trường lao động là một loại thị trường có các yếu tố bao gồm người cần bán sức lao động và dịch vụ lao động (người lao động), người có như cầu sử dụng dịch vụ lao động và mua sức lao động (người sử dụng lao động), các yếu tố giá cả (tiền công, tiền lương).

Các yếu tố cấu thành lên thị trường lao động là gì?

Thị trường lao động được cấu thành từ các yếu tố: cung lao động, cầu về lao động, các quan hệ giao dịch cung – cầu lao động (yếu tố trung gian thị trường lao động), giá cả sức lao động và thông tin thị trường lao động. Giữa các thành tố này có mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau.

Thị trường việc làm là gì?

Khái niệm việc làm và thị trường việc làm - Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm. - Thị trường việc làm là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc.